Giải pháp tăng cường giáo dục, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 103 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Giải pháp tăng cường giáo dục, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Môi trường sinh thái chính là không gian cho phát triển DLST. Bảo vệ môi trường và HST chính là giải pháp tất yếu để hướng tới sự phát triển DLST lâu dài. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các nhà quản lý, nhà đầu tư, CĐĐP và cả khách du lịch.

3.3.7.1. Công tác quản lí bảo vệ môi trường

Thường xuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án triển khai trong khu vực quy hoạch phát triển DLST của huyện. Xây dựng các trạm quan trắc môi trường, kiểm soát số lượng và thành phần chất thải, nước thải, khí thải vào môi trường. Thành lập đội chuyên trách môi trường để làm nhiệm vụ thu gom rác thải tại các khu DLST. Tiến hành thu lệ phí môi trường để gắn trách nhiệm của cơ sở kinh doanh với môi trường. Có chế tài xử phạt cụ thể về vấn đề thu gom xử lý nước và rác thải tại các khu, ĐDL.

Trong khi chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung, các dự án đầu tư phát triển du lịch phải thiết kế xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải nội bộ đảm bảo nước sau khi thải ra môi trường phải đạt chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn nước thải.

Việc khai thác nguồn nước ngọt dưới đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có thiết kế theo dự án đầu tư được duyệt nhằm bảo đảm khai thác sử dụng lâu bền và hợp lý.

Thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng non, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển và HST trong khu bảo tồn biển để phục vụ khách tham quan.

102

Phải có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp ở từng khu vực, đặc biệt chú ý vùng bờ biển gần các KDL có nguy cơ bị sa mạc hóa, gây tác động không tốt đến sự phát triển của KDL và kinh tế khu vực.

Tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội về công tác bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động DLST thông qua các sơ đồ, bảng vẽ, tờ rơi, thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ban hành quy chế về kiến trúc cảnh quan đối với các khu DLST cũng như trong vấn đề sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

Hướng dẫn viên DLST phải có kiến thức về BTTN, ĐDSH, du lịch và VHBĐ. Đẩy mạnh phát triển DLST để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho CĐĐP nhằm giảm thiểu tác động của CĐĐP đối với HST môi trường.

Quy định những đóng góp cụ thể về tài chính, giáo dục, xử lý môi trường. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích để thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng trong khu vực nhằm giúp họ thoát khỏi điều kiện đói nghèo, giải quyết việc làm cho người dân từ các hoạt động du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Xây dựng bộ máy tuần tra kiểm soát tài nguyên – môi trường trong toàn khu vực dựa vào cộng đồng.

Xây dựng mô hình DLST theo hướng bền vững thí điểm, trên cơ sở phối hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, CĐĐP và khách du lịch. Đây chính là cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng đại trà.

3.3.7.2. Đối với nhà đầu tư

Yêu cầu nhà đầu tư phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường với chính quyền sở tại và người dân địa phương, trong đó nêu rõ những điều kiện thỏa thuận trong việc bảo vệ, phục hồi HST tự nhiên trong quá trình vận hành.

Khuyến khích nhà đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

103

xử lý nước thải nhằm tiết kiệm nước và không gây ô nhiễm môi trường.

Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây dựng tài liệu và thông tin chỉ dẫn cho khách du lịch biết đến nền văn hóa và các phong tục địa phương, cũng như các quy định về bảo vệ tài nguyên.

Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đào tạo HDV du lịch là người bản địa vì họ là những người không những có hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa, mà còn hiểu rõ về khu vực và những phong tục tập quán của CĐĐP nơi đây, nhờ đó sẽ hạn chế được những hành động của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường VHBĐ.

Tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia vào những hoạt động bảo tồn môi trường với người dân địa phương.

3.3.7.3. Đối với cộng đồng địa phương

Đề xuất cơ chế chia sẻ quyền lợi công bằng đối với CĐĐP, kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ TNTN, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

Truyền đạt những kiến thức về DLST và du lịch bền vững cho cộng đồng, qua đó vận dụng tích cực tham gia hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như: giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm.

Tổ chức các cuộc thi trên truyền hình địa phương cũng như thông qua các bài viết tìm hiểu về quê hương, văn hóa, con người và môi trường sinh thái của huyện làm cơ sở thu hút sự quan tâm, tìm tòi học hỏi kiến thức về môi trường của cộng đồng với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

Khuyến khích CĐĐP tham gia phát triển DLST, để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường, HST.

3.3.7.4. Đối với khách du lịch

Phát tờ rơi hướng dẫn về các quy định cụ thể về trách nhiệm của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.

Khuyến khích khách du lịch sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ có khả năng phân hủy cao và ít làm tổn hại đến môi trường.

104

Giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường cùng với CĐĐP.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)