Hoàn thiện mô hình Quản lý rủi ro tíndụng phù hợp với tiến trình phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công (Trang 106 - 108)

7. Kết cầu và nội dung của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện mô hình Quản lý rủi ro tíndụng phù hợp với tiến trình phát triển

Mô hình quản lý RRTD sẽ đƣa hoạt động quản lý RRTD theo các thông lệ quốc tế đƣợc xem là vấn đề mang tính chất quan trọng hàng đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các nhà lãnh đạo ngân hàng hiện đại hiểu rằng, tối đa hóa lợi nhuận không thể song hành cùng tối thiểu hóa rủi ro, mà là trong phạm vi mức rủi ro tốt nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận. Hơn nữa, việc gia tăng giá trị ngân hàng qua tối ƣu hóa rủi ro đó không phải đƣơng nhiên đạt đƣợc, mà phải thông qua việc nâng cao toàn diện công tác quản lý RRTD của Viecombank, từ cấp độ từng khoản vay riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tƣ theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt là đƣa các họat động đó thành một mô hình chuẩn quốc tế, mang lại hiệu quả tối ƣu cho ngân hàng.

Áp dụng mô hình quản lý RRTD sẽ giúp Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nói chung và chi nhánh Thành Công nói riêng chủ động xây dựng kế hoạch hành động và sử dụng vốn phù hợp hạn chế tổn thất. Việc áp dụng mô hình quản lý RRTD giúp cho ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tƣơng lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp.

Một lý do cơ bản khác cho việc áp dụng mô hình quản lý RRTD là những rủi ro này sẽ làm phát sinh các chi phí trong tƣơng lai cần đƣợc xác

97

định bằng cách nào đó. Hiện tại, những chi phí này mới chỉ là một xác suất thấp nhất nhƣng sau này sẽ là tổn thất thực sự. Việc kiểm soát đƣợc chi phí hiện tại và tƣơng lai sẽ góp phần làm tăng thu nhập hiện tại hoặc tƣơng lai. Bởi vì, trong điều kiện cạnh tranh cho phép ngân hàng nên coi rủi ro là một chi phí cần tính đối với khách hàng. Sự nhận biết rủi ro sẽ giúp đƣa ra mức giá phù hợp với khách hàng. Nếu không có quản lý rủi ro để có cơ sở định giá cho khách hàng, ngân hàng sẽ giảm ƣu thế cạnh tranh so với những ngân hàng khác và ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Chi nhánhcần hƣớng đến mô hình Quản lý RRTD hiện đại với các giai đoạn nhƣ sau:

Sơ đồ 4.1: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Nguồn: Theo Basel II

- Giai đoạn 1: Thiết lập Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả đƣợc nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dƣ nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng

98

trong QLRRTD trên nhiều phƣơng diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lƣờng RRTD qua các thƣớc đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.

- Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ bằng cách lƣợng hoá mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tƣ dựa trên việc xác định độ rủi ro tƣơng quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

- Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản lý rủi ro danh mục đầu tƣ, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tƣơng ứng.

- Giai đoạn 4: Thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hƣớng đến việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM – Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hoá khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

- Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value – based management – VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã đƣợc điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tƣ đều đƣợc xác định, giúp công tác QLRRTD đƣợc hiệu quả, chính xác.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)