Định hướng chung

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Định hướng chung

Trên cơ sở phát triển du lịch của tỉnh, chiến lược phát triển kinh tế huyện. Định hướng phát triển du lịch Phú Quốc, tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch, trước hết và chủ yếu là DLST biển – đảo chất lượng cao tiêu biểu cho Kiên Giang và cho cả nước.

Đồng thời, gắn phát triển DLST của đảo Phú Quốc với phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch của cả nước.

Phát triển DLST chất lượng cao gắn với khai thác, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Đa dạng các loại hình và đưa đón khách bằng cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đó, DLST được tập trung khai thác theo các hướng chính sau đây:

Tập trung phát triển DLSL gắn với biển đảo: Phát huy thế mạnh nhiều bãi cát trắng đẹp trên cả hai bờ phía Tây và phía Đông để hình thành các điểm và các TDL ven biển, phát triển du lịch hải đảo mang sắc thái riêng, tạo ra SPDL phong phú, đa dạng, hoạt động quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút du khách đến nhiều lần...

Khai thác phát triển DLST gắn với tài nguyên rừng, VQG, khu bảo tồn: Với HST động, thực vật đa dạng, phong phú VQG có thể khai thác nhiều loại hình gắn với hoạt động, học tập, nghiên cứu kết hợp bảo tồn tài nguyên môi trường sinh thái đảo.

Phát triển DLST gắn với giá trị VHBĐ và làng nghề truyền thống: Vừa mang lại sự đa dạng cho hoạt động DLST, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa của quốc gia và khu vực trên đảo.

Dự báo khách du lịch: Đến năm 2020 khoảng 2 - 3 triệu khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%. Năm 2030 khoảng 5 - 7 triệu khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 45 - 50%.

85

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 86 - 87)