Luận cứ là cơ sở để hình thành và tồn tại luận điểm
Xét từ quá trình tư duy của con người, thường có luận cứ trước, sau đó mới sản sinh luận điểm. Còn xét về quá trình viết bài văn nghị luận, thường nêu luận điểm trước, sau đó bằng luận cứ để chứng minh. Dù ở trường hợp nào, luận cứ cũng là cơ sở hình thành và tồn tại của luận điểm. Có điều là trường hợp trên luận điểm có trước khi viết bài, trường hợp dưới có sau khi bắt tay viết. Trường hợp trên phản ánh quá trình suy nghĩ về một vấn đề nào đó của con người, tư duy chưa được sắp xếp, nó là sự chuẩn bị hình thành văn bản. Trường hợp dưới thì phản ánh quá trình luận chứng một vấn đề nào đó của con người, tư duy qua việc sắp xếp mà hình thành bài văn. Đồng thời, dù cho luận điểm sản sinh trên cơ sở luận cứ, nhưng khi được xác lập thì lại có tác dụng thâu tóm. Buộc luận cứ phải phục vụ cho nó. Cho nên, luận cứ càng chân thực, điển hình, phong phú thì mối liên hệ logic giữa nó với luận điểm càng chặt chẽ. Như thế, với luận điểm nó càng có tác dụng chứng minh mạnh mẽ. Xét về ý nghĩa đó, mức độ mạnh yếu
của luận cứ tỉ lệ thuận với mức độ được chứng minh của luận điểm. Tức là luận cứ mạnh thì luận điểm thuyết phục, luận cứ yếu thì luận điểm mờ nhạt.
Luận cứ là chỗ dựa và sự trợ lực cho luận chứng
Khi viết bài văn nghị luận thường là gặp hai trường hợp sau: một là lí lẽ đã nghĩ đủ rồi, chỉ đợi trình bày ra thôi. Hai là lí lẽ chưa nghĩ hoàn toàn đầy đủ, còn phải cần vừa viết vừa hoàn thiện. Nếu như trước đó đã nghĩ được một lí lẽ, cần trình bày nó ra, mà kể lể một cách trừu tượng thì không có tính thuyết phục và làm cho người ta không hiểu được. Đồng thời, chỉ một mình lí thuyết suông thì cũng khó tránh khỏi cô lập. Lúc này, nếu biết dẫn ví dụ về sự việc để thuyết minh thì sẽ làm cho lí lẽ nêu ra được rõ ràng, dễ hiểu, khiến bài văn sinh động cụ thể. Như vậy, luận cứ đã chứng tỏ tác dụng trợ lực đối với luận chứng. Đây là một mặt của vấn đề. Mặt khác, nếu lí lẽ vẫn chưa nghĩ được trọn vẹn thì cần phải vừa viết, vừa khai thác lí lẽ, trình bày lí lẽ. Nhưng mọi lí lẽ trên thực tế đều không tự nhiên mà có, lúc này luận cứ sẽ trở thành chỗ dựa để khai thác phát hiện lí lẽ. Thông qua sự phân tích, tổng hợp luận cứ, ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa nó và luận điểm, và có thể khám phá và trình bày rõ ràng lí lẽ đó ra. Ở đây, chứng tỏ tác dụng làm chỗ dựa cho luận chứng của luận cứ.
Luân cứ còn là cơ sở của cả bài nghị luận
Có được luận cứ dồi dào, phong phú đối với bài văn nghị luận, là đã nắm được quyền tự chủ trong tay. Tác giả có thể dựa vào những tư liệu này mà nêu ra luận điểm, lựa chọn giác độ một cách linh hoạt, khiến bài văn hướng tới yêu cầu mình mong muốn. Tóm lại, khi đã có tư liệu phong phú, lại biết sử dụng thích hợp thì bài văn nghị luận sẽ có cơ sở vững chắc.
2.2.2.2. Yêu cầu khi lựa chọn luận cứ
Luận cứ được lựa chọn phải phù hợp với luận điểm
Nói luận cứ và luận điểm có mối liên hệ lôgic bản chất là nói nội hàm của luận cứ thống nhất với nội hàm của luận điểm và có thể chứng minh cho ý nghĩa của luận điểm một cách tốt nhất. Chỉ khi có được điều này thì mới tạo nên luận
cứ. Nếu không, những tài liệu đó có tốt đến đâu, chân thực đến đâu. Sinh động đến đâu thì vẫn không có mối liên hệ logic bản chất với một luận điểm nào đó cần chứng minh như vậy là không có giá trị. Từ đó ta thấy: chỉ khi ý nghĩa của tài liệu tương đồng với ý nghĩa của luận điểm thì những tài liệu này mới được coi là luận cứ của luận điểm đó. Ý nghĩa của luận điểm là có tính chỉ hướng, nó chỉ có thể phản ánh một nhận thức nào đó của con người từ một phía, một giác độ nào đó. Nó đòi hỏi luận cứ cũng phải có tính chỉ hướng như vậy.
Khi chúng ta chọn lựa luận cứ, nếu không để ý mà đưa vào trong bài văn những tài liệu tưởng như là hay nhưng không có mối liên hệ bản chất với luận điểm thì sẽ tạo nên cái sai lầm ngỡ là đúng mà lại sai.
Luận cứ được lựa chọn phải chân thực
Đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn luận cứ, nó là vấn đề đảm bảo luận điểm có thể xác lập vững chắc hay không. Bởi vì, luận cứ có chân thực thì luận điểm mới đứng vững; luận cứ không chân thực thì luận điểm không đứng vững.
Khi viết văn nghị luận nếu không chú ý tới tính chân thực của luận cứ thì sẽ đưa bài viết của mình đến chỗ sai lầm. Nếu muốn cho luận cứ chân thực thì phải qua khảo sát, kiểm tra kĩ lưỡng những luận cứ mình lựa chọn rồi mới sử dụng.
Luận cứ được lựa chọn phải thực sự điển hình
Yêu cầu này trên hai phương diện là tính khái quát và tính đại diện. Những luận cứ đáp ứng như vậy thì không những sức thuyết phục mạnh mẽ, mà còn có thể thuyết minh được bản chất của sự vật, có hiệu quả rất lớn.
Luận cứ được lựa chọn phải mới mẻ
Mới mẻ có hai hàm nghĩa: một là chỉ tư liệu mới, lí luận mới; một là chỉ khai thác triệt để những luận cứ mà người khác chưa dùng tới. Luận cứ mới mẻ
không những mang lại sức sống mới cho bài văn mà việc vận dụng những tài
ngoài việc phải mẫn cảm còn phải chăm chỉ thu thập, nắm bắt những cái mới mẻ, tươi tắn đề làm cho bài viết được phong phú.
Luận cứ được lựa chọn phải đầy đủ, phong phú
Mục đích là chứng minh luận điểm từ các giác độ khác nhau, tầng bậc khác nhau. Bởi vậy, cần phải thu thập luận cứ thật rộng rãi, càng nhiều càng tốt. Điểm này cần hết sức chú ý với bài văn nghị luận dài.
Năm tiêu chuẩn chọn lựa nói trên, tiêu chuẩn thứ nhất chỉ về điều kiện tạo thành luận cứ, tiêu chuẩn thứ hai chỉ về mức độ tin cậy của luận cứ, tiêu chuẩn thứ ba chỉ về tính tiêu biểu của luận cứ, tiêu chuẩn thứ tư chỉ tính mới mẻ của luận cứ, tiêu chuẩn thứ năm chỉ tính toàn diện của luận cứ. Hai tiêu chuẩn đầu không thể thiếu, đó là cơ sở, còn ba tiêu chuẩn sau là sự điểm xuyết, có càng tốt.
Mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm rất khăng khít, chặt chẽ: luận điểm được là nhờ vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm. Trong nội bộ các luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng soi sáng cho nhau. Lí lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ có nội dung, có sức nặng.
2.2.2.3. Cách trình bày luận cứ
Mục đích của luận cứ là nhằm chứng minh tính đúng đắn của luận điểm. Về cơ bản, luận cứ lí lẽ và luận cứ dẫn chứng có quan hệ thống nhất. Tuy nhiên, tính chất của hai luận cứ này có điểm khác nhau. Một bên dùng lí lẽ và các quy luật logic để chứng minh. Một bên dùng số liệu, sự thật để chứng minh. Theo đó, có ba cách trình bày luận cứ dựa vào tính chất của luận cứ lí lẽ và luận cứ dẫn chứng.
Nêu lí lẽ trước dẫn chứng sau
Đây là cách trình bày luận cứ phổ biến. Mở đầu người viết nêu luận cứ lí lẽ, sau đó mới đưa ra luận cứ dẫn chứng. Ban đầu nêu luận cứ ở tầm khái quát, sau đó đưa ra luận cứ cụ thể để chứng minh. Cách trình bày luận cứ này thể hiện quan hệ hô ứng giữa luận cứ lí lẽ và luận cứ dẫn chứng.
Nêu luận cứ dẫn chứng trước, luận cứ lí lẽ sau
Đầu tiên, người viết nêu ra các luận cứ dẫn chứng. Tiếp đó, nêu luận cứ lí lẽ. Cách trình bày luận cứ này dựa trên quy luật nhận thức từ cụ thể đến trìu tượng, từ cảm tính đến lí tính. Theo đó, luận cứ được trình bày một cách tự nhiên, hợp lí.
Luận cứ lí lẽ và luận cứ dẫn chứng đan xen nhau
Trong một đoạn văn, người viết vừa sử dụng luận cứ lí lẽ vừa sử dụng luận cứ dẫn chứng. Quan hệ giữa hai loại luận cứ là quan hệ tương hỗ. Luận cứ lí lẽ được sáng tỏ thông qua luận cứ dẫn chứng và ngược lại, luận cứ dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của luận cứ lí lẽ.
Cách trình bày của mỗi loại luận cứ có sự khác nhau rõ rệt. Luận cứ dẫn chứng có bốn cách trình bày: dẫn nguyên cả câu, cả đoạn hoặc một văn bản ngắn; trích một số từ; tóm lược nội dung chính và liệt kê số liệu. Luận cứ lí lẽ sử dụng các thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích…) và quy luật logic (quan hệ tương phản, nguyên nhân-kết quả, điều kiện- kết quả…). Dù trình bày theo cách nào, cách luận cứ phải có sự kết hợp linh hoạt với nhau để tạo nên tính hợp lí và hoàn chỉnh. Mỗi cách trình bày luận cứ đều thể hiện một ý thức tổ chức, lựa chọn và sắp xếp của người viết. Trình bày luận cứ góp phần không nhỏ vào việc thể hiện ý đồ lập luận trong VBNL.