Định hướng phát triển kinh tế-xã hội Phú Quốc

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội Phú Quốc

Theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và định hướng phát triển của huyện. Phú Quốc được ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái. Tập trung sức xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc thành khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm DLST, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế với nhiều loại hình du lịch theo thứ tự ưu tiên:

Vị trí Loại hình du lịch

1 Du lịch sinh thái (tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa) gắn với du lịch tuần trăng mật, câu cá, câu mực...

2 Du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển gắn với trung tâm thể thao dưới nước (bơi lặn, chèo thuyền...); công viên hải dương (biểu diễn cá heo, thủy cung).

3 Du lịch thể thao (bao gồm thể thao biển, thể thao núi và du lịch mạo hiểm leo núi).

4 Du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số hình thức vui chơi giải trí cao cấp và các dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch.

5 Du lịch mua sắm và các loại hình du lịch hấp dẫn khác để thu hút khách.

6 Tổ chức hội nghị, hội thảo (tại một số khách sạn lớn có Trung tâm hội nghị, Trung tâm thương mại và ẩm thực).

Cùng với phát triển du lịch, Phú Quốc còn định hướng phát triển thành một trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, quốc tế; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế. Đồng thời Phú Quốc còn định hướng phát triển thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành, trung tâm bảo tồn sự ĐDSH rừng và biển của quốc gia và khu vực có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng [35].

Huyện đảo Phú Quốc phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng kinh tế bình quân 26%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế gồm: thương mại - dịch vụ 50%, nông - lâm - thủy

81

sản 27%, công nghiệp - xây dựng 23%. Hàng năm, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng, thu hút 2 triệu khách du lịch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%. Phú Quốc cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao”. Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở Phú Quốc. Tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng đảo thành khu kinh tế đặc biệt chất lượng cao, trung tâm DLST thân thiện với môi trường tự nhiên [35].

Huyện từng bước thực hiện chiến lược kinh tế theo từng giai đoạn phát triển, đến năm 2015 Phú Quốc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang; năm 2020 Phú Quốc là khu kinh tế đặc biệt, trung tâm DLST, nghỉ dưỡng tầm cở khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 82 - 83)