Những yêu cầu của DLST

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Những yêu cầu của DLST

Đối với DLST, để hình thành và phát triển cần tuân thủ các yêu cầu sau đây: dựa trên các HST tự nhiên điển hình với tính ĐDST cao, đảm bảo tính giáo dục, hạn chế những tác động của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trường, thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch [9], [15]:

1.1.5.1. Dựa trên các HST tự nhiên điển hình với tính ĐDST cao

Sinh thái tự nhiên là sự cộng sinh của các điều kiện tự nhiên bao gồm: sinh thái động vật, sinh thái thực vật, sinh thái khí hậu,...[9].

ĐDST là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của ĐDSH. ĐDST thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu,..., đó là các HST và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật [9].

25

Như vậy có thể nói, DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các HST điển hình với ĐDST cao nói riêng và ĐDSH cao nói chung.

1.1.5.2. Đảm bảo tính giáo dục

Việc chủ động giáo dục gắn liền với bảo tồn có vai trò to lớn tạo nên sự bền vững cho DLST. Pigram đã nhận định: một trong những con đường có hứa hẹn nhất để đạt được mối quan hệ hòa hợp giữa du lịch với MTTN và xã hội là tăng cường giáo dục và thông tin. Quá trình này được thực hiện thông qua các nhà quản lý, điều hành và HDV [15].

Để nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST và hướng hoạt động của họ theo chiều hướng có lợi cho môi trường nhất thiết phải có HDV am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và VHBĐ để giới thiệu cho khách. Qua đó hình thành ở du khách lòng yêu quý và trân trọng thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Trong DLST còn đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đầy đủ để cung cấp, hướng dẫn cho du khách. Đó là các ấn phẩm giới thiệu về ĐDSH, nét độc đáo của văn hóa địa phương; các bảng chỉ dẫn và nội quy tham quan. Các thông tin này cần phải được phổ biến đến từng du khách thông qua HDV, trung tâm đón khách và các phương tiện, thiết bị tiếp nhận và phân phối thông tin trên tuyến tham quan [15].

1.1.5.3. Hạn chế những tác động của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trường

Trong hoạt động DLST, tổ chức, quản lí không hợp lí gây ra nhiều vấn đề [9]: Liên quan đến sức chứa của lãnh thổ. Thứ nhất, nếu một lãnh thổ có số lượng khách tập trung quá đông vượt khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Thứ hai, bản thân du khách sẽ cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng. Mức độ thỏa mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường, những tác động này làm giảm sự hài lòng của du khách. Thứ ba, xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của CĐĐP có

26

cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Thứ tư,năng lực quản lí (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Để đảm bảo hoạt động DLST được PTBV, lâu dài phục vụ tốt nhu cầu của du khách, nhất thiết phải tổ chức, quản lí một cách hợp lí nhất để giảm thiểu những tác động đến tự nhiên và môi trường. Sự tác động quá mức sẽ gây ra những hậu quả có thể làm suy giảm, xuống cấp nhanh chóng của tài nguyên, môi trường, mất đi sự cân bằng lãnh thổ.

1.1.5.4. Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch

Việc thỏa mãn mong muốn của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, VHBĐ thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan [9].

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 26 - 28)