Rèn luyện cách xây dựng hệ thống lập luận

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 54)

2.2.1. Hệ thống luận điểm

2.2.1.1. Vai trò của luận điểm trong văn nghị luận

Xem xét từ giác độ tác giả, luận điểm chính là kiến giải và chủ trương của tác giả trong bài văn, bày tỏ lập trường, quan điểm và tư tưởng của người viết. Xem xét từ giác độ bài văn, luận điểm là tư tưởng trung tâm của bài văn, nó tỏ rõ việc tán thành hay phản đối một vấn đề nào đó. Như vậy, luận điểm chính là gốc rễ, linh hồn của bài văn. Nó vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết, có tác dụng như một cương lĩnh trong toàn bài. Xem xét từ tư duy của con người, luận điểm được hình thành trên cơ sở luận cứ, nhưng trong bài văn, khi luận điểm được xác lập, thì nó trở lại có tác dụng chi phối luận cứ, và buộc luận cứ phục vụ cho nó, để luận chứng khai thác mối liên hệ logic giữa nó và luận cứ. Bởi vậy, luận điểm là trung tâm của bài văn nghị luận.

Luận điểm thể hiện chiều sâu của bài văn nghị luận. Mục đích cuối cùng của bài văn nghị luận là thuyết phục người khác hiểu, tin và hành động theo những gì người viết đề xuất. Vậy nên, nếu ý kiến của người viết mà hời hợt, phiến diện thì sẽ không thuyết phục. Một bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm phong phú, đa dạng và chính xác sẽ là một bài văn hoàn chỉnh, sâu sắc. Việc nêu và trình bày luận điểm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của bài văn nghị luận.

Trong tạo lập các loại văn bản, người tạo lập phải định hướng nội dung trước khi tiến hành viết.

Đối với VBNL, định hướng nội dung tức là hình thành và thể hiện quan điểm của chủ thể nghị luận đối với đề tài nghị luận. Như vậy luận điểm là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết. Trên cơ sở những luận điểm này người viết mới có thể bàn sâu, phân tích kỹ và đánh giá thấu đáo các vấn đề nghị luận. Luận điểm là cơ sở để xây dựng bài văn.

2.2.1.2. Yêu cầu của luận điểm

Luận điểm phải tập trung

Luận điểm tập trung tức là có thể nắm lấy cái cốt của sự vật. Luận điểm tốt nhất là không nên chia cắt, phân tán, mà phải sắp xếp lại để rồi có thể biểu đạt ra rõ ràng bằng một hoặc vài câu. Có như vậy mới khiến cho độc giả hiểu thấu được trung tâm vấn đề mà bạn trình bày.

Ví dụ:

Từ xưa đến nay, trên thế giới có biết bao chí sĩ, để thực hiện hoài bão lớn lao của đời mình, đã khổ công học tập nghiên cứu, học tập trong những điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ và trên bước đường tự học, tự rèn luyện để đó, họ đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, để xây đắp nên nền đường vững chắc để cuối cùng thực hiện được lí tưởng cao đẹp. Đồng thời, cũng chứng minh một chân lí: Bền bỉ tự học có thể thành tài.

Thành tài là điều có sức thu hút mạnh mẽ với thanh niên, là đích hướng tới của biết bao người trong chúng ta. Mỗi một thanh niên có chí khí điều mong muốn mình thành công. Có người cho rằng vào đại học là con đường thành tài duy nhất, không vào được đại học thì không thể thành tài. Vậy thì tự học thì không thể thành tài được hay sao? Biết bao thực tế đã mách bảo chúng ta, bền bỉ tự học cũng có thể thành tài.

Luận điểm phải rõ ràng, ngắn gọn

Về hình thức, luận điểm phải được khái quát bằng một câu ngắn gọn. Về nội dung, luận điểm phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm, quan điểm của người viết. Luận điểm càng dài dòng thì nghĩa càng rời rạc. Luận điểm ngắn gọn thể hiện sự tập trung vào nội dung nghị luận. Luận điểm tồn tại ở hai dạng: khẳng định hoặc phủ định. Dù ở dạng nào cũng phải thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát hoặc đồng tình hoặc phản đối. Muốn cho luận điểm rõ ràng, ngắn gọn ngoài năng lực quan sát và nhận xét vấn đề một cách khoa học, còn cần phải có năng lực khái quát của người viết. Trong đó, năng lực lực nhận thức là một nhân tố chủ yếu, năng lực nhận thức cao thì quan điểm sẽ sáng rõ, năng lực nhận thức thấp thì sẽ không nắm bắt được bản chất của sự vật. Từ đó ta thấy: sự rõ ràng, ngắn gọn của luận điểm là sản phẩm của năng lực nhận thức cộng với năng lực khái quát cao.

Luận điểm phải sâu sắc

Luận điểm sâu sắc tức là luận điểm không phù phiếm hời hợt, không phản ánh vấn đề một cách chung chung, bề ngoài, mà là đi sâu vào bản chất sự vật. Luận điểm khi đã xác lập phải chứng tỏ được chiều sâu và chiều rộng của nó, khiến người đọc nhận thức được sâu sắc vấn đề.

Luận điểm phải mới mẻ, sáng tạo

Luận điểm mới mẻ tức là có thể nêu ra được những kiến giải mới về một sự vật, có thể rút ra được kết luận khác với mọi người, cho người ta một sự gợi

mở mới, một thu hoạch độc đáo. Có hai cách xây dựng luận điểm thể hiện sự sáng tạo và mới mẻ. Thứ nhất, người viết phát kiến ra một luận điểm hoàn toàn mới, theo một phương thức tiếp cận mới. Thứ hai, dựa trên một số cơ sở của những luận điểm đã được nêu bởi những tác giả khác, người viết có thể đặt lại vấn đề nhưng giải quyết dưới góc độ khác.

Những yêu cầu nói trên đối với luận điểm không phải là đứng riêng rẽ không liên quan tới nhau. Chúng thường có mối quan hệ chặt chẽ.

Có không ít bài văn nghị luận, hoặc luận điểm không rõ, hoặc luận điểm cũ, nông cạn, không mang lại cái cảm nhận mới mẻ tươi tắn, hoặc luận điểm vụn vặt, trình bày phân tán, rời rạc v.v…. Những căn bệnh này đều do không coi trọng những yêu cầu của luận điểm mà ra.

2.2.1.3. Cách tìm luận điểm

Hiện nay, chất lượng các bài tập làm văn của HS còn thấp. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là HS chưa biết cách tìm, lựa chọn, sắp xếp và trình bày luận điểm. Trong khi đó, tìm được luận điểm chính là chìa khóa để làm tốt bài văn nghị luận.

Phân tích đề bài

Đề văn là cơ sở quan trọng để tìm luận điểm. Bao giờ đề văn cũng vạch ra cho HS một hướng đi cụ thể. Khi phân tích đề cần chú ý những từ khóa để xác định nội dung nghị luận, phương thức nghị luận và phạm vi nghị luận. Tuy nhiên, khi phân tích đề còn phụ thuộc vào cách ra đề. Có hai khuynh hướng ra đề. Theo khuynh hướng truyền thống - nội dung nghị luận hiện rõ ngay trên đề văn. Với cách ra đề này thì học sinh chỉ cần thực hiện theo đúng yêu cầu của đề để tìm ra luận điểm. Ví dụ: SGK 10 tập 2 có đề bài: “Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên”. Khi phân tích đề này HS cần chú ý các từ, cụm từ, vế câu: “Vai trò và tác dụng to lớn của sách”, “sách mở ra những chân trời mới” “giải

thích”, “chứng minh”. Từ đó hình thành luận điểm theo các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận. Ví dụ các luận điểm đó là: Sách là gì? (thao tác giải thích), Sách có tác dụng như thế nào? (thao tác bình luận).

Theo khuynh hướng khác, khuynh hướng hiện đại, đề văn không đưa ra

các yếu tố nghị luận cụ thể, cách ra đề này tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự do khai thác luận điểm. Ví dụ đề bài: “Hãy nêu quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay?”. Khi phân tích bài thơ này HS cần chú ý cụm từ “bài thơ hay”. Đây là dạng đề mở vậy nên không có gợi ý cho những thao tác lập luận cụ thể để làm căn cứ tìm luận điểm. Chỉ có thể tìm luận điểm bằng quan niệm riêng của mỗi cá nhân về một bài thơ hay.

Phân tích đề thực chất là đi tìm nội dung nghị luận, phương thức nghị luận và phạm vi nghị luận.

Phân tích văn bản

Đối với kiểu bài nghị luận văn học, việc tìm luận điểm thường căn cứ vào văn bản. Khi phân tích đề, bên cạnh việc căn cứ vào các yếu tố ngôn ngữ thì HS cần phải có năng lực phân tích và khái quát nội dung của tác phẩm. Mỗi một nội dung của văn bản là một luận điểm. Ví dụ: đề bài: “Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II”. Khi phân tích bài thơ này HS phải chú ý phân tích yếu tố ngôn ngữ, nghệ thuật để khái quát nội dung bài thơ thành các luận điểm. Cụ thể trong đề này cần đưa ra được hai luận điểm. Luận điểm 1: Nỗi cô đơn chán ngán của Hồ Xuân Hương. Luận điểm 2: Khát vọng có được hạnh phúc.

Mấu chốt của phân tích văn bản là dựa vào yếu tố phân tích - khái quát nội dung văn bản để khái quát luận điểm.

Tìm luận điểm dựa vào trình tự nhận thức, tư duy

Trong cuộc sống con người các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan theo những quy luật khác nhau. Một cách chung nhất, Lê-nin đã chỉ ra quy luật của nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí,

của sự nhận thức hiện thực khách quan”. Như vậy, bản chất của quá trình nhận thức là sự khám phá chân lí, hiện thực khách quan theo trình tự tư duy từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Ở văn nghị luận, trình tự tư duy được biểu hiện ở ba giai đoạn: hiểu - đánh giá - bàn luận. Tương ứng với mỗi đoạn có ít nhất một luận điểm. Như vậy đứng trước một vấn đề nghị luận, HS phải hiểu vấn đề nghị luận là gì, đánh giá vấn đề đó ra sao và bàn luận nó như thế nào?

Quá trình tìm luận điểm dựa vào trình tự nhận thức, tư duy của HS xác định thao tác nghị luận mà không cần sự định hướng của đề tài. Suy cho cùng, nghị luận là sự tổng hợp các thao tác nghị luận chứ không riêng gì thao tác giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

Nhìn vấn đề nghị luận từ nhiều góc độ khác nhau

Khi tiến hành nghị luận, bao giờ vấn đề nghị luận cũng được quan sát đa chiều và đặt trong nhiều mối quan hệ. Chẳng hạn đặt ở góc độ thực tế cuộc sống, ở góc độ lí thuyết sách vở, trong quan hệ với thời gian, không gian, quan hệ so sánh với những sự vật sự việc cùng loại…vấn đề sẽ được nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện. Ví dụ với đề bài bàn về câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu đặt trong quan hệ lí thuyết thì câu tục ngữ này chưa chính xác. Nhưng nếu đặt trong quan hệ thực tiễn lao động thì câu tục ngữ này hoàn toàn đúng.

Nhìn vấn đề nghị luận ở nhiều góc độ khác nhau tạo ra nhiều luận điểm. Sự đa dạng về luận điểm giúp bài văn có tính bao quát và toàn diện hơn.

2.2.1.4. Nghệ thuật nêu luận điểm

Khi đã có luận điểm mới mẻ, sâu sắc và sáng rõ thì không phải cứ tùy ý tung ra thế nào trong bài văn cũng được. Khi sắp xếp, phải cân nhắc về phương pháp, lựa chọn hình thức nêu. Ta hãy quan sát một cách thức nêu luận điểm như sau:

Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì? Có người nói: Hoa đẹp hiếm khi thấy, Tuổi xuân không dài mấy. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là truy

tìm hoan lạc. Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì? Lại có người nói: Chén rượu và đàn ca, đời người được mấy ta. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là chạy theo hưởng thụ. Chúng ta nói: Không! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn trề nhựa sống. Bởi vậy tuổi xuân thực sự phải có nghĩa là: tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho tổ quốc, cho nhân loại [48].

Đây là một cách mở đầu bài văn: Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì? Ở đây cũng biểu hiện một cách thức bày tỏ luận điểm. Luận điểm nêu ra là: “Tuổi xuân thực sự có nghĩa là tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại”. Tác giả đã có sự dẫn dắt rất khéo từ sự lựa chọn để xác định luận điểm, chứ không phải đưa ra một cách trần trụi, đường đột. Trước hết, tác giả nêu ra hai quan điểm sai lầm cùng luận cứ, sau đó với thái độ nghiêm túc mà nêu ra luận điểm của bài văn. Sắp xếp như vậy là có phá, có lập, có phải, có trái, rõ ràng minh bạch và có sức mạnh, tạo sự dẫn dắt cho việc luận chứng toàn bài. Như vậy, việc bộc lộ luận điểm vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, có bối cảnh, có lí do ngọn ngành.

Nêu luận điểm trực tiếp

Mở đầu đoạn văn nghị luận, người viết nêu câu luận điểm ngay ở câu đầu tiên sau đó mới tiến hành lập luận chứng minh, giải thích, phân tích…Nêu luận điểm trực tiếp giúp người đọc (nghe) dễ dàng nắm bắt được quan điểm của người viết. Từ đó có cái nhìn toàn diện về bài văn nghị luận. Tuy nhiên, cũng cần có sự linh hoạt, khéo léo khi nêu luận điểm để tránh sự nhàm chán.

Nêu thông qua dẫn dắt

Dẫn dắt là cách đưa người đọc từng bước nhận ra luận điểm bằng một sự việc, một câu chuyện kể hoặc một câu danh ngôn. Khác với cách nêu luận điểm trực tiếp, dẫn dắt tạo ra một nhu cầu khám phá tri thức. Thông thường sau mỗi sự kiện, câu chuyện người đọc (nghe) tự nhận ra luận điểm hoặc người viết sẽ tự

khái quát thành luận điểm. Khi dẫn dắt không nên quá dài sẽ gây mất tập trung và làm loãng không khí nghị luận.

Ví dụ: Cũng với luận đề “Bản chất của thành công”, trong một đoạn khác người viết cũng đưa ra luận điểm theo cách dẫn dắt:

“Ngày còn nhỏ tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả về mẹ-người phụ nữ đã che trở cuộc đời em. Cậu bé viết về mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ-người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi vì ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình yêu nào thiêng liêng hơn thế?”[40,tr.127].

Nêu luận điểm bằng cách đặt câu hỏi:

Mở đầu đoạn nghị luận, người viết đặt ra một câu hỏi. Câu hỏi này để người đọc suy ngẫm về quan điểm của người viết thể hiện trong đó. Qua những thông tin trả lời câu hỏi, luận điểm được hình thành.

Ví dụ: Một đoạn khác trong bài viết về “Bản chất của thành công” HS Hà Minh Ngọc đã viết:

Cũng có khi bạn mơ ước thành công sẽ đến với mình như đến với Abrmovic-ông chủ một đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho đội bóng của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abrmovic không nhận được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đã đến với mỗi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế [40,tr.127].

Qua đối chiếu phải trái để thể hiện luận điểm

“Những người viết văn xưa nay đều đề xướng cái ngắn gọn va coi cái “dây cà ra dây muống” trong làm văn là điều cấm kị. Hẳn là như vậy.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)