Thao tác lập luận là động tác tiến hành hành động lập luận nhằm trình bày hệ thống lí lẽ và luận chứng của mình một cách chặt chẽ, rành mạch theo một trình tự hợp lý, đúng với quy luật logic.
Tác dụng của thao tác lập luận là nhằm phát hiện các luận cứ và trình bày lập luận trong quá trình lập luận. Thao tác lập luận là động tác tiến hành hành động lập luận nhằm trình bày hệ thống lí lẽ và luận chứng của mình một cách chặt chẽ, rành mạch, gẫy gọn theo một trật tự hợp lý, đúng với quy luật logic. Lập luận là một quá trình liên kết, xâu chuỗi những luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chứng kiến, một quan niệm nhất định để người đọc hiểu, tin ở những kết luận mà người viết muốn dẫn người đọc đến. Lập luận là sản phẩm của tư duy logic. Do vậy, lập luận phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết
phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho chặt chẽ, thuyết phục. Mặt khác, lập luận phải có đích, đích của lập luận là phải tìm ra chân lý mới, rút ra những trí thức này từ những trí thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học.
Để lập luận, người ta phải sử dụng các thao tác lập luận. Đặc điểm của các thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và đánh giá sự đúng-sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, phát biểu ý kiến, biểu hiện rõ lập trường quan điểm của bản thân. Việc trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thông qua các phương thức tư duy logic như khái niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống dẫn chứng nhằm đạt mục đích nghị luận. Vậy thao tác lập luận chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận. Nói cách khác, thao tác lập luận là những hành động được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hoạt động lập luận.
1.3.3.2.Các thao tác lập luận
Thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận so sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của một sự vật, hiện tượng, ý kiến được đem ra bàn luận.
Sử dụng thao tác lập luận so sánh trong viết văn nghị luận để làm sáng rõ, vững chắc thêm luận điểm của mình, đồng thời cũng đưa ra lời nhận xét, đánh giá chính xác.
Thông qua so sánh những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tương nghị luận với đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lý giải. Kết quả là người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của một ý kiến, nhận định (kết luận của lập luận) mà người viết (người nói) hướng tới. Như vậy, mục đích của so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh giúp người viết văn nghị luận triển khai và
phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nổi bật, so sánh đúng còn làm cho bài nghị luận thêm rõ ràng, cụ thể, sinh động và giàu tính thuyết phục.
Trong văn nghị luận thường có hai cách lập luận so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản .
Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập luận dựa trên sự đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác, vấn đề này với vấn đề khác trên cơ sở đó có nét tương đồng (hoặc tương phản) giữa chúng. Lập luận bằng cách so sánh tương đồng không có sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý nâng đỡ cho nhau để cùng làm sáng tỏ một vấn đề.
Ví dụ:
Từng nghe nói rằng: người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về nơi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất áng sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy[12,tr.85].
Nội dung đoạn văn nói về mối quan hệ giữa người tài và thiên tử. Cách lập luận của tác giả là dùng cách so sánh: người hiền như ngôi sao sáng trên trời; người hiền phải làm sứ giả cho thiên tử; sao sáng phải tụ về Bắc Đẩu. Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng cách so sánh hình ảnh người hiền như sao sáng và quan hệ của người hiền với thiên tử như quy luật của Tinh Tú. Mục đích của cách lập luận so sánh hình ảnh này nhằm: khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hiền với thiên tử và cuộc đời.
Lập luận bằng cách so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận hướng tới.
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc mới bàn đến một hạng người, Truyện Kiều nói đến cả xã hội người, nhưng phải tới Văn Chiêu Hồn ta mới thấy niềm xót xa cho cả loài người. Các tác phẩm khác chỉ nói về con người trong cõi sống, chỉ Văn Chiêu Hồn mới động tới con người cõi chết [48].
So sánh bài “Văn Chiêu Hồn” với những đối tượng so sánh như: Chinh Phụ
Ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều. Tìm ra những nét giống và khác
nhau: chỉ riêng “Văn Chiêu Hồn” là bàn đến cả loài người trong một vùng địa dư xưa nay ít ai động tới đó là “cõi chết” nhằm thể hiện “niềm xót xa cho cả loài người”.
Để đạt hiệu quả lập luận, khi thực hiện thao tác lập luận này cần dựa trên cùng một tiêu chí, cùng bình diện, sau đó phải rút ra những nhận xét, đánh giá về đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh .
Để hướng tới kết luận, người ta thường so sánh với một hoặc nhiều đối tượng khác trên cơ sở một nét tương đồng nào đấy. Thông qua so sánh, những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tượng nghị luận với đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lý giải. Kết quả là, người đọc, người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của ý kiến, nhận định (kết luận của lập luận) mà người viết (người nói) hướng tới.
Thao tác lập luận phân tích
Phân tích là cách chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kỹ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng đó.
Thao tác lập luận phân tích là thao tác trong đó người viết (nói) đề xuất, tập hợp, triển khai hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để phân tích, bình luận chứng minh nhằm làm sáng tỏ một nhận định, qua đó khẳng định giá trị chân lí của nhận định đó.
Đối tượng được phân tích có thể là một nhận định, một văn bản, truyện ngắn, bài thơ, đoạn văn, một hành vi, một sự việc, một nhân vật... Nhờ phân tích, người ta thấy được mối quan hệ giữa lời nói - việc làm, giữa bên trong - bên ngoài, giữa hình thức - nội dung, ... của một con người, sự vật, hiện tượng. Cũng nhờ phân tích người ta thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận trong cơ thể, giữa các chi tiết trong các cỗ máy và thậm chí thấy được mối quan hệ của những sự vật, hiên tượng như chẳng có gì gắn bó với nhau. Có rất nhiều mối quan hệ được xác định nhờ phân tích: Nguyên nhân - kết quả, chính - phụ, xa - gần, chung - riêng, khái quát - cụ thể,...Từ việc phân tích có thể chỉ ra những phẩm chất, năng lực, tính cách của một con người, thấy được khuynh hướng phát triển của sự vật.
Và làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được giá trị của chúng.
Phân tích cần đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét một cách riêng biệt, nhưng không có nghĩa là tách rời khỏi cái chung, chỉ thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết, vụn vặt. Chính vì thế, phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp, khái quát. Phân tích mà không tổng hợp, khái quát thì sự phân tích đó sẽ mất đi nhiều ý nghĩa. Ngược lại, tổng hợp, khái quát mà không dựa vào phân tích thì sẽ thiếu cơ sở, không vững chắc. Để có thể rút ra những kết luận đúng, cần dựa trên sự phân tích sâu sắc, kỹ càng, xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện từ nhiều phía.
Một số cách phân tích: cắt nghĩa và bình giá, chỉ ra nguyên nhân-kết quả, phân loại đối tượng, liên hệ đối chiếu.
Ví dụ:
Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn
bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị khóc lóc, chị kêu trời nhưng chị không chịu nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình [25,tr.107].
Trong đoạn văn trên, chủ đề đưa ra phân tích là “chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát”. Ý kiến nhận định khái quát này đã triển khai phân tích bằng hệ thống lí lẽ để làm rõ ý “đảm đang, tháo vát”. Ở những câu tiếp theo “một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị khóc lóc, chị kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn”. Rồi những lí lẽ đã phân tích trên đó làm cơ sở để tổng hợp, khái quát lại “Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình”.
Trong thực tế viết văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích thường không đứng đơn lẻ mà kết hợp hài hòa với những thao tác nghị luận khác (chứng minh, giải thích, bình luận) để đạt hiệu quả.
Ví dụ:
(1)Trong Truyện Kiều, đồng tiền len lỏi vào khắp chốn, khắp nơi, vào mọi tầng lớp xã hội, chi phối tâm lý một bộ phận lớn con người trong cái xã hội ấy.(2) Ở đây, quan lại có kẻ vì tiền mà hành hạ con người, nho sĩ có kẻ vì tiền mà lưu manh hóa, bọn buôn thịt bán người tất cả vì tiền mà bày ra trăm phương nghìn kế để bẫy người phụ nữ, bắt họ phải đem thân xác ra làm món hàng để buôn bán kiếm trác.(3)Đồng tiền ăn sâu vào tâm lý con người đến nỗi Mã Giám Sinh trước tài hoa và nhan sắc của Thúy Kiều chỉ biết có cân đo, trả giá.(4)Còn Tú Bà thì mừng quýnh lên khi thấy Mã Giám Sinh mua được Thúy Kiều, rồi tức đến lộn ruột khi biết Kiều thoát thân với Mã, rồi run sợ, mặt tái mét khi thấy Kiều rút toan tự tử...[25,tr.108]
Trong đoạn văn này câu (1) nêu lên ý khái quát, câu (2) phân tích làm rõ hơn ý khái quát, câu (3) câu (4) nêu dẫn chứng chứng minh để thuyết phục cho lý lẽ nêu lên ở câu(1)và (2). Thao tác lập luận phân tích trong đoạn văn được vận dụng kết hợp với thao tác chứng minh để tăng tính thuyết phục.
Thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Bác bỏ là một thao tác lập luận quan trọng giúp cho bài luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục. Thao tác này không chỉ hữu ích cho việc viết bài nghị luận mà còn cần thiết cho cuộc sống. Người có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, lời nói sai trái, thiếu chính xác là người có nhận thức đúng đắn và tư duy sắc sảo.
Khi bác bỏ ý kiến người khác, cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
Bác bỏ một ý kiến nào không đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc, có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. Khi bác bỏ, cần thái độ khách quan và đúng mực.
Bác bỏ một ý kiến sai, có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách thật linh hoạt.
Bác bỏ luận điểm tức là vạch cái sai của bản thân luận điểm. Để bác bỏ một luận điểm sai có thể dùng thực tế để bác bỏ hoặc dùng phép suy luận để bác bỏ.
Cách bác bỏ luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
trong lập luận của đối phương chỉ ra sự đổi thay, đánh cháo khái niệm trong quá trình lập luận.
Các cách bác bỏ trên thực tế chúng liên kết với nhau. Mục đích bác bỏ là bảo vệ chân lý, xác nhận sự thật. Nếu xa rời mục đích, chân lý thì sự bác bỏ trở thành ngụy biện, vô bổ và có hại.
Ví dụ:
[…] Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này, có thể làm chủ nhân của nó mất một thời gian dài, nhất là lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Những hễ có một cơn giông tố nổi lên thì cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vươn sẽ xấu xí hơn bất kỳ một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn [13,tr.31].
Để thực hiện bác bỏ, đoạn văn trên trên bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: “sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình”.
Để thực hiện bác bỏ, tác giả đã nêu lên quan niệm sống cần bác bỏ, sau đó dùng lời lẽ bác bỏ trực tiếp “....là cuộc sống nghèo nàn”, tiếp theo là kết hợp so sánh bằng hình ảnh sinh động “....mảnh vườn rào kín gặp cơn giông tố, đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng” để làm rõ vì sao nói cuộc sống ấy là cuộc sống “nghèo nàn” nêu ra ý đúng và chỉ ra tác hại của cuộc sống ấy. Tất cả đều nhằm thuyết phục người khác vì sao không nên sống cuộc sống như vậy.
Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng
khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả. Thao tác lập luận bình luận
Lập luận bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộc sống hoặc trong văn học.
Bình luận vốn là một nhu cầu và là một hành động không ai không phải làm trong cuộc sống, bởi vì bình luận vốn có từ cuộc sống, rất cần thiết trong