8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Phân loại TNDLST
TNDLST rất đa dạng và phong phú. Một số loại TNDLST chính thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách DLST bao gồm:
30
1.2.3.1. Các HST tự nhiên đặc thù
Các HST này có tính đa dạng sinh học cao, nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Bao gồm các các HST rừng; HST rừng ngập mặn ven biển; HST núi cao; HST đất ngập nước, ngập mặn; HST đầm lầy nội địa; HST Sông, hồ; HST đầm phá; HST san hô, cỏ biển; HST vùng cát ven biển; HST biển đảo; sân chim, cảnh quan tự nhiên... Thường được tập trung bảo vệ ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ)...
1.2.3.2. Các HST nông nghiệp
Bao gồm các vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh...hấp dẫn du khách, vừa là nơi để tham quan, ngắm cảnh, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất...
1.2.3.3. Văn hóa bản địa
Các giá trị VHBĐ có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của HST tự nhiên, được khai thác với tư cách là TNDLST bao gồm:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng.
- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng [2].
Ngoài ra, tài nguyên DLST còn có thể phân loại một cách đơn giản như sau: - Tài nguyên DLST tự nhiên: bao gồm tất cả các yếu tố thuộc về tự nhiên phục vụ cho các hoạt động DLST.
- Tài nguyên DLST nhân văn: bao gồm các giá trị văn hóa bản địa.