Hoàn thiện quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Để góp phần hạn chế RRTD một cách hữu hiệu và hiệu quả, VietinBank CN TP.HCM cần cương quyết hơn trong việc xử lý nợ xấu, cũng như phân loại đúng nhóm những khoản tín dụng quá hạn và không để xảy ra tình trạng đảo nợ đối với những khoản vay của các khách hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các quy định cần bắt buộc việc phân loại nợ phải được thực hiện trên hệ thống máy tính và thông qua phê duyệt của Trụ sở chính, tránh các trường hợp CBTD và chi nhánh phân loại nợ bằng phương pháp thủ công như hiện nay. Ngoài ra, chức năng phân loại nợ và chấm điểm xếp hạng tín dụng cần có sự liên kết chặt chẽ, hệ thống cũng cần tự động phân loại nợ đối với các khách hàng thường xuyên trả nợ không đúng hạn và xếp hạng tín dụng bị sụt giảm trầm trọng.

4.2.1.4 Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, mô hình quản trị RRTD tại VietinBank CN TP.HCM chưa phát huy được hết hiệu quả là do những Quy định, Hướng dẫn vẫn còn nhiều điểm bất cập và chồng chéo lẫn nhau. Do đó, VietinBank CN TP.HCM cần nhanh chóng đưa ra một quy trình quản trị RRTD cụ thể, rõ ràng và ổn định hơn. Mặt khác, việc nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa quy trình vào áp dụng là một công đoạn thiết yếu không thể bỏ qua. Trước khi thay đổi quy trình hay áp dụng mô hình quản trị rủi ro mới, Chi nhánh cần ban hành các quy định chặt chẽ, tránh tình trạng hệ thống văn bản mới và cũ mâu thuẫn với nhau, gây mất thời gian cũng như công sức khi thực hiện.

4.2.1.5 Hạn chế rủi ro phát sinh từ yếu tố con người

Vì nhân sự là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một tổ chức nên VietinBank CN TP.HCM cần có quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và có đủ bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đảm nhận các vị trí dễ bị cám dỗ như CBTD, cán bộ kiểm tra hay cán bộ phê duyệt. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tập trung vào công tác lựa chọn, bổ sung thêm

60 nguồn nhân sự có đủ khả năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức cho công tác tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực, tránh tình trạng quá tải hay đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc đối với CBTD. Quan trọng hơn, cần tạo được môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, hỗ trợ tại từng phòng ban để cán bộ có điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, từ tháng 6/2014, VietinBank đã ban hành các quy định về nghỉ phép bắt buộc cho người lao động.

4.2.2Nhóm giải pháp đối với khách hàng doanh nghiệp 4.2.2.1 Thay đổi cách quản lý, điều hành doanh nghiệp

Trước tiên, lãnh đạo của các doanh nghiệp cần được bầu chọn từ những người được đào tạo bài bản, nắm vững cách quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhằm xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, giảm thiểu RRTD cho ngân hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo các doanh nghiệp luôn cần phải tự thay đổi bản thân, thay đổi cách quản lý; tự nâng cao năng lực, cách điều hành doanh nghiệp; tự thay đổi tư duy, có được cái nhìn xa hơn về định hướng phát triển sau này của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động học hỏi công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ cũng như cách thức hoạt động, cách quản lý, điều hành của họ từ những kinh nghiệm trên thế giới, từ đó rút ra bài học thích hợp để vận dụng giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình khó khăn. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm cách thu hút cũng như tận dụng các nguồn vốn quốc tế để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

4.2.2.2 Minh bạch tình hình tài chính

Tình hình tài chính minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng cũng như khẳng định được uy tín của mình đối với phía ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng sẽ tích cực và chủ động hổ trợ khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, giảm thiểu được nguy cơ xảy ra RRTD. Để được như vậy, doanh nghiệp cần tự minh bạch hệ thống thông tin kế toán, đồng thời gộp chung báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, ngân hàng với báo cáo tài chính lưu hành nội bộ. Ngoài ra, việc thực hiện các giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng để trả lương cho nhân viên, thanh toán và thu tiền hàng cũng góp phần giúp các doanh nghiệp minh bạch tình hình tài chính.

4.2.2.3 Chủ động cập nhật các chính sách, quy định của Nhà nước

Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật, tiếp cận các thông tin, quy định, chính sách của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Mục đích của việc này là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời qua đó, doanh nghiệp có thể đề ra những bước đi cũng như thay đổi phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của đất nước. Hơn thế nữa, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp không bỏ lỡ các chương trình hỗ trợ từ phía Nhà nước và hạn chế được rủi ro phát sinh khi Nhà nước có sự đổi mới trong chính

61 sách. Trong điều kiện Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, mọi doanh nghiệp đều cần cập nhật các thông lệ quốc tế trong kinh doanh nhằm thay đổi để phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập WTO.

4.2.2.4 Tự giác tuân thủ các quy định ký kết với Ngân hàng

Các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng như: sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ động hợp tác với ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ gốc và lãi theo đúng thời gian quy định… Khi tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh gặp khó ngăn, doanh nghiệp không được che dấu mà cần nhanh chóng thông báo cho ngân hàng để thực hiện những giải pháp phù hợp cũng như hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ để trả nợ.

4.2.3Nhóm giải pháp hỗ trợ 4.2.3.1 Đối với Chính phủ 4.2.3.1 Đối với Chính phủ

Trước tiên, Chính phủ cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bằng cách thành lập và khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực như các Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ và giúp đỡ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cần ban hành các chính sách phát triển doanh nghiệp, tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân của doanh nghiệp đó. Hơn thế nữa, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng quản lý và có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, Chính phủ nên tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, kết hợp với đào tạo đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và sử dụng chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tìm kiếm thị trường.

Tại Việt Nam, các chính sách và quy định pháp lý được ban hành rất nhiều và tương đối khó tiếp cận. Vì vậy, việc xây dựng một trang thông tin chuyên về hỗ trợ chính sách, pháp lý nhằm cung cấp thông tin một cách có hệ thống các văn bản chính sách pháp luật đến các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Có như vậy doanh nghiệp mới có đủ kiến thức cần thiết để hạn chế những rủi ro phát sinh từ việc thay đổi chính sách của Chính phủ.

4.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các NHTM thu hồi vốn. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngân hàng thực thi quyền thu giữ TSBĐ để xử lý. Một số doanh nghiệp thường có thái độ bất hợp tác khi ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin về TSBĐ khi làm hồ sơ vay vốn hay khi xử lý TSBĐ để thu hồi vốn. Do đó, NHNN cần ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể về xử lý tài sản một cách nhất quán, rõ ràng, minh bạch nhằm hỗ trợ NHTM trong công tác thu hồi nợ. Điều này sẽ giúp các NHTM tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực,

62 thời gian và chi phí trong việc xử lý TSBĐ. Bên cạnh đó, cần phải có những chế tài xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm các nghĩa vụ đã giao kết khi ký hợp đồng với ngân hàng hoặc khi gây tốn thất cho ngân hàng khi không thanh toán được khoản nợ gốc và lãi, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Một trong những biện pháp khác có thể được thực hiện đó là cần có một hệ thống lưu trữ thông tin về những doanh nghiệp có lịch sử vi phạm để các tổ chức tín dụng khác có thể chú ý và thực hiện thẩm định kỹ hơn trước khi ra quyết định cấp tín dụng, giúp hạn chế được RRTD của ngân hàng do các doanh nghiệp này mang lại.

Tiếp theo, NHNN cần nâng cấp, phát triển, hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng CIC vì đây là nguồn thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. Trong quy trình thẩm định khách hàng, CBTD phải vấn tin CIC của khách hàng. Trên thực tế, các thông tin trên CIC chưa được cập nhật đầy đủ và thường xuyên, đồng thời hệ thống xử lý vẫn còn khá chậm, gây mất nhiều thời gian cho công tác thẩm định. Ngoài ra, CIC cần phát triển thêm thông tin về TSBĐ nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro mất vốn khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày chiến lược phát triển và định hướng nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank. Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp. Các giải pháp này bao gồm ba nhóm: nhóm giải pháp đối với VietinBank CN TP.HCM, nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp và một số giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN. Chỉ khi có được sự phối hợp một cách đồng bộ cả ba nhóm giải pháp này, việc quản trị RRTD tại VietinBank CN TP.HCM mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Tiếng Việt

1. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB lao động xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi.

3. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.

4. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

5. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

8. Ngân hàng Nhà nước (2014), Dự thảo Thông tư ngày 10/02/2014 quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

9. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

10. VietinBank (2011), Báo cáo thường niên. 11. VietinBank (2012), Báo cáo thường niên. 12. VietinBank (2013), Báo cáo thường niên. 13. VietinBank (2013), Sổ tay tín dụng.

14. VietinBank CN TP.HCM (2011), Báo cáo kết quả HĐKD. 15. VietinBank CN TP.HCM (2012), Báo cáo kết quả HĐKD. 16. VietinBank CN TP.HCM (2013), Báo cáo kết quả HĐKD. 17. Website: www.vietinbank.vn

document, Basel Committee on Banking Supervision, BIS.

2. Daniel Martin (1977), “Early warning of bank failure: A logit regression approach”, Journal of Banking & Finance, Vol. 01(3): 249-276.

3. Edward I. Altman (1968), “Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy”, Journal of Finance, Vol. 23: 189-209.

4. Edward I. Altman & Gabriele Sabato (2007), “Modeling Credit Risk for SMEs: Evidence from the US Market”, ABACUS, Vol. 43(3): 332-357.

5. Malcolm Athaide (2009), “Credit risk form small business loans in a Basel II environment”, International Conference proceedings.

6. Surasa Gunawidjaja & Bambang Hermanto (2013), “Default Prediction Model for SME’s: Evidence from Indonesia Market using financial ratios”, Graduate School of Management Research Paper No. 13-04.

7. Zhu Kong-Lai & Li Jing-Jing (2010), “Studies of Discriminant Analysis and Logistic Regression Model Application in Credit Risk for China/s Listed Companies”, Management Science and Engineering, Vol. 04(4): 23-32.

GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA VÀ MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA SO VỚI GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ CỦA TSBĐ

Đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất

Đơn vị tính: % Loại tài sản Giá trị định giá tối đa Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng: AAA, AA Hạng khách hàng: A, BBB Hạng khách hàng: từ BB trở xuống

a/ Trường hợp định giá TSBĐ theo giá trị thị trường

Vị trí 1 (mặt đường các đường, phố chính có tên trên Bảng khung giá) Theo giá thị trường 70% 67% 63% Vị trí 2 (mặt ngõ của các đường/phố, có mặt cắt ngõ tối thiểu 4m đối với khu vực TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; 8m đối với các địa bàn còn lại)

63% 60% 50%

Vị trí 3 (mặt ngõ của các đường/phố, có mặt cắt ngõ tối thiểu 3m đối với khu vực TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; 5m đối với các địa bàn còn lại)

56% 53% 50%

Các vị trí còn lại 50% 46% 45%

b/ Trường hợp định giá dựa trên khung đất của Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố

Vị trí 1 (mặt đường các đường, phố chính) Theo bảng khung giá 100% 95% 90% Các vị trí còn lại 90% 85% 70%

Loại tài sản Giá trị định giá tối đa

Mức cấp tín dụng tối đa Hạng khách hàng: AAA, AA Hạng khách hàng: A, BBB Hạng khách hàng: từ BB trở xuống a/ Nhà ở đã được cấp giấy

chứng nhận quyền sở hữu Xác định tương tự TSBĐ là quyền sử dụng đất

b/ Nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Chi nhánh định giá phần giá trị tăng thâm của TSBĐ theo giá trị công trình xây dựng/ vật kiến trúc trên đất - Trường hợp bên bảo đảm

đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu nhà ở

70% 60% 50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp bên bảo đảm chưa đủ giấy tờ để được đăng ký quyền sở hữu nhà ở

50% 40% 30%

c/ Nhà xưởng, công trình xây dựng khác gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất

Tối đa theo giá thị trường

50% 50% 40%

Giai đoạn hình thành tài sản Giá trị tài sản tối đa

Mức cấp tín dụng

tối đa

a/ Khi tài sản chưa hình thành đầy đủ hình thái vật chất

Giá trị tạm tính đối với TSBĐ trên

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)