Định hướng phát triển các cụm DLST

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Định hướng phát triển các cụm DLST

Với lợi thế tài nguyên DLST đa dạng, cùng với sự phân bố tập trung của nhiều tài nguyên ở một số nơi như Gành Dầu, Dương Đông, An thới. Phú Quốc có thể phát triển các cụm DLST sau:

* Cụm Dương Đông - Dương Tơ và phụ cận (Cụm DLST Trung tâm): Phạm vi của cụm bao gồm thị trấn Dương Đông, xã Dương Tơ, một phần xã Hàm Ninh, Cửa Dương.

Với diện tích không lớn nhưng đây là nơi quy tụ nhiều tài nguyên sinh thái đa dạng, điển hình gắn với văn hóa địa phương: lễ hội, kiến trúc đình, chùa, vườn tiêu, nhà thùng nước mắm, làng chài, hệ thống sông, suối.

Đây là cụm có CSHT, CSVCKT với hệ thống giao thông, khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, các cơ sở vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông được trang bị tốt nhất phục vụ cho hoạt động du lịch.

Các điểm đặc biệt có giá trị khai thác để phục vụ phát triển DLST ở cụm này là Dinh Cậu, Đình thần Dương Đông, nhà thùng nước mắm, vườn tiêu Suối Đá, chùa Sư Muôn, suối Tranh, làng Chài Hàm Ninh.

Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá; tham quan làng nghề truyền thống, trang trại. Ngoài ra còn kết hợp với các loại hình khác: vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao, hội nghị, hội thảo.

* Cụm An Thới và phụ cận (Cụm DLST Nam đảo): Với không gian chủ yếu, thuộc thị trấn An Thới, quần đảo Nam An Thới, xã đảo Hòn Thơm, đảo Thổ Chu.

Cụm có tài nguyên sinh thái đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử văn hóa, nhà thùng nước mắm. Đặc biệt trong cụm có khu bảo tồn biển với HST đa dạng thuộc quần đảo Nam An Thới, nhiều đảo, vũng, vịnh, HST san hô, cỏ biển đa dạng, động vật vùng biển phong phú nhiều loài có giá trị có nguy cơ tuyệt chủng (Dugong).

88

Hệ thống hạ tầng, CSVCKT còn nhiều khó khăn cần phải có kế hoạch đầu tư xây dựng để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động du lịch trong cụm.

Điểm có thể tổ chức tốt hoạt động DLST gồm Bãi Sao và Bãi Khem, quần đảo An Thới.

Các loại hình DLST có thể phát triển chủ yếu: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống; thăm các đảo và câu cá, lặn ngắm san hô, xây dựng các trung tâm bảo tồn, nghiên cứu ĐDSH biển. Ngoài ra kết hợp các loại hình khác nghỉ dưỡng; thể thao biển.

* Cụm Cửa Cạn và phụ cận (Cụm DLST Bắc đảo): Bao gồm xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm và một phần xã Cửa Dương.

Đây là cụm có diện tích rộng lớn, HST VQG Phú Quốc đa dạng sinh học cao, nhiều thảm động, thực vật điển hình: 470 loài thực vật bậc cao (thuộc 91 họ), bao gồm: các loài cây đại mộc (Tràm, Đậu, Vên Vên, Dầu Song Nàng,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý. Động vật với 30 loài thú, 200 loài chim, 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước.

HST rừng Tràm, ngập mặn ven sông chạy xuyên qua VQG với tính ĐDSH cao. Các bãi biển nhiều mũi, vịnh với cảnh quan đặc sắc.

Ngoài ra còn có nhiều giá trị văn hóa: vườn tiêu, làng nghề gắn với địa phương.

Hệ thống kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch tại trung tâm cụm còn nhiều khó khăn, cần được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch cho cụm và cho cả huyện đảo.

Các loại hình DLST có thể tổ chức bao gồm: tham quan VQG, sông nước, di tích lịch sử - văn hóa, trang trại. kết hợp với các loại hình khác nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; thể thao, chơi golf, đua ngựa, đua chó.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 89 - 90)