Cách lập luận

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 67 - 84)

2.2.3.1. Vai trò của lập luận

Một bài văn nghị luận phải hôi tụ đầy đủ ba yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận. Có luận điểm và luận cứ rồi còn phải biết làm sao cho luận cứ “nói lên” luận điểm; làm sao cho lí lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau đểthuyết minh luận điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Muốn vậy thì phải biết cách lập luận. Ba yếu tố: luận điểm, luận cứ, lập luận gắn bó chặt chẽ với nhau. Xét trên phương diện đặc trưng của VBNL, không có lập luận thì không thành VBNL.

Lập luận tạo nên tính chặt chẽ cho bài văn nghị luận. Hai yếu tố luận điểm luận cứ không thể tồn tại độc lập và tách biệt nhau mà luôn kết hợp để tạo thành một hệ thống. Xoay quanh luận đề, người viết phải tìm ra các luận điểm để làm sáng tỏ luận đề. Đến lượt mình, luận điểm phải được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Luận điểm lớn (luận điểm chính) được làm rõ bởi các luận điểm nhỏ (luận điểm mở rộng). Cứ như thế, việc sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic nhất định. Tuy nhiên nếu như chỉ dừng lại ở việc sắp xếp theo một trình tự nhất định thôi thì chưa liên kết. Vậy nên lập luận ở đây đóng vai trò là yếu tố liên kết luận điểm với luận cứ tạo nên sự thống nhất của văn bản. Nói cách khác, lập luận là cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho việc diễn đạt được chặt chẽ và thuyết phục.

Muốn viết được một bài văn nghị luận, người viết phải xây dựng được hệ thống luận điểm. Và nhiệm vụ của lập luận là bảo vệ tính đúng đắn của luận điểm. Theo một hình thức lập luận nhất định, người viết xuất phát từ luận cứ để dẫn đến luận điểm. Như vậy để bảo vệ luận điểm, yêu cầu đầu tiên là phải có luận cứ. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cách nêu luận cứ như thế nào để luận điểm được vững vàng và sáng tỏ. Luận cứ chính xác và cách sắp xếp, dẫn dắt luận cứ hợp lý sẽ chứng minh tính đúng đắn của luận điểm.

2.2.3.2. Yêu cầu đối với lập luận

Lập luận phải đảm bảo tính logic

Logic của luận điểm thể hiện trong mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ. Luận điểm là quan điểm, tư tưởng của người viết. Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. Luận điểm và luận cứ phải có sự thống nhất về mặt ý nghĩa. Mặt khác, lập luận là cách sắp xếp, tổ chức các luận điểm để đưa đến luận điểm. Có nhiều cách sắp xếp khác nhau nhưng dù sử dụng cách nào lập luận cũng cần phải logic. Có nghĩa là, trên cơ sở những phán đoán và suy luận người viết đưa ra luận cứ để thuyết minh cho luận điểm. Suy cho cùng,

để đảm bảo tính logic của lập luận người viết phải dựa trên quy luật logic để tìm ra hình thức lập luận thích hợp.

Lập luận đa chiều

Mỗi một vấn đề đặt ra để bàn bạc, nghị luận không phải lúc nào cũng đơn giản, một chiều. Thông thường vấn đề nghị luận là những sự kiện, hiện tượng đang được xã hội quan tâm, tranh luận. Đặc điểm của tranh luận là xem xét vấn đề ở nhiều hướng nhiều chiều. Do đó, lập luận cũng phải đa dạng ở nhiều góc nhìn.

Tính đa chiều của lập luận còn thể hiện ở việc sử dụng đa dạng các hình thức lập luận. Để thu hút sự chú ý và thuyết phục người đọc, người viết không chỉ sử dụng một hình thức lập luận cho cả bài nghị luận. Mỗi hình thức lập luận có một sức mạnh thuyết phục riêng. Mỗi một luận điểm lại cần có một hình thức lập luận phù hợp. Do đó, cần sự cân nhắc, chọn lọc và sử dụng hình thức lập luận phù hợp với luận điểm.

2.2.3.3. Các cách lập luận

Phương pháp lập luận là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm. Thực chất của phương pháp lập luận, là cách đưa luận cứ vào quỹ đạo logic để tạo thành sức thuyết phục cho luận điểm.

Lập luận diễn dịch

Diễn dịch là cách lập luận từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể. Nói cách khác, đây là thao tác đi từ cái chung đến cái riêng; từ cái toàn thể đến cái bộ phận; từ khái quát đến đơn lẻ.

Ví dụ: “Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao của văn học nghệ thuật. Nguyễn Du, Tolstoi, Lỗ Tấn… đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì hơn bất cứ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong thời đại họ.”[22, tr.15].

Nhận xét: Trong đoạn văn trên, người viết đã đi từ nguyên lý phổ biến: Bao giờ cũng là…

Ở câu thứ hai là nhận định mới về các nhà văn cụ thể được suy ra từ câu thứ nhất (trước hết…)

Lập luận quy nạp

Ngược lại với lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp bắt đầu từ vấn đề riêng lẻ để đi đến một vấn đề có tính khái quát. Đây là thao tác đi từ cái chung, cái bộ phận đến toàn thể; từ đơn lẻ đến khái quát.

Ví dụ:

Bộ Sử kí Tư Mã Thiên mà các nhà Nho vẫn công nhận làm mẫu văn hay kia, nếu không phát sinh từ trong buồng gan uất ức của ông “Thái sử” thì ở đâu ra? Gần chúng ta hơn là các nhà tiền bối như Nguyễn Du, Cao Bá Nhạ, Nguyễn Công Trứ, Yên Đổ, Tú Xương, Phan Sào Nam, Nguyễn Khắc Hiếu cũng vậy. Những câu văn mà hiện còn truyền tụng cũng đều biểu hiện những buồng tim đã chán chê với thế cuộc nhân tình. Không có một khối óc sôi nổi, không có một thế giới quan, một nhân sinh quan động thì không thể sản sinh ra được một áng danh văn[22,tr.16].

Ở đoạn văn trên, tác giả lấy dẫn chứng từ xa (thực tiễn văn học Trung Quốc) đến gần (thực tiễn văn học Việt Nam). Sau đó, đi đến một khái quát chung: Văn hay luôn phát sinh từ tâm hồn và khối óc con người.

Lập luận tổng-phân-hợp (phối hợp diễn dịch với quy nạp)

Quy nạp và diễn dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau là hai mặt của cùng một phép biện chứng, là hai nhân tố của phương pháp nhận thức biện chứng thống nhất. Diễn dịch bao giờ cũng giả định, trước đó phải có quy nạp. Ngược lại phép quy nạp lại cần được kiểm nghiệm bằng phương pháp diễn dịch.

Trong thực tế lập luận, người ta thường vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận này với nhau để đẩy nhận thức thêm cao, thêm sâu. Chẳng hạn, phần đầu đoạn văn viết theo trật tự diễn dịch, nêu lên một luận cứ rồi triển khai một luận

cứ đó bằng những luận chứng. Ở phần cuối các luận chứng được tổng hợp lại hay kết thúc sự triển khai ý khái quát ban đầu bằng một kết luận có ý nghĩa quy nạp. Kết luận này củng cố ý khái quát ban đầu bằng một bước khái quát mới, dọi một ánh sáng mới với tầm nhìn cao hơn.

Cách lập luận như trên tương ứng với quá trình tổng-phân-hợp, tức là sự kết hợp hình thức tổng hợp và phân tích. Thoạt đầu, nêu vấn đề có tính chất tổng hợp, khái quát (tổng), tiếp theo phân tích hoặc chứng minh bằng những luận chứng, cụ thể (phân), cuối cùng lại tổng hợp, khái quát, nâng cao hoặc mở rộng vấn đề (hợp).

Ví dụ:

Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước(1). Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở những vùng tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc(2). Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong đi giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình(3). Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ…(4)Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước(5)[25].

Ở đoạn văn trên, tác giả đã lập luận theo hình thức tổng-phân-hợp. Với 5 câu được liên kết với nhau rất chặt chẽ, mạch lạc. Câu 1 vừa nêu được ý khái quát cho cả đoạn vừa có tác dụng chuyển ý, chuyển đoạn rất khéo léo. Ba câu tiếp theo khá dài làm nhiệm vụ đưa ra những dẫn chứng để chứng minh cho ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khái quát ở câu thứ nhất. Cách nêu dẫn chứng theo: Lứa tuổi (cụ già tóc bạc- nhi đồng trẻ thơ); không gian (trong nước, ngoài nước, kiều bào nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm…); nhiệm vụ- công việc (chiến đấu- sản xuất); con người (bộ đội, công nhân, nông dân, phụ nữ…); việc làm thể hiện lòng yêu nước (chịu đói, diệt giặc, sản xuất…). Từ những chứng cứ cụ thể này, câu thứ 5 đúc kết thành một nhận định mới phù hợp với nhận định ban đầu nhưng được nâng cao hơn. Đó là mô hình tổng - phân - hợp.

Mô hình này cũng thường là mô hình kết cấu của toàn bài văn nghị luận.

Lập luận so sánh

So sánh là đối chiếu (đối sánh) một cách tường minh các đối tượng, các sự kiện, các vấn đề để phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng nhằm làm nổi bật điều mình phát biểu, đi đến khẳng định, bênh vực, đề cao hay bác bỏ, phủ nhận, hạ thấp một vấn đề nào đó.

Thực chất của so sánh là phân tích hai đối tượng, hai vấn đề trên cơ sở sự giống nhau hay khác nhau giữa chúng, để làm cho ý nghĩa của chúng rõ ràng hơn. Đây là thao tác thúc đẩy quá trình vận động của tư duy để tìm tòi cái mới.

Có hai loại so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

+ So sánh tương đồng là từ một chân lí đã biết để suy ra một chân lí tương tự, có chung một logic bên trong. Trong so sánh tương đồng không có sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý nâng đỡ nhau, thuyết minh và làm rõ nghĩa cho nhau. Ví dụ: “Nếu ví dư luận của giới văn học như một dòng nước thì Vũ Trọng Phụng như một vật nổi trong dòng nước xoáy của nó. Vật nổi này cứ trôi nổi dập dềnh, có khi chìm sâu xuống tưởng chừng đã mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn, lặng lẽ theo đúng quy luật Acsimét”[22,tr.16].

+ So sánh tương phản còn gọi là phương pháp đối lập là đối chiếu các mặt trắng-đen, phải-trái, cũ-mới, tốt-xấu… tức các mặt đối lập nhau để làm nổi bật luận điểm.

Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt…Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như làm một việc tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái tình ái của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu… [18,tr.22].

Lập luận theo quan hệ nhân quả

Nhân quả là nêu ra nguyên nhân của một sự việc, hiện tượng…và trình bày kết quả của nó, hoặc ngược lại (kết quả- nguyên nhân)

Ví dụ:

Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhận ra cái tình thế đau đớn ấy, và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện nàng Trương xuống thủy cung và sau còn gặp mặt chồng một lần nữa [22,tr.18].

Trong đoạn văn trên, được trình bày theo quan hệ nhân quả.

Nguyên nhân được thể hiện bằng câu: dân chúng không chịu nhận ra cái tình thế đau đớn ấy.

Kết quả được diễn đạt bằng câu: mới có đoạn thứ hai, kể chuyện nàng Trương xuống thủy cung và sau còn gặp mặt chồng một lần nữa.

Lập luận giả thiết

Phương pháp giả thiết là phương pháp nêu ra một luận điểm giả định và phát triển nó. Cho đến tận cùng để chứng tỏ đó là luận điểm sai và từ đó khẳng định luận điểm của mình. Đó là cách lật ngược vấn đề để xem xét.

Ví dụ:

Giả sử, nếu không có Thơ mới thì sau cách mạng tháng Tám tình hình thơ ca sẽ như thế nào? Chắc chắn là từ các thể thơ cũ : bát cú, tuyệt

cú, cổ phong mà nhảy vọt lên để sớm có thành tựu của Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu…trong kháng chiến lần thứ nhất, là chuyện khó quan niệm nổi. Lịch sử là sợi dây chuyền mà mỗi khâu trong đó đều có vai trò trong quá trình phát triển [22,tr.17].

Quy trình lập luận

Gồm có năm bước:

Văn nghị luận không chỉ cần có ý mà còn phải có lí, vì đích của văn nghị luận là thuyết phục. Kết hợp chặt chẽ giữa ý và lí là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận. Ý là nội dung bao gồm hệ thống ý: ý lớn, ý nhỏ và các ý nhỏ hơn. Lí là cái cốt lõi logic của nội dung, nền tảng của sức thuyết phục nội dung. Đề bài văn đảm bảo tính có lí, cần thiết phải lập luận. Lập luận là đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng nhằm hướng người đọc đến kết luận mà người viết cho là đúng đắn. Muốn lập luận người viết phải có kết luận, luận cứ và biết cách luận chứng thích hợp. Dưới đây là năm bước trong quy trình lập luận:

B1:Xác định luận điểm (kết luận) cho lập luận. B2: Xây dựng luận cứ cho lập luận.

B3: Lựa chọn các phương tiện liên kết trong lập luận. B4: Lựa chon cách triển khai thành đoạn.

B5: Kiểm tra tính hợp lý của lập luận và chỉnh sửa.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho HS lớp 11 THPT. Để viết được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh và có giá trị HS cần được rèn luyện những kỹ năng như: sử dụng ngôn ngữ nghị luận, biết cách xây dựng đoạn văn theo kết cấu của bài và đặc biệt là phải biết xây dựng hệ thống lập luận. Kỹ năng lập luận thể hiện cách tư duy, bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết. Quá trình tạo lập VBNL, người học cần vận dụng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và cách thức lập luận một cách hiệu quả.

Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 3.1.Thiết kế các bài học về thao tác lập luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết kế bài học là thiết kế hệ thống các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm hoàn thành nhiệm vụ của bài học. Bản thiết kế bài học là kết hợp những yếu tố cụ thể bao quát đủ những yếu tố cơ bản và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lý giữa các yếu tố này.

Thiết kế cơ bản của bài học bao gồm thiết kế mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động học tập, các phương tiện giảng dạy và học tập, đánh giá, tổng kết bổ sung. Tất cả những thiết kế đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định và quy trình rõ ràng để tiến hành trên lớp.

Thiết kế hoạt động học tập là hoạch định những hoạt động cụ thể mà người dạy và người học cần làm để đạt được mục tiêu bài học. Khi thiết kế hoạt động dạy và học thì trọng tâm, điểm xuất phát là hoạt động của người học. Từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy, tức là lựa

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 67 - 84)