8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Tài nguyên DLST Phú Quốc
Với đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và hình thái lãnh thổ, tài nguyên DLST Phú Quốc rất phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là một số loại sau:
2.2.1.1. Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù
Phú Quốc được sự ưu đãi của thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với các HST đa dạng, giàu tiềm năng. Song có giá trị nhất đối với hoạt động DLST ở đây là HST rừng; HST núi cao; HST San hô, cỏ biển; HST biển đảo; cảnh quan thiên nhiên…tập trung chủ yếu trong VQG, Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
* HST rừng:
Rừng Phú Quốc khá phong phú với diện tích trên 38.100 km2, chiếm 64.15% diện tích tự nhiên của đảo.
44
Bảng 2.2. Thống kê tài nguyên rừng huyện Phú Quốc năm 2009
Chỉ tiêu Hiện trạng Trữ lượng
(m3) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng lá rộng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo
Rừng non phục hồi đường kính lớn Rừng non phục hồi đường kính nhỏ Rừng tràm Rừng ngập mặn Rừng trồng 38.536 37.233 33.471 381 2.236 7.537 11.227 12.090 3.678 80 1.303 100 96.6 89.8 1.0 6.0 20.2 30.1 32.4 9.8 0.2 3.38 1.422.076 1.425.705 57.396 136.312 248.721 295.316 687.360
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2010
Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 96.6%, rừng trồng chiếm 3.38%. Rừng Phú Quốc là nơi giao nhau của ba khu hệ thực vật: khu hệ thực vật Malaixia, khu hệ thực vật nóng khô Miến Điện và khu hệ thực vật Hymalaia, vì vậy rất phong phú về hệ thực vật và động vật. Độ che phủ cao nhất của rừng tập trung ở vùng Bắc đảo với diện tích 14.400 ha (bao gồm các dãy núi Hàm Ninh, Bãi Dài). Rừng có nhiều loại gỗ, loài thú quý hiếm trong đó một số loài được xếp vào danh sách động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ [6]. Đây là tiềm năng to lớn để Phú Quốc phát triển DLST.
VQG Phú Quốc: VQG Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành VQG Phú Quốc.
45
VQG Phú Quốc được xem là một khu bảo tồn gien, có ý nghĩa trong việc lập các khu bảo tồn, khu DLST nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu và cả cho hoạt động DLST kết hợp. Bao gồm địa phận KBTTN Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông.
Với tổng diện tích trên 31.422ha, VQG Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng, đó là: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha) và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học (33ha). Hệ thực vật ở VQG khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới 470 loài thực vật bậc cao (thuộc 91 họ), bao gồm: các loài cây đại mộc (Tràm, Đậu, Vên Vên, Dầu Song Nàng, Dầu Cát, Cầy, Dẻ, Săng Sót, Da, Bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (Hà Thủ Ô, Bí Kỳ Nam, Cam Thảo, Nhân Trần, Đỗ Trọng, Sa Nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (Phong Lan, Dương Xỉ, dây leo bông trắng…). Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Sói rừng, Khỉ bạch, Vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…[6].
VQG Phú Quốc còn có phần biển với những Rạn San hô đủ hình dáng, sắc màu. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, khu hệ cá trong các Rạn San hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: Trai Tai Tượng, Ốc Đun Cái, Đồi Mồi, Bò Biển (Dugong)…
Ngoài ra trên đảo còn có khoảng hơn 3.000ha rừng tràm dọc lưu vực các rạch và khoảng 120ha rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng cửa rạch Cửa Cạn và Dương Đông.
46
Với HST rừng, biển đa dạng, phong phú, VQG Phú Quốc là nơi có thể xây dựng khu DLST gắn với thiên nhiên, với nhiều hoạt động DLST thân thiện môi trường: tham quan học tập về rừng nhiệt đới, cắm trại, nghiên cứu khoa học kết hợp nghỉ ngơi, giáo dục môi trường...
Tuy hiện nay VQG được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm tất cả các hoạt động khai thác, săn bắn trái phép HST động, thực vật nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng chặt phá một số nơi làm ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ HST, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
* HST sông suối:
Ngoài HST núi cao, Phú Quốc còn có HST sông suối. Phú Quốc có một số sông rạch tự nhiên như: sông Dương Đông, Rạch Tràm, Cửa Cạn. Sông rạch ở Phú Quốc chủ yếu bắt nguồn từ khu vực phía Đông chảy về hướng Tây. Sông uốn khúc ngoằn ngoèo ẩn, hiện giữa những cánh rừng tràm, có những đoạn chảy qua những khu rừng thuộc VQG với HST thực vật đa dạng. Đáng kể nhất là sông Rạch Tràm một bên bờ sông là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao; còn một bên là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Trong khi ở thượng nguồn lại có nhiều dây choại, bòng bong, lau sậy, hoa mua, thù lù, nụ áo, tàu bay, tâm thất, bèo tản nhọn với màu nước đỏ đặc trưng. Ngoài ra, Phú Quốc còn có nhiều dòng suối bắt nguồn từ các dãy núi tạo ra cảnh quan tự nhiên rất đẹp: suối Tranh, suối Tiên, Suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn. Đây là những tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST: tham quan, khám phá thiên nhiên hoang sơ, tắm suối, dã ngoại, giáo dục môi trường.
* HST san hô, cỏ biển:
Phú Quốc có HST rạn san hô, thảm cỏ biển rất lớn. Các HST này là cơ sở để xây dựng thành khu bảo tồn biển và được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng di tích danh thắng ngày 4/12/2009. Với diện tích rạn san hô là 9.720ha và thảm cỏ biển là 6.825ha nằm trên địa bàn các xã: Hòn Thơm, Bãi Thơm và xã Hàm Ninh. Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng
47
13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha. Ngoài chức năng bảo tồn loài, sinh cảnh các HST rạn san hô, thảm cỏ biển, Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn bảo tồn HST rừng ngập mặn và các loài động thực vật biển quí hiếm ở huyện đảo.
Vùng thảm cỏ biển rộng lớn, phía Nam đảo là quần đảo An Thới đây là khu vực có những rạn san hô lớn sinh sống, các rạn san hô ở đây đang là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, nơi đây có tới 152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ, trong đó các họ cá có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 loài, cá dìa 8 loài, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng. Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống, trong đó có 31 loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Động vật thân mềm có 132 loài thuộc ba giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc đụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy. Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong đó hải sâm là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của những loài nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng như Dugong (Bò biển), Rùa biển, Cá heo, ngoài hệ động vật hệ thực vật ở đây rất phong phú hiện đảo có 9 loài cỏ biển sinh sống, phân bố ở phía Đông đảo và một ít ở Bắc và Nam đảo với tổng diện tích 10.600 ha [30].
Khu bảo tồn lõi San hô: Phú Quốc có 21 điểm có san hô, phía Tây Bắc đảo 3 điểm và phía Nam đảo 18 điểm, sự phân bố và diện tích rạn san hô chủ yếu tập trung ở xung quanh các cụm đảo phía Tây Nam quần đảo An Thới như: Hòn Bần, Hòn Thầy Bói, Hòn Đồi Mồi, Hòn Móng Tay, Gành Dầu, Mũi Ông Quới, Cửa Cạn,... Tổng diện tích Rạn San hô tại vùng biển là 473,9 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở phía Nam đảo với diện tích 362,2 ha (76%), diện tích lớn nhất ở khu vực Cửa Cạn 37 ha và nhỏ nhất là Hòn Bần 1,2 ha [32].
Với sự đa dạng HST động, thực vật sống trong vùng thảm cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động DLST: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ, HST đa dạng dưới đáy biển, học tập, nghiên cứu sinh vật biển.
* HST bãi biển và các đảo ven bờ:
Phú Quốc với hơn 150 km đường bờ biển, nhiều dãy núi thấp dần ra phía biển Phú Quốc hình thành nhiều bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp, những bãi cát
48
trắng trải dài, nước trong xanh như: bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Trường, bãi Thơm, Rạch Vẹm, Vũng Bầu, Đá Chồng, Ông Lang... thích hợp cho xây dựng các khu DLST chất lượng cao với nhiều loại hình du lịch tham quan ngắm cảnh, học tập nghiên cứu các công viên chuyên đề biển, tham quan các làng chài trên đảo kết hợp với các hoạt động thể thao gắn với biển.
Địa hình bờ biển Phú Quốc, ngoài những bãi biển đẹp thuận lợi cho hoạt động tắm biển, còn có dạng bờ mài mòn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh quan đẹp như mũi Gành Dầu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội, ... Các dạng địa hình này tạo điều kiện phát triển DLST với các loại hình tham quan, câu cá, kết hợp tìm hiểu văn hóa địa phương.
Ngoài đảo chính, Phú Quốc còn rất nhiều các đảo ven bờ: hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay, hòn Thầy Bói ở phí Bắc đảo; hòn Dăm Trong, Dăm Ngoài, hòn Rỏi, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Ghầm Ghì, v.v.. Các quần đảo An Thới, Thổ Chu cũng là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, có HST đa dạng. Nơi đây có thể xây dựng trung tâm nghiên cứu sinh thái biển, khu DLST chất lượng cao với các hoạt động du lịch tham quan, học tập, nghiên cứu ĐDSH biển, khám phá thiên nhiên hoang sơ trên các đảo...
2.2.1.2. Các hệ sinh thái nông nghiệp
Ngày nay, HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn, nhất là các vùng nông nghiệp nhiệt đới.
* HST vườn tiêu: Ở Phú Quốc, kiểu DLST tham quan vườn tiêu đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Phú Quốc được mệnh danh là “Vương quốc hồ tiêu”, với diện tích khoảng 471 ha tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Hồ tiêu là một loại cây trồng lợi thế, có giá trị kinh tế cao, làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn. Loại hình DLST kiểu tham quan vườn tiêu này đang được sự quan tâm của khách quốc tế và là một dạng tài nguyên du lịch độc đáo, cần khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST trang trại hấp dẫn.
49
Hiện nay, do giá cả bấp bênh nên nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác, diện tích hồ tiêu thu hẹp dần. Song, do chính sách phát triển du lịch của huyện quy hoạch các khu DLST trong đó có trang trại trồng hồ tiêu, nhiều vườn tiêu đã được chỉnh trang phát triển thành các điểm DLST tiếp đoán du khách đến tham quan, mua tiêu làm quà cho bạn bè, người thân khi du lịch trên đảo.
* Trang trại nuôi chó Phú Quốc: Được biết đến vào đầu thế kỷ thứ XIX khi người Pháp đánh chiếm đảo Phú Quốc làm thuộc địa, và được nhắc tới như là một thương hiệu từ những địa chỉ của các trang web nói về loài chó săn quý hiếm này trên thế giới.
Chó Phú Quốc có nhiều điểm đặc biệt, như có xoáy lưng; ngực nở, bụng thon; đuôi vót cần câu; lông sát dưới 2cm; chân màng vịt, khả năng săn bắt, đào hang, leo rào, nhanh nhẹn, hiếu kỳ, trung thành tuyệt đối với chủ.
Với đặc điểm quý này, Phú Quốc đã thành lập trang trạng nuôi chó để có thể vừa bảo tồn gen chó quý, đồng thời cũng là nơi để tham quan, mua giống chó Phú Quốc với những ai thích thú với loài thú cưng này khi đến du lịch. Ngoài ra, Phú Quốc còn có điều kiện phát triển các trang trại nuôi heo rừng vừa phục vụ tham quan, vừa cung cấp nguồn thực phẩm cho khách du lịch.
* Vườn cây ăn trái, rau sạch: Với diện tích đất Feralit vàng xám rộng lớn, rất thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn trái và rau sạch. Hiện nay, trên huyện đảo hình thành và phát triển rất nhiều vườn chôm chôm, sầu riêng; hai công ty rau sạch phát triển theo công nghệ của Châu Âu để cung cấp rau sạch cho người dân và khách du lịch. Với điều kiện này, Phú Quốc có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các vườn cây ăn trái, khu sản xuất rau sạch thành những ĐDL sinh thái chất lượng cao, vừa có sản phẩm phục vụ du lịch, vừa thấy được quy trình sản xuất hiện đại tạo nên sự đa dạng cho DLST trên huyện đảo.
2.2.1.3. Văn hóa bản địa
Bên cạnh những tiềm năng DLST tự nhiên thì tiềm năng du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) tại các khu vực sinh thái tự nhiên là một cấu thành không thể tách rời. Nguồn TNDLNV bao gồm những giá trị văn hóa truyển thống của cộng đồng dân cư
50
bản địa như: tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…
Ở huyện đảo Phú Quốc, tài nguyên này khá đa dạng, góp phần quan trọng làm nên sự phong phú, hấp dẫn cho các loại hình DLST nơi đây.
* Di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội
Ngược dòng lịch sử, quá trình hình thành và phát triển huyện đảo trải qua nhiều cuộc chiến, ghi nhiều dấu ấn lịch sử, nhiều di tích được người dân lưu truyền cho đến ngày nay.
Phú Quốc là nơi hội tụ của nhiều tộc người Việt, Hoa, Khmer... đến sinh cơ, lập nghiệp. Người Việt phần lớn có gốc từ miền Trung, người Hoa chủ yếu là người gốc Hải Nam đến định cư và lập nghiệp. Đặc biệt, lịch sử Phú Quốc gắn liền với công lao khai mở của Mạc Cửu và dòng họ Mạc cách đây khoảng 300 năm. Do đặc điểm trên, nền văn hóa Phú Quốc, trước hết là văn hóa dân gian, là dòng văn hóa tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau, hình thành nên một dòng VHBĐ bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Phú Quốc là mảnh đất có nhiều di tích tích lịch sử - văn hoá như: Đền thờ Nguyễn Trung Trực, Giếng Gia Long, Tảng đá Ngai Vua, Mộ Hoàng tử Cảnh, Dấu giày vua Gia Long, Mũi Ông Đội, Lăng mộ bà lớn tướng Lê Kim Định, Dinh Cậu…có giá trị nhân văn sâu sắc, gắn với các lễ hội truyền thống và lịch sử như lễ hội Đình Thần Dương Đông, thờ Thần nước bà Thuỷ Long Thánh Mẫu, lễ hội Dinh