Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 101)

3.2.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có cùng trình độ, cùng học chung trường, cùng ban cơ bản. Bài viết ở hai lớp cùng đề cùng thời điểm.

Lớp thực nghiệm: 11D1, 11D2 Lớp đối chứng: 11A1, 11A5

Trung tâm giáo dục thường xuyên quân 12 là trường có đối tượng học sinh trung bình và yếu, kém. Vì thế việc dạy và học rèn luyện các thao tác lập luận trong văn nghị luận của học sinh trường này từ trước tới giờ tuy rất vất vả nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế.

3.2.2.2.Thời gian và nội dung dạy thực nghiệm

Thời gian dạy thực nghiệm trong học kỳ I và học kỳ II lớp 11 (ban cơ bản) năm học 2013-2014 theo phân phối chương trình của BGD. Nội dung thực nghiệm gồm các bài:

Thao tác lập luận phân tích Thao tác lập luận so sánh Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận bình luận.

- Số tiết dự kiến dạy thực nghiệm: 4 tiết. - Số học sinh tham gia: 80 HS

Công việc thực nghiệm: Áp dụng những thiết kế giáo án vào trong giảng dạy, sau đó sẽ phân tích đối chiếu những lớp thực nghiệm và những lớp không thực nghiệm. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ lấy thêm ý kiến của giáo viên về phương pháp dạy học.

Thống kê, xử lý các kết quả thực nghiệm trên cơ sở những thông tin và kết quả thu được sau chuyến thực nghiệm.

3.2.2.2.Giáo án thực nghiệm

( Xem giáo án trang 82 đến trang 104) 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

Đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua:

Quá trình dạy thực nghiệm ở các lớp 11D1,11D2 và những vấn đề thu thập được khi quan sát những giáo viên khác giảng dạy.

Thông qua các bài kiểm tra của học sinh và việc thực hiện các bài tập để đánh giá, xác định mức độ nhận thức của học sinh.

+ Kết quả thống kê phiếu học tập:

Bảng 3.1. Kết quả thống kê phiếu học tập của HS sau TN

Số phiếu thu được Số phiếu đạt yêu cầu Số phiếu chưa đạt yêu cầu Thao tác lập luận phân tích 80 55 25 Thao tác lập luận bác bỏ 80 61 19 Thao tác lập luận bình luận 80 59 21

Phiếu học tập đạt yêu cầu là những phiếu thể hiện được khả năng nhận thức và vận dụng kĩ năng lập luận từ trung bình trở lên; những phiếu không đạt yêu cầu là những phiếu viết từ yếu đến không viết được gì. Phiếu học tập (phụ

lục) được sử dụng cho học sinh làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong những giờ học lý thuyết và thực hành viết đoạn văn ngắn. Phân tích bảng kết quả thấy rằng số phiếu thu lại được sau giờ dạy đạt trên 90%, số phiếu viết đạt chiếm gần khoảng 2/3 trên tổng số phiếu. Điều đó nói lên rằng, việc dạy đạt được hiệu quả tích cực.

+ So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lớp 11A1 và 11A5).

Bài viết số 2 (trước thời gian thực nghiệm): đối chứng có 80 học sinh. Bảng 3.2. Kết quả học tập của lớp TN và đối chứng trước khi TN

Điểm

Lớp

Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7- 8 Điểm 9-10 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL T L % Lớp thực nghiệm 4 5.0 23 28.8 34 42.5 14 17. 5 0 0.0 Lớp đối chứng 4 5.0 28 35 35 43.8 9 11. 3 4 5.0

So sánh thấy giữa hai lớp chất lượng ban đầu tương đương nhau, tỉ lệ bài viết trên trung bình của lớp thực nghiệm là 59.5% và lớp đối chứng là 60.1%, trong đó có học sinh giỏi.

Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả cuối năm của lớp TN và ĐC.

Điểm Lớp

Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Lớp thực nghiệm 0 0 3 3.8 42 52.5 35 43.8 0 0 Lớp đối chứng 3 3.8 17 21.3 41 51.2 19 23.8 0 0

Cuối năm, lớp thực nghiệm có tỷ lệ tăng cao, nhất là tỷ lệ học sinh khá so với lớp đối chứng.

Trên kết quả bài viết của HS, có thể đi đến kết quả đánh giá chung cho đợt thực nghiệm như sau:

Mặc dù dạy học Làm văn là công việc khá phức tạp và khó khăn, song

cũng có thể tạo được cho học sinh hứng thú trong học tập. Kết quả qua những giờ thực nghiệm cho thấy học sinh cũng rất tích cực tìm hiểu và chiếm lĩnh được những đơn vị kiến thức cần thiết, có thể hiểu, nhận biết và vận dụng các thao tác lập luận.

Thông qua việc tìm hiểu cách thực hiện những thao tác này trong những bài văn, đoạn văn cụ thể, và kết quả học tập cuối năm, là cơ sở đánh giá khả năng vận dụng các kĩ năng vận dụng các kĩ năng lâp luận vào bài viết văn nghị luận. Học sinh vận dụng các thao tác dù có đôi chỗ còn lung túng nhưng đa số cũng vận dụng được một cách phù hợp và đạt kết quả nhất định.

Học sinh cũng có thể đánh giá, phản hồi và tự chỉnh sửa những bài viết của mình và của bạn, mặc dù còn hạn chế. Dần dần rèn luyện được kĩ năng này giúp học sinh củng cố thêm lý thuyết và dễ dàng phát triển kĩ năng vận dụng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK đôi khi rất khó với khả năng của học sinh trung bình, yếu. Vì vậy, hệ thống câu hỏi được triển khai cần chi tiết hơn, dẫn dắt kĩ càng, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh hơn. Ví dụ bài “Thao tác lập luận bác bỏ”, phần II.

Tìm hiểu cách bác bỏ, hệ thống câu hỏi để tìm hiểu cách bác bỏ của ba đoạn trích: Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào? Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ ra sao? Cách lập luận nào bị bác bỏ? Hãy phân tích? Đối với học sinh khá giỏi thì học sinh sẽ tìm thấy câu trả lời khá nhanh, nhưng đối với trung bình, yếu thì hệ thống câu hỏi phải được cụ thể hơn nữa thì học sinh mới có thể trả lời được.

Cần có thêm nhiều bài văn mẫu đưa thẳng vào chương trình để học sinh dễ dàng tìm được mà vận dụng tham khảo.

Để tổ chức dạy cặn ké như trên thì lại rất mất nhiều thời gian, có 8/10 tiết dạy thực nghiệm không đủ thời gian. Những giờ dạy lý thuyết thường phải bù thêm khoảng 15 phút cho mỗi tiết dạy mới có thể cung cấp đủ lượng kiến thức theo chương trình. Ở những giáo viên khác, qua dự giờ, quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng đa số cũng không đủ thời gian để dạy các giờ Làm văn. Dạy viết bằng tiến trình đã nêu gặp khó khăn nhất là sự hạn hẹp của thời gian. Khắc phục tình trạng thiếu thời gian trên lớp bằng cách cho bài tập về nhà cũng khó vì ý thức học sinh tự học cũng chưa cao, chương trình học còn rất nhiều môn khác nữa và cũng không có nhiều thời gian cho việc kiểm tra phần này.

3.4. Những khó khăn trong thực nghiệm

Năng lực học sinh hạn chế: mặc dù chương trình dạy làm văn cấp THCS đã dạy học sinh rất nhiều về văn nghị luận, tuy nhiên, hiện tại đối tượng học sinh dạy thực nghiệm có kiến thức và kĩ năng còn yếu so với chuẩn kiến thức cần có của học sinh lớp 11, điều này làm rất khó trong việc đảm bảo thời gian chất lượng giảng dạy vì vừa phải gợi kiến thức cũ, vừa phải cung cấp kiến thức mới.

Thời gian thực nghiệm chưa đủ để kiểm chứng và đủ để đánh giá chính xác. Thực tế chỉ dạy được bốn bài, 4 tiết ở hai lớp.

Vì thời gian ngắn như vậy nên đánh giá chỉ mang tính tương đối. Kết quả thực nghiệm chưa được như mong đợi, điểm số có được nâng lên một chút nhưng chất lượng bài viết cũng không cao, quy trình rèn luyện được cho học sinh hứng thú và kĩ năng viết văn nghị luận cần lâu dài.

3.5. Bài học kinh nghiệm

Đầu tư và soạn giảng chu đáo – xác định phương pháp chủ đạo trong giảng dạy là công việc đòi hỏi bắt buộc đối với người giáo viên. Phương pháp giảng dạy nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định, muốn vận dụng được các phương pháp có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên thường xuyên vận dụng đến khi trở thành kĩ năng, kĩ xảo dạy học.

Lắng nghe ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh để rút kinh nghiệm và điều chỉnh những thiết kế giảng dạy cho phù hợp.

Chú ý hơn đến trình độ trung bình, yếu của học sinh mà thiết kế phiếu học tập và tiêu chí đánh giá cho hcọ sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

Trong quá trình dạy học GV cần chú ý sửa những lỗi về cách dùng từ, cách

liên kết câu và cách xây dựng đoạn văn cho HS. Vì ở phần này HS còn mắc

nhiều lỗi.

Khi chọn đề tài là muốn tìm ra phương pháp rèn luyện thực hành các thao tác lập luận hiệu quả, thành kĩ năng chuyên sâu cho học sinh không chỉ ở những bài luận trong chương trình học mà còn hình thành khả năng lập luận một vấn đề cuộc sống. Vì thời gian hạn chế nên nghiên cứu chưa sâu, sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Tiểu kết Chương 3

Dựa trên những cơ sở lí thuyết ở chương 1 và một số bài tập rèn luyện kỹ năng ở chương 2, chúng tôi đã thiết kế được những giáo án dạy cho những bài thao tác lập luận trong chương trình lớp 11 THPT theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng rèn luyện những kiến thức và kỹ năng lập luận cho HS. Đồng thời, đưa những thiết kế đó vào thực tiễn giảng dạy để thấy được ưu điểm và những tồn tại còn tồn đọng để rút kinh nghiệm.

KẾT LUẬN

VBNL là loại văn bản phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Dạy làm văn nghị luận chính là dạy HS viết diễn đạt chặt chẽ những vấn đề diễn ra trong cuộc sống; biết bày tỏ những suy nghĩ, thái độ và tình cảm của mình một cách chân thành; biết thuyết phục người khác tin, nghe và làm theo những đề xuất của mình; biết bảo vệ quan điểm trước công chúng.

Đề tài luận văn: “ Rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 THPT”đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản của VBNL, đưa ra một số dạng bài tập để rèn luyện cách dùng từ ngữ lập luận và xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận, thiết kế một số bài dạy về các thao tác lập luận trong chương trình lớp 11, giúp HS rèn luyện, nâng cao kỹ năng lập luận.

Trên cơ sở những vấn đề lí thuyết về VBNL ở chương 1. Trọng tâm nghiên cứu đề tài ở chương 2 đã đề ra phương pháp rèn luyện kỹ năng lập luận cho HS để việc dạy văn nghị luận có hiệu quả hơn. Các thiết kế bài học (đồng thời là giáo án thực nghiệm) có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, kiến thức cơ bản và các phương pháp dạy học phù hợp, chú ý rèn luyện kỹ năng lập luận cho HS. Những giải pháp đề ra trong luận văn có vận dụng quan điểm dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS, giúp HS có hứng thú trong học tập, có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.

Dạy học Làm văn là công việc phức tạp, đòi hỏi cả GV và HS đề phải nỗ lực không ngừng. Rèn luyện kỹ năng lập luận trong việc tạo lập VBNL là một quá trình đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư về năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học của GV. Sản phẩm của quá trình rèn luyện kỹ năng lập luận trong việc tạo lập VBNL không chỉ thể hiện trong bài viêt của HS mà còn thể hiện trong khả năng vận dụng vào trong giao tiếp hằng ngày. Đó là cái đích cao nhất của việc dạy và học VBNL.

Một số kiến nghị:

Đối với các nhà quản lí giáo dục:

Cần có sự thống nhất các thuật ngữ trong VBNL. Ở SGK lớp 7 và lớp 8 gọi chứng minh, giải thích, so sánh… là phép, trong khi ở chương trình THPT, phân tích, giải thích, so sánh lại gọi là thao tác. Ở một số trường hợp khác, có lẽ cần đơn giản hóa các thuật ngữ để HS không bị nhầm lẫn. Diễn dịch và quy nạp là hai khái niệm mà HS dễ nhầm lẫn. Khi nào là thao tác nghị luận, khi nào là kết cấu đoạn văn và khi nào là phương pháp lập luận. Với HS, việc phân biệt vai trò của hai thuật ngữ này còn nhiều lung túng.

Đối với giáo viên:

GV nên quan tâm, đầu tư nhiểu hơn cho những giờ dạy học làm văn. Phải luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Làm văn nghị luận. Tính trực quan của công nghệ thông tin sẽ giúp GV và HS hoàn thành tốt mục tiêu bài học.

Quan tâm nhiều đến việc chấm trả bài cho HS. Những lỗi sai trong bài viết cần chỉ rõ và có sửa chữa kịp thời để HS rút kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Giáo trình làm văn, Nxb Giáo dục.

2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học

tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

3. Lê A (2008) ,Thực hành làm văn 12, Nxb Giáo dục Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp, văn bản, mạnh lạc, liên kết, đoạn văn,

Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Ngữ pháp văn

bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Làm văn 10, Nxb Giáo dục.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990), Làm văn 10, Nxb Giáo dục. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Làm văn 11, Nxb Giáo dục.

22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Làm văn 12, Nxb Giáo dục. 23. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Ngữ pháp văn

bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.

25. Chim Văn Bé (2007), Giáo trình văn bản và làm văn- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận (lưu hành nội bộ),Trường ĐH Cần Thơ.

26. Lương Duy Cán (2007), Rèn luyện kỹ năng làm văn 10, Nxb Giáo dục. 27. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo

trình ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục

28. Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu, Nguyễn Quốc Túy (1982), Tài liệu tham

khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp 3 phổ thông( tập 2), Nxb Giáo dục.

29. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục. 30. Nguyễn Đức Dân (1996), logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh 11 trung học phổ thông (Trang 101)