Thao tác lập luận bình luận

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 96 - 100)

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- HS nắm được khái niệm, tác dụng và cách vận dụng của thao tác lập luận bình luận.

- HS biết các bước thực hiện thao tác lập luận bình luận.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thao tác lập luận bình luận để bình luận một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học trong bài văn nghị luận

- Góp phần hình thành thói quen bình luận và sử dụng thao tác bình luận trong khi viết một bài văn nghị luận trong nhà trường và trong các hoạt động nghị luận mà các em còn phải tiến hành sau khi ra trường.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1.Phương pháp

- GV dùng phương pháp thuyết trình để làm sáng tỏ khái niệm (bình luận, lập luận bình luận) kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, tổ chức cho HS thảo luận với những hình thức như: khăn phủ bàn, mảnh ghép…

- GV dùng phương pháp phân tích mẫu để rút ra những yêu cầu của bài học.

2. Phương tiện

SGK, SGV,Sách thiết kế, bảng phụ, viết lông…

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận Dùng kỹ thuật khăn phủ bàn: chia lớp thành 6 nhóm. Cung cấp phiếu học tập số 1 cho HS.(phần phụ lục) GV nhận xét và đánh giá. HS tìm hiểu đoạn trích “Xin lập khoa luật” -Cách thức mỗi nhóm làm việc như sau: Bước 1:HS độc lập tìm hiểu và trả lời hệ thống câu hỏi tìm

hiểu đoạn trích “Xin lập khoa luật” trong SGK và điền các thông tin tìm được vào phiếu học tập. Bước 2: HS trong từng nhóm trao đổi, bổ sung.

Bước 3: Các thành

viên của nhóm thảo

luận đưa ra kết luận

về khái niệm, mục

đích, yêu cầu về kỹ năng của thao tác lập luận bình luận. Bước 4: Trình bày kết quả làm việc. Rút ra kết luận về khái niệm, mục đích, I.Khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật giả, hay dở, lợi hại của các hiện tượng trong đời sống (ý kiến, chủ trương , con người…) 2. Mục đích Lập luận bình luận là một kiểu lập luận nhằm đề xuất hoặc thuyết phục

người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

3. Yêu cầu

- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng được bình luận.

- Đề xuất và chứng tỏ ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bình luận. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.

Nhóm chuyên gia: chia lớp thành 6 nhóm học

tập và phân công

nhiêm vụ cho tường nhóm.

-Nhóm mảnh ghép:

chia lại thành 6 nhóm

mới trong mỗi nhóm

đều có thành viên của những nhóm cũ.

Cho HS dùng bảng

phụ để hệ thống kiến thức.

yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

Các nhóm tiến hành

thảo luận để tìm hiểu các bước tiến hành bình luận. Cụ thể như sau:

Nhóm 1,2: Tìm hiểu

bước thứ nhất: nêu đối tượng bình luận.

Nhóm 3,4: Tìm hiểu bước thứ 2. Nhóm 5,6: Tìm hiểu bước thứ 3. Các thành viên của nhóm trình bày nội

dung đã thảo luận. Thư ký nhóm ghi lại và trình bày trước lớp. - Lời bàn sâu rộng về chủ đề. - Quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, lời bình chính xác, trong sáng. II. Cách bình luận

Bước 1: Xác định đối tượng bình luận.

Bình luận một hiện tượng đời sống, một nhân vật lịch sử, một ý kiến hay một tác

phẩm văn học…

Nêu đối tượng bình luận

một cách rõ ràng, trung

thực.

Bước 2: Giới thiệu đối tượng bình luận.

Gọi tên đối tượng bình

luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu tác phẩm hay nhân vật văn học…

Bước 3: Đề xuất ý kiến bình luận.

Phân tích đối tượng một cách cụ thể. Tùy theo tính

Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện tập Bài tập 1: GV phát vấn HS Bài tập 2: GV phát vấn HS HS nhắc lại mục đích

của thao tác giải

thích, chứng minh,

bình luận Rút ra

nhận định về thao tác bình luận

chất của đối tượng, chỉ ra cái tốt, cái lợi hại…một cách khách quan, trung thực.

Nhìn nhận đối tượng tù

nhiều quan hệ, tránh thiên lệch, áp đặt.

III. Luyện tập

Bài tập 1. Mục đích của giải thích là giúp người đọc, người nghe hiểu nhận định được nêu.

Mục đích của chứng minh là giúp người đọc (nghe) tin rằng nhận định ấy có căn cứ, là sự thật.

Mục đích của bình luận là giúp người đọc (nghe) đánh giá hiện tượng, vấn đề một cách toàn diện, chính xác, công bằng. Từ bình luận rút ra một ý kiến chặt chẽ, sâu

Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh và trả lời câu hỏi của GV

rộng, sắc sảo.

Văn bình luận phải trôi

chảy, hấp dẫn, giàu tính

thuyết phục và có tính

chiến đấu cao.

Bài tập 2:

Đoạn trích có dùng thao tác

bình luận vì có nêu ra

nguyên nhân, hậu quả của

việc tham gia giao thông

không an toàn. Ngoài ra tác giả còn mở rộng vấn đề : đây không chỉ là vấn đề an toàn giao thông mà còn là món quà thể hiện sự văn minh trong trong thời kỳ hội nhập.

IV. Củng cố - dặn dò

- Yêu cầu học sinh học kỹ các bước thực hiện thao tác lập luận bình luận - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài tập

- Cung cấp đoạn văn, bài văn mẫu có sử dụng thao tác lập luận bình luận để HS tham khảo.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 96 - 100)