Luận điểm là một khẳng định đích hay một khẳng định mục tiêu của lập luận nó thường được nêu bằng một nhận định khái quát trong một câu hoặc một bộ phận nào đó trong câu. Ví dụ:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không
dời (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn).
Luận điểm của đoạn văn trên là: “…không thể không dời”, rõ ràng đây là vấn đề mà tác giả muốn hướng tới trong lập luận này. Những luận cứ, luận
chứng: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đô… cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh…Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời…, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp.
Được đưa làm cơ sở cho kết luận của lập luận. Giá trị của luận đề được tạo nên bởi độ chính xác của luận chứng, luận cứ.
1.3.2.2.Luận cứ
Luận cứ là những lý lẽ dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của lý lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ bao gồm lý lẽ và dẫn chứng hỗ trợ cho nhau.
Ví dụ:
Nghệ thuật miêu tả của Ngô Tất Tố không phải không có nhược điểm”. Ông không có khả năng đi vào tâm lí nhân vật một cách trực
tiếp và sâu sắc, tinh vi như Nam Cao. Một số bức tranh tĩnh vật của ông, do lạm dụng quá nhiều kiểu nhân cách hóa thành ra đơn điệu và thiếu tự nhiên. Khi vẽ chân dung chị Dậu, cũng có lúc rơi vào công thức mòn sáo: “Bên đám lông mày cong rướn, mấy sợi tóc mai lả thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương. Và trên cái gò má đỏ bừng vài giọt nước thánh thót đuổi nhau, chẳng khác hạt sương ban mai lắng đọng trên cánh hoa hồng mới nở [2,tr.315].
Câu in đậm là câu luận điểm. Các câu còn lại là luận cứ được huy động để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm có được chấp nhận hay không phần lớn là do lí lẽ và dẫn chứng sau đó hỗ trợ. Luận cứ là cơ sở hình thành và tồn tại của luận điểm. Luận cứ càng chân thực, điển hình, phong phú thì mối liên hệ giữa chúng với luận điểm càng chặt chẽ.
1.3.2.3. Các kết tử và tác tử của lập luận
Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó.
Ví dụ: So sánh hai phát ngôn được nói ra khi xem bóng đá: (1) - In đô nê xi a đã thủ hòa với Việt Nam.
(2) - In đô nê xi a đã thủ hòa được với Việt Nam.
Tác tử lập luận có thể định hướng cho lập luận. Thường có hai định hướng: định hướng dương (+) tích cực và định hướng âm (-) tiêu cực. Nguyễn Đức Dân đưa ra một số tác tử lập luận sau:
(1) những / chỉ, có
Ví dụ: Chiếc bình cổ này giá những 10 cây vàng
Những:nhiều, (giá) cao, đắt → Kết luận: không nên mua
Chiếc bình cổ này giá chỉ (có) 10 cây vàng
→ Kết luận: rẻ, nên mua
(2) kia / thôi
(tương tự: những /chỉ, có) Ví dụ: Chiếc bình cổ này giá 10 cây thôi! (thôi: ít, thấp rẻ Chiếc bình cổ này giá 10 cây kia (kia: nhiều, cao, đắt)
(3) còn … đã, mới … đã, chưa …đã.Cả 3 cặp tác tử này đều đảo hướng lập luận và thể hiện thái độ đánh giá: quá sớm. Ví dụ: Còn bé đã biết giúp mẹ. Con cái nhà ai thật là giỏi. Chưa ráo máu đầu đã cãi lại mẹ. Tôi thật vô phước. Mới cưới ba hôm đã cãi nhau. Đôi ấy rồi sẽ không ra gì.
(4) đã … vẫn, đã … còn, đã … vẫn còn
Đây là những cặp tác tử đảo hướng lập luận và thái độ đánh giá: muộn.
Ví dụ: Đã 8 giờ tối mà vẫn chưa ăn cơm. Bà sao chậm chạp thế!
Đã khuya rồi mà vẫn còn hát inh ỏi. Không cho ai ngủ chắc! Đã 3 ngày rồi con bé vẫn chưa về. Tôi nóng ruột quá!
Đã thi rồi, còn học môn này làm gì. Thật là hâm quá!
(5) mới / đã mới: sớm, ít về thời gian đã: muộn, nhiều về thời gian. Ví dụ:Tôi mới 18 tuổi. Tôi chưa muốn lấy chồng. Tôi đã 18 tuổi.
Bây giờ mới tháng 10.
Nó tập mới 5 tháng >< Nó tập đã 5 tháng.
(6) ít / chút ít, đôi chút.
Ví dụ: Cột ôn thi ít. Có thể nó trượt đại học. Cột có ôn thi chút ít.Có thể nó đậu đại học.Giải thích: Ítso sánh với nhiều Chút ít so sánh với không gì cả → ít < nhiều chút ít > không có gì + Kết tử lập luận.
Kết tử lập luận vừa là từ nối, vừa là từ định hướng. Từ này nối kết các thông tin và các lập luận của văn bản. Vậy kết tử lập luận là yếu tố ngôn ngữ dùng để nối hai (hay một số) phát ngôn trong một quan hệ lập luận. Trong đó, một phát ngôn làm luận cứ, còn phát ngôn kia là kết luận.
Trong một lập luận giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận. Có nghĩa là các luận cứ được đưa ra để hướng tới kết luận. Khi các luận cứ đều hướng đến một kết luận chung, ta gọi đó là các luận cứ đồng hướng lập luận. Khi các luận cứ không cùng chấp nhận một kết luận chung ta có các luận cứ nghịch hướng lập luận. Quan hệ đồng hướng hay nghịch hướng giữa các luận cứ trong lập luận có thể được chỉ ra thông qua các kết tử lập luận. Ta có kết tử: và, vả lại, hơn nữa, huống hồ, thêm vào đó …là các kết tử đồng hướng.
Ví dụ:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ, làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn
với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia(Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Quang Sáng).
Trong đoạn văn trên, qua lời tâm sự của anh thanh niên với họa sĩ già về nghề nghiệp của mình. Chúng ta đã hiểu sở dĩ anh ta không còn cảm thấy cô đơn và lẻ loi khi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m(a) là do anh đã quen với nghề (1) vì anh quan niệm khi làm việc anh với công việc là đôi(2)
và bởi anh hiểu công việc anh làm gắn với bao bạn bè đồng chí khác (3). Từ các luận cứ của lập luận (1,2,3) và hai kết tử “ vả, huống chi” là các kết tử đồng hướng, dẫn nhập các luận cứ cùng tiến đến kết luận chung (a).
Kết tử nghịch hướng như: tuy vậy/ tuy thế, tuy nhưng, tuy nhiên, tuy, thực ra, thế mà, vậy mà…
Ví dụ:
Tôi nghênh mặt lên, không chào, lặng lẽ quay ra. Đuôi cánh tôi quay chổng vào mặt anh một cách coi thường. Tôi đã từ giã ông anh cổ hủ của tôi một cách ngạo mạn như vậy. Để mặc ông anh tức tím ruột.
Tuy vậy, anh cũng không dám đuổi đánh tôi, đành ôm nỗi căm hờn vì
có đứa em hỗn láo dám đi phiêu lưu. (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Trong ví dụ này, luận cứ thứ nhất là hành động từ giã một cách ngang ngược, ngạo mạn và coi thường của Dế Mèn. Luận cứ thứ hai nêu lên tính hung hăng, ngông cuồng dám đi phiêu lưu của chú. Và kết luận là thái độ bất lực, cam chịu, không dám đánh đuổi của ông anh trưởng được kết nối qua kết tử tuy vậy.
1.3.3. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 1.3.3.1 Khái niệm