Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nhiều tiềm năng cho phát triển DLST: các VQG, KBTTN, KDTSQ với các loài động, thực vật đa dạng,

37

phong phú; nhiều HST đặc trưng: HST san hô, HST đất ngập nước, HST vùng cát ven biển, các HST rừng...

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú. Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.

Tuy là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các tiềm năng DLST của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động DLST cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng TNDLTN khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu VQG (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh...); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước ĐBSCL; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha)...Một số điểm DLST tiêu biểu của nước ta như:

VQG Nam Cát Tiên: là VQG lớn nhất của Việt Nam và là khu lưu trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, nằm trên vùng ranh giới của ba tỉnh Đồng Nai-Bình Phước-Lâm Đồng có diện tích 73.878 ha. HST động, thực vật đa dạng đại diện cho cả Nam Bộ.

Rừng có nhiều loại gỗ, hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài cây phong lan...

Động vật có 240 loài chim, có nhiều loài chim quý: trĩ lông đỏ, cò quắm xanh...

VQG có giá trị bảo tồn bậc nhất nước ta, là một điểm nóng về đa dạng sinh học.

Hiện nay, Vườn đang phát triển các loại hình DLST chủ yếu: du lịch khám phá bằng xe đạp địa hình, đi bộ xuyên rừng, tham quan làng dân tộc Mạ, S'tieng,du lịch nghiên cứu học tập, xem chim, xem thú ban đêm, đi thuyền trên sông...Mỗi năm,

38

Vườn đón hơn 10.000 lượt khách trong đó có hơn 3000 lượt khách quốc tế. Đối tượng khách quốc tế đến đây ngoài một số đi du lịch thông thường, còn có một số lượng lớn là các nhà khoa học nghiên cứu về động, thực vật của hệ sinh thái rừng.

VQG Bạch Mã: Được thành lập từ năm 1991 với diện tích 22.031 ha. VQG có HST rừng mưa nhiệt đới rất giàu, đẹp được công nhận là trung tâm ĐDSH của Đông Dương. Địa hình đa dạng rừng núi, sông hồ, dạng đồng bằng...còn có khu di tích khảo cổ, nền VHBĐ. Ngoài ra, ở những nơi có dân cư sinh sống thì có nhiều vườn cây ăn trái như: xoài, chôm chôm, ổi, mận...Với khu nhà vườn thoáng mát, lịch sự.

Hiện nay, Vườn đã và đang được đầu tư tái phục hồi lại đường mòn sinh thái và các CSHT khác, nhằm phục vụ cho khách tham quan nghiên cứu với các loại hình chủ yếu: đi bộ tham quan rừng Chò đen, Trĩ Sao, Ngũ hồ, nhà vườn Khe Su...

VQG Tràm Chim: là KBTTN đất ngập nước cách sông Mêkông 25km về phía Tây, gần biên giới Campuchia, thuộc địa phận 4 xã: Tân Công Sinh, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Mười với tổng diện tích là 7.612 ha.

HST đa dạng, có trên 200 loài chim, có nhiều loài chim di trú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (Sếu đầu đỏ). Ngoài ra, còn có 130 loài thực vật bậc cao, có một số loài đặc hữu của Đồng Tháp Mười và 55 loài cá, có loài đại diện cho thủy vực ngập nước ở ĐBSCL.

VQG Tràm Chim còn là căn cứ địa cách mạng trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước với những chiến công hiển hách của quân dân ta.

Hiện VQG là đang phát triển các loại hình: câu cá giải trí, tham quan cảnh quan HST đất ngập nước, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu.

Lượng khách đến tham quan Vườn không ngừng tăng, trung bình mỗi năm có hơn 5000 lượt khách tham quan, trong đó khách quốc tế cũng tăng liên tục.

Ngoài ra, còn có các vườn chim, các khu vui chơi do con người tạo nên để tham quan du lịch.

39

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 38 - 41)