Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 106 - 119)

Đầu tư và soạn giảng chu đáo – xác định phương pháp chủ đạo trong giảng dạy là công việc đòi hỏi bắt buộc đối với người giáo viên. Phương pháp giảng dạy nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định, muốn vận dụng được các phương pháp có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên thường xuyên vận dụng đến khi trở thành kĩ năng, kĩ xảo dạy học.

Lắng nghe ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh để rút kinh nghiệm và điều chỉnh những thiết kế giảng dạy cho phù hợp.

Chú ý hơn đến trình độ trung bình, yếu của học sinh mà thiết kế phiếu học tập và tiêu chí đánh giá cho hcọ sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

Trong quá trình dạy học GV cần chú ý sửa những lỗi về cách dùng từ, cách

liên kết câu và cách xây dựng đoạn văn cho HS. Vì ở phần này HS còn mắc

nhiều lỗi.

Khi chọn đề tài là muốn tìm ra phương pháp rèn luyện thực hành các thao tác lập luận hiệu quả, thành kĩ năng chuyên sâu cho học sinh không chỉ ở những bài luận trong chương trình học mà còn hình thành khả năng lập luận một vấn đề cuộc sống. Vì thời gian hạn chế nên nghiên cứu chưa sâu, sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Tiểu kết Chương 3

Dựa trên những cơ sở lí thuyết ở chương 1 và một số bài tập rèn luyện kỹ năng ở chương 2, chúng tôi đã thiết kế được những giáo án dạy cho những bài thao tác lập luận trong chương trình lớp 11 THPT theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng rèn luyện những kiến thức và kỹ năng lập luận cho HS. Đồng thời, đưa những thiết kế đó vào thực tiễn giảng dạy để thấy được ưu điểm và những tồn tại còn tồn đọng để rút kinh nghiệm.

KẾT LUẬN

VBNL là loại văn bản phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Dạy làm văn nghị luận chính là dạy HS viết diễn đạt chặt chẽ những vấn đề diễn ra trong cuộc sống; biết bày tỏ những suy nghĩ, thái độ và tình cảm của mình một cách chân thành; biết thuyết phục người khác tin, nghe và làm theo những đề xuất của mình; biết bảo vệ quan điểm trước công chúng.

Đề tài luận văn: “ Rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 THPT”đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản của VBNL, đưa ra một số dạng bài tập để rèn luyện cách dùng từ ngữ lập luận và xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận, thiết kế một số bài dạy về các thao tác lập luận trong chương trình lớp 11, giúp HS rèn luyện, nâng cao kỹ năng lập luận.

Trên cơ sở những vấn đề lí thuyết về VBNL ở chương 1. Trọng tâm nghiên cứu đề tài ở chương 2 đã đề ra phương pháp rèn luyện kỹ năng lập luận cho HS để việc dạy văn nghị luận có hiệu quả hơn. Các thiết kế bài học (đồng thời là giáo án thực nghiệm) có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, kiến thức cơ bản và các phương pháp dạy học phù hợp, chú ý rèn luyện kỹ năng lập luận cho HS. Những giải pháp đề ra trong luận văn có vận dụng quan điểm dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS, giúp HS có hứng thú trong học tập, có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.

Dạy học Làm văn là công việc phức tạp, đòi hỏi cả GV và HS đề phải nỗ lực không ngừng. Rèn luyện kỹ năng lập luận trong việc tạo lập VBNL là một quá trình đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư về năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học của GV. Sản phẩm của quá trình rèn luyện kỹ năng lập luận trong việc tạo lập VBNL không chỉ thể hiện trong bài viêt của HS mà còn thể hiện trong khả năng vận dụng vào trong giao tiếp hằng ngày. Đó là cái đích cao nhất của việc dạy và học VBNL.

Một số kiến nghị:

Đối với các nhà quản lí giáo dục:

Cần có sự thống nhất các thuật ngữ trong VBNL. Ở SGK lớp 7 và lớp 8 gọi chứng minh, giải thích, so sánh… là phép, trong khi ở chương trình THPT, phân tích, giải thích, so sánh lại gọi là thao tác. Ở một số trường hợp khác, có lẽ cần đơn giản hóa các thuật ngữ để HS không bị nhầm lẫn. Diễn dịch và quy nạp là hai khái niệm mà HS dễ nhầm lẫn. Khi nào là thao tác nghị luận, khi nào là kết cấu đoạn văn và khi nào là phương pháp lập luận. Với HS, việc phân biệt vai trò của hai thuật ngữ này còn nhiều lung túng.

Đối với giáo viên:

GV nên quan tâm, đầu tư nhiểu hơn cho những giờ dạy học làm văn. Phải luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Làm văn nghị luận. Tính trực quan của công nghệ thông tin sẽ giúp GV và HS hoàn thành tốt mục tiêu bài học.

Quan tâm nhiều đến việc chấm trả bài cho HS. Những lỗi sai trong bài viết cần chỉ rõ và có sửa chữa kịp thời để HS rút kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Giáo trình làm văn, Nxb Giáo dục.

2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học

tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

3. Lê A (2008) ,Thực hành làm văn 12, Nxb Giáo dục Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp, văn bản, mạnh lạc, liên kết, đoạn văn,

Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Ngữ pháp văn

bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Làm văn 10, Nxb Giáo dục.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990), Làm văn 10, Nxb Giáo dục. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Làm văn 11, Nxb Giáo dục.

22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Làm văn 12, Nxb Giáo dục. 23. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Ngữ pháp văn

bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.

25. Chim Văn Bé (2007), Giáo trình văn bản và làm văn- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận (lưu hành nội bộ),Trường ĐH Cần Thơ.

26. Lương Duy Cán (2007), Rèn luyện kỹ năng làm văn 10, Nxb Giáo dục. 27. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo

trình ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục

28. Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu, Nguyễn Quốc Túy (1982), Tài liệu tham

khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp 3 phổ thông( tập 2), Nxb Giáo dục.

29. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục. 30. Nguyễn Đức Dân (1996), logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

31. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Dẫn

luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

32. Thẩm Thệ Hà (1959), phương pháp làm văn nghị luận, Nxb Sống mới - Sài Gòn.

33. Nguyễn Văn Hầu (2005), Thuật viết văn, Nxb Trẻ.

34. Lê Thị Diệu Hoa (2006), Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn luyện kỹ năng Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

35. Hà Thúc Hoan (2006), Làm văn nghị luận: lí thuyết và thực hành, Nxb Thuận Hóa.

36. Đặng Thành Hưng (2006), Tương tác hoạt động thầy trò trên lớp học, Nxb Giáo dục.

37. Nguyễn Văn Kỷ (2007), Giúp học sinh rèn luyện từ, viết câu và làm văn, Tạp chí thế giới trong ta.

38. Nguyễn Xuân Lạc (2007), Hướng dẫn làm các kiểu bài văn ở lớp 10, Nxb Giáo dục.

39. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

40. Nguyễn Xuân Lạc (2007), Luyện thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.

41. Nguyễn Lộc, Nguyễn Quốc Túy (1980), Tài liệu tham khảo hướng dẫn

giảng dạy tập làm văn cấp 3 phổ thông (tập 1), Nxb Giáo dục. 42. Lê Phương Liên (2007), Hướng dẫn làm văn 10, Nxb Đại học Sư phạm.

43. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2006), Muốn viết

được bài văn hay, Nxb Giáo dục.

44. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Kinh nghiệm viết một bài văn, Nxb Giáo dục. 45. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt,

Nxb Giáo dục.

46. Hoàng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

47. Bảo Quyến (2007), Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục. 48. Nguyễn Quốc Siêu (2001), Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb

Giáo dục.

49. Lê Xuân Soạn (2007), Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

50. Lê Xuân Soạn (2006), Giảng dạy tập làm văn ở THCS, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

51. Cù Đình Tú (1994), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

52. Phạm Việt Tuyển (1969), Phương pháp nghị luận phân tích và phê bình

văn chương, Nxb Phong trào văn hóa.

53. Trần Ngọc Thêm (1981), “Trên con đường xây dựng lý thuyết làm văn”,

Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (5).

54. Đặng Thiêm (2005), Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ văn, Nxb

Giáo dục.

55. Đỗ Ngọc Thống (1997), Làm văn từ lý thuyết đến thực hành, Nxb Giáo dục Hà Nội.

56. Đỗ Ngọc Thống (2008), “Vai trò của lập luận trong văn nghị luận”, Tạp chí khoa học giáo dục, (31), tr. 20-23.

57. Đỗ Ngọc Thống (2003), Bạn có muốn giỏi văn, tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục.

58. Nguyễn Trí, Giang Khắc Bình, Nguyễn Trọng Hoàn (2008), Văn nghị luận trong chương trình THCS, Nxb Giáo dục.

59. Lê Anh Xuân, Lê Huy, Ngô Thanh Tùng (2008), Rèn kỹ năng tập làm văn

PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Đối tượng : Giáo viên

Kính thưa quý thầy/ cô!

Dạy và học làm văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Tuy nhiên, quá trình dạy- học văn nghị luận vẫn còn nhiều khó khăn. Phiếu điều tra này nhằm thu thập những thông tin về những đánh giá của quý thầy /cô về chương trình, thời gian và thái độ của GV và HS trong việc dạy và học VBNL. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học vê “ Rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 THPT. Kính mong quý thầy/ cô dành ít thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây. Những thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu không nhằm đánh giá người trả lời.

Quý thầy /cô khoanh tròn câu trả lời thích hợp. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/cô.

1. Trong giảng dạy Làm văn, dạy tạo lập kiểu văn bản nào thầy/ cô quan tâm nhất:

a. Tự sự e. Biểu cảm b. Nghị luận. d. Thuyết minh c. Miêu tả

2. Nhận xét chung của thầy /cô về chương trình dạy học tạo lập văn bản nghị luận hiện hành:

a. Hay, khoa học c. Thiếu thực hành b. Phù hợp với trình độ HS d.Mang tính lý thuyết 3. Kiến thức cần cung cấp về các bài dạy lý thuyết:

a. Quá nhiều c. Vừa đủ, hợp lí. b. Còn ít

a. Thừa c. Ít

b. Đủ d. Quá ít.

5. Ý kiến của quý thầy/ cô về đề văn nghị luận trong chương trình SGK: a. Hay, phát huy tính sáng tạo của HS

b. Chưa phù hợp với thực tế

c. Chưa phát huy được tính sáng tạo của HS

6. Hoạt động nào không cần ưu tiên rèn luyện trong giờ dạy làm văn nghị luận:

a. Xác định luận điểm c. Viết đoạn văn lập luận b. Xác định luận cứ d. Rèn luyện kỹ năng nói

7. Học sinh không hay mắc những lỗi phổ biến nào khi làm văn nghị luận: a. Dùng từ lập luận c. Xây dựng đoạn lập luận b. Liên kết câu, liên kết đoạn d. Sai lỗi chính tả.

8. Phương pháp nào GV thường xử dụng trong giờ dạy VBNL:

a. Diễn giảng c. Nêu vấn đề

b. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại d. Thảo luận nhóm 9. Yếu tố quan trọng nhất để HS viết bài văn nghị luận đạt yêu cầu là:

a. Kiến thức lí thuyết c. Có tri thức xã hội b. Kỹ năng thực hành d. Gợi ý của giáo viên 10.Theo thầy /cô HS viết bài văn nghị luận chưa đạt yêu cầu là do:

a. Chưa hiểu đặc trưng của VBNL

b. Chưa biết lập luận

c. Chưa biết chọn lọc những thao tác nghị luận d. Vốn từ nghèo nàn, viết câu sai

e. Tất cả các phương án trên.

11. Thầy cô ưu tiên làm phần nào trước khi cho HS viết bài: a. Tìm hiểu đề c. Lập dàn ý

12. Khi chấm bài của HS thầy cô có nhận xét cụ thể những ưu điểm và nhược điểm của bài viết để các em khắc phục không?

a. Rất thường xuyên c. Rất ít

b. Thỉnh thoảng d. Không bao giờ 13. Quý thầy cô thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới

phương pháp dạy học Làm văn:

a. Rất thường xuyên c. Không có b. Rất ít d. Thỉnh thoảng

14.Trong bộ môn Ngữ văn quý thầy cô chú ý đầu tư nhiều nhất cho phân môn nào:

a. Tiếng việt

b. Làm văn

c. Văn bản

15.Xin quý thầy cô chia sẻ những kinh nghiệm hoặc đề xuất ý kiến để việc dạy văn nghị luận đạt kết quả cao:

……… ………. ……… ……… ……… ……… Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Phụ lục 2: PHIẾU HỌC TẬP

3.1. Bảng thảo luận (áp dụng cho hình thức khăn phủ bàn)

N Cả nhóm: Cá nhân 1 Cá nhân 2 Cá nhân 5 Cá nhân 4 Cá nhân 6 Cc Cá nhân 3

Phụ lục 3 PHIẾU HỌC TẬP

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN.

Tên………lớp……….nhóm………

Đối tượng (vấn đề bình luận) Người viết trình bày về đối tượng ( vấn đề bình luận)

Nhận xét, đánh giá về đối tượng

Những đề xuất, lời bàn bạc về đối tượng Mục đích bình luận Cách sắp xếp ý trong văn bản.

Phụ lục 3 PHIẾU HỌC TẬP

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN.

Tên………lớp……….nhóm………

Qua việc tìm hiểu văn bản: “Xin lập khoa luật”, em hãy hoàn thành những nội dung sau:

Khái niệm thao tác lập luận bình luận: ………

………

……….

Mục đích của thao tác lập luận bình luận: ………..

………..

………..

Yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: ……….. ……….. Cách bình luận: ……….. ……… ……… ……….. ……….... ……….

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 106 - 119)