Du lịch sinh thái ở Lào

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Du lịch sinh thái ở Lào

Mở cửa đón dòng du khách nước ngoài vào những năm 1990, chính quyền Lào đã nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế từ ngành công nghiệp không khói. Dựa vào thế mạnh thiên nhiên chưa bị bàn tay con người tàn phá cùng với sự tham vấn của Tổ chức UNESCO, chính phủ đã thành lập 20 khu công viên quốc gia (chiếm 14% lãnh thổ Lào) dành cho mục đích khai thác DLST.

Theo các số liệu chính thức, từ 20.000 du khách năm 1999, đến năm 2010 đã có gần 250.000 du khách bốn phương đến với khu rừng quốc gia Nam Ha với diện tích 220.000 ha, nơi sinh sống của loài vượn tay dài, voi, một số loài báo giữa những bụi tre khổng lồ và những ngôi làng của dân bản địa dọc theo sông Namtha, một nhánh của sông Mekong [39].

Vẻ đẹp hoang sơ cùng sự phong phú, đa dạng văn hóa của vô số chủng tộc thiểu số ở tỉnh Louang Namtha, cực bắc nước Lào đã thu hút ngày càng nhiều du khách.

Với sự trợ giúp của UNESCO, từ năm 1999 công viên quốc gia Nam Ha đã thực hiện mô hình DLST dựa trên những cấu tạo tại chỗ, với người dân bản địa làm nòng cốt. Hàng loạt ngôi làng đã ký hợp đồng với các hãng du lịch địa phương cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch như tham gia đưa khách khám phá những con đường mòn, ẩm thực truyền thống và chỗ ngủ qua đêm...

Những quy định giới hạn số du khách cho mỗi lần tham quan, những tranh vẽ đề nghị du khách cần tôn trọng những nơi chốn linh thiêng, không chụp ảnh khi chưa được phép, nhà tour không đưa khách vào thăm làng khi chưa tham khảo ý kiến dân làng... cũng như dân làng luôn được cung cấp thông tin để hiểu rõ mục đích của du khách đã giúp khách du lịch và các bộ tộc xích lại gần nhau hơn.

Các du khách nhận định sắc màu cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống tại các ngôi làng nằm sâu trong các khu rừng hoang sơ ở Lào có sức thu hút mãnh liệt đối với những khách du lịch có máu phiêu lưu. Trong khi đó, tại các ngôi làng, người

34

dân tộc Akhas, Hmongs hay Khmus thường chăm chú vào các công việc thường nhật của mình mà chẳng mấy bận tâm đến các du khách đang chiêm ngưỡng họ.

Sự kỳ vọng của cơ quan du lịch Lào vào chiến lược DLST sẽ giúp Lào trở thành một điểm đến du lịch bền vững nổi tiếng thế giới. Đồng thời tránh được tình trạng hàng loạt cụm khách sạn bằng bêtông và hàng đoàn xe chở khách có máy lạnh có thể tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái khi khai thác du lịch đang dần trở thành hiện thực...

Với tiềm năng DLST của nước ta, nếu được đầu tư phát triển mạnh cũng sẽ trở thành quốc gia nổi tiếng được nhiều nước biết đến.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 35 - 36)