Đặc điểm KT-XH

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Đặc điểm KT-XH

2.1.3.1. Các đơn vị hành chính

Huyện đảo Phú Quốc được chia thành 8 xã và 2 thị trấn. Trừ xã Thổ Châu là đơn vị hành chính tại quần đảo Thổ Chu, các đơn vị hành chính còn lại đều nằm trên đảo Phú Quốc, trong đó thủ phủ huyện Phú Quốc là thị trấn Dương Đông nằm ở phía Tây Bắc đảo.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số các xã, thị trấn Phú Quốc năm 2012

Số TT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2

) Dân số (Người) 1 Thị trấn Dương Đông 15.06 35.842 2 Thị trấn An Thới 27.04 22.366 3 Xã Dương Tơ 81.77 6.838 4 Xã Cửa Cạn 40.17 3.548 5 Xã Gành Dầu 57.99 4.482 6 Xã Cửa Dương 184.63 7.525 7 Xã Bãi Thơm 98.43 4.647 8 Xã Hòn Thơm 7.25 2.546 9 Xã Hàm Ninh 62.87 7.723 10 Xã Thổ Châu 13.98 1.897 Toàn huyện 589.19 97.414

42

2.1.3.2. Dân cư, nguồn lao động

Năm 2012, dân số của huyện Phú Quốc có 97.414 người, mật độ dân số trung bình là 165.33 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trên đảo và giữa đảo lớn và các đảo nhỏ. Nhìn chung, dân cư ở Phú Quốc tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Đông và các xã thuộc khu vực Nam đảo. Chỉ tính riêng thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và xã Dương Tơ chiếm 66% dân số toàn đảo; các xã còn lại dân cư thưa thớt.

Theo số liệu thống kê đến năm 2012, tổng số lao động trong toàn huyện là 44.517 người, tăng gấp 1.3 lần so với năm 2005 (34.038 người). Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 71.4%, trong đó lao động trong ngành du lịch tăng lên liên tục: năm 2000 chỉ có 1.817 lao động chiếm 6.1%; năm 2004 là 2.197 chiếm 6.62%; năm 2012 là 6.570 lao động chiếm 12%. Chất lượng nguồn lao động của huyện tuy có tăng khá so với những năm trước đây, nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu hụt rất lớn. Lực lượng có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu thuộc các ngành giáo dục, y tế, các ngành khác chưa đáng kể.

2.1.3.3. Kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế của huyện đã đạt được thành tích đáng kể. Năm 2012, tốc độ phát triển kinh tế đạt 27.77%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50.28 triệu/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đặc biệt Phú Quốc đang hướng mạnh vào dịch vụ du lịch. Trong thời kỳ 2005-2012, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 31.8% còn 13.44%; công nghiệp - xây dựng giảm từ 33.25% còn 31.40%; thương mại – dịch vụ tăng từ 35.57% lên 55.15% [22].

Hoạt động kinh tế truyền thống của huyện là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đây là ngành chủ lực của huyện đảo, hơn 50% dân số sinh sống nhờ đánh bắt hải sản, tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục và đạt 163.540 tấn (2012). Ngành này góp phần chủ yếu để giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn lợi thủy sản góp phần cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm cho du khách. Ngoài ra, huyện cũng phát triển các hoạt động nông nghiệp: trồng hồ tiêu với diện tích 385 ha, sản

43

lượng tiêu hạt đạt 870 tấn (2012); sản lượng rau màu đạt 3.528 tấn, trên huyện hiện có 02 công ty chuyên trồng rau sạch, khả năng cung cấp ngày càng nhiều cho thị trường nội huyện, chất lượng ngày càng được nâng lên, nhất là đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho nhân dân và các nhà hàng phục vụ khách du lịch... Huyện Phú Quốc còn phát triển ngành chăn nuôi: bò (3.327 con), lợn (5.750 con) cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân và du khách. Một số ngành công nghiệp - thủ công nghiệp chế biến ở Phú Quốc khá phát triển như: chế biến nước mắm (có khoảng 100 cơ sở chế biến với sản lượng 2.26 triệu lít), chế biến khô các loại, sản xuất rượu sim... tạo sản phẩm phục vụ cho du khách.

Phú Quốc trong những năm gần đây kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch tăng nhanh và đặc biệt cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện là tiền đề quan trọng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 43 - 45)