Khái quát hiện trạng phát triển du lịch Phú Quốc

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 62 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch Phú Quốc

Phú Quốc với tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú. Xác định được vai trò, vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế và tiềm năng du lịch của mình, trong những năm qua ngành du lịch Phú Quốc đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp lớn cho kinh tế tỉnh nói chung và Phú Quốc nói riêng.

2.3.1.1. Về Khách du lịch

Khách du lịch đến Phú Quốc không ngừng tăng nhanh. Năm 2000 mới chỉ đạt con số 25.056 lượt khách, năm 2005 tăng lên 148.598 lượt khách, năm 2010 là 230.000 lược khách, năm 2012 là 318.581 lượt khách tăng 1,14 lần so với năm 2011. Trong đó khách quốc tế 95.233 lượt, tăng 1,06 lần so với năm 2011.

Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Phú Quốc (Đơn vị: Lượt khách)

61 Khách du lịch Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khách quốc tế 2.225 9 29.422 19.8 66.930 29.1 95.233 29.9 Khách nội địa 22.801 91 119.176 80.2 163.070 70.9 223.348 70.1 Tổng lượt khách 25.056 100 148.598 100 230.000 100 318.581 100

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2013

Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Quốc tăng nhanh trong thời gian qua do công tác quảng bá và đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc được đẩy mạnh sau khi Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng nơi đây trở thành trung tâm DLST chất lượng cao của quốc gia.

* Khách nội địa: Du khách đến Phú Quốc chủ yếu là khách nội địa (2005: 80.2%; 2010: 70.9%; 2012: 70.1%). Nguồn khách chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc. Đi với mục đích tham quan thắng cảnh sinh thái, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%), tập trung đông nhất vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) và các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là trong các ngày lễ 30/4, 2/9, các ngày nghỉ cuối tuần, thời gian lưu trú còn thấp trung bình là 1,9 ngày/lượt khách. Ngoài ra, còn có khách đi dưới dạng hình thức công vụ như cán bộ, công nhân viên, doanh nhân... thường kết hợp công tác với du lịch. Loại hình du lịch này diễn ra quanh năm. Đối với loại khách đi với mục đích du lịch lễ hội –tín ngưỡng thường tập trung vào các dịp lễ hội, tết Dương lịch, tết Nguyên Đán, đối tượng chính là người lớn tuổi, người buôn bán kinh doanh.

Tỷ lệ khách du lịch đến từ khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm từ 65.1% (2005) xuống 49.2% (2010). Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch đến từ miền ĐNB tăng lên từ 27.5% (2005) lên 36.1% (2010) do các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả với các chương trình giảm giá hấp dẫn. Tỷ lệ khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng nhanh nhờ các

62

chương trình quảng bá về Phú Quốc, nhất là từ khi tuyến bay thẳng Phú Quốc – Nội Bài đi vào hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của du khách.

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu khách du lịch nội địa đến Phú Quốc(Đơn vị: %)

Nguồn:Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện Phú Quốc năm 2011

* Khách quốc tế: Nhìn chung, khách quốc tế đến Phú Quốc còn ít nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2012. Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc với mục đích chủ yếu là nghỉ dưỡng kết hợp tham quan danh thắng và tìm hiểu VHBĐ. Khách quốc tế đến Phú Quốc tập trung đông nhất vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, đặc biệt là trong dịp lễ Noel, Tết Dương lịch. Ngoài ra, còn có nhóm khách đến với mục đích thương mại có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt là coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu trú không dài, đối với họ thời gian là “vàng” nên khi đến một nơi nào đó họ đều tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp.

Khách du lịch có mục đích thăm thân nhân, chủ yếu là Việt Kiều về thăm gia đình, họ hàng, quê hương. Mặc dù có thời gian lưu trú dài nhưng ít sử dụng dịch vụ lưu trú, thường sử dụng dịch vụ chất lượng trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu không cao. Nhóm du khách này gia tăng nhanh và nhiều người có nhu cầu quay trở lại du lịch lần thứ 2, thứ 3... Về số lượng, khách Việt Kiều thăm thân nhân phát triển tương đối ổn định trong tổng số khách quốc tế đến Phú Quốc. Ngoài ra, khách du lịch

49,2 36,1 14,7 Năm 2010 Năm 2005 8,8 7,7 Tây Âu-Bắc mỹ 7 5

63

đến với Phú Quốc với các mục đích như du lịch công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, khách đi theo đoàn ngoại giao, đoàn thể thao…không đáng kể và không ổn định.

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc (Đơn vị: %) Nguồn:

Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong thời gian qua thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định do nhiều nguyên nhân như CSHT còn yếu kém, thời gian đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế khách như thành phố Hồ Chì Minh, Cần Thơ, Rạch Gía mất không nhiều nên khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc (trung bình 2,5 ngày/ lượt khách).

Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada…) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18.2 %; khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Campuchia…) chiếm 6.8%.

Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều... là thị trường đầy tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp, không khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên hàng hóa mua sắm, đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm chưa có nét đặc trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực và các ĐDL khác trong nước.

Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Ôxtrâylia... có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong

64

chi tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hóa phương Đông. Do đã quá quen với cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỷ thuật cao cho nên họ ưu thích gần gũi với thiên nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hóa địa phương qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các đặc điểm quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và người Khmer... tìm hiểu những nét đặc sắc của các tôn giáo. Tuy nhiên, nhóm khách này đòi hỏi phải có tiện nghi sinh hoạt và lưu trú đạt chuẩn, đặc biệt về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Du khách rất quan tâm đến hàng hóa, đồ lưu niệm trong đó đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống; đồ giả cổ, tranh ảnh mỹ thuật, nghệ thuật... Phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực.

Nhìn chung, số lượng khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng, tỷ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao.

2.3.1.2. Về lực lượng lao động du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Phú Quốc đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động rất quan tâm tới tuyển dụng, đào tạo trước đội ngũ lao động. Thu hút về huyện các quản lý nước ngoài có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm cỡ quốc tế, lao động chuyên môn tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp.

Bảng 2.5. Lao động trong ngành du lịch huyện Phú Quốc

(Đơn vị: người) Năm Số lao động 2000 2002 2004 2005 2008 2010 2012 Lao động trong các khách sạn, nhà hàng 1.721 1.896 2.090 2.391 2.409 3.842 4.658 Lao động trong các 96 101 107 287 595 1.375 1.912

65

Cty lữ hành

Tổng lao động 1.817 1.997 2.197 2.678 3.004 5.217 6.570

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc 2013

Số lao động trong ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chỗ của địa phương và nguồn lao động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét về tổng thể, lực lượng lao động trong ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực: chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nước ngoài.

Số lượng lao động phục vụ du lịch của huyện ngày càng tăng góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây, thị trường khách quốc tế đến huyện tăng nhanh, nhưng thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo tiếng nước ngoài trong hoạt động phục vụ khách.

Bảng 2.6. Lao động du lịch Phú Quốc phân theo trình độ

Năm Tổng lao động (người) Trình độ ĐH, CĐ Trình độ trung cấp

Chưa qua đào tạo

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 2005 2.678 42 1.6 587 21.9 2.049 76.5 2010 5.217 100 2.1 1.330 25.4 3.787 72.5

Nguồn: Phòng LĐ & TBXH huyện Phú Quốc năm 2011

Hiện tại, số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn (27,5%) [23]. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao; chất lượng, khả năng quản lý của đội ngụ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là những

66

khách DLST thực thụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành du lịch nói chung mà nhất là loại hình DLST.

HDV hoạt động chuyên trách về lĩnh vực DLST được đào tạo bài bản hầu như là không có. Một số cán bộ lâm nghiệp được sử dụng để thuyết minh về sự ĐDSH hoặc HST tự nhiên thì lại thiếu các nghiệp vụ cần thiết của một HDV du lịch; còn các HDV du lịch bình thường lại không có kiến thức về sinh thái. Hiện nay, hầu như các ĐDL đều sử dụng cùng HDV chung cho cả loại hình DLST và du lịch khác. Đây là một trong những tồn tại của ngành, trong thời gian tới hoạt động DLST phải chú trọng tới tuyển dụng và đào tạo đội ngũ này.

2.3.1.3. Về doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch Phú Quốc tăng ngày càng nhanh. Trong giai đoạn 2000- 2012, doanh thu du lịch tăng rất nhanh (năm 2000: 6,5 tỉ đồng; 2010: 500 tỉ đồng tăng gấp 76,9 lần năm 2000; 2012: 910 tỉ đồng tăng gấp 1,82 lần năm 2010).

Hình 2.4. Biểu đồ doanh thu du lịch Phú Quốc(Đơn vị: tỉ đồng)

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2013

Mặc dù số lượng khách quốc tế chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với khách nội địa nhưng doanh thu từ khách quốc tế lại khá cao và tăng nhanh. Điều này cho thấy, chi

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2000 2005 2010 2012 6,5 136,518 500 910 Doanh thu từ khách quốc tế Doanh thu từ khách nội địa Tổng doanh thu

67

tiêu từ khách du lịch nội địa là rất thấp và tỉ lệ lưu trú của khách nội địa cũng thấp hơn khách quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho du lịch Phú Quốc phải có sự đầu tư: cơ sở vui chơi, giải trí, nhiều dịch vụ khác...để lôi kéo khách chi tiêu du lịch và tăng số ngày lưu trú nhằm mang lại hiệu quả tăng nhanh doanh thu du lịch.

Tuy du lịch Phú Quốc có bước phát triển nhanh, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của "đảo ngọc" này. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chương trình, dự án du lịch triễn khai chậm. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ - du lịch chưa cao, khách lưu trú còn rất ít. SPDL đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp…

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 62 - 69)