Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Đặc điểm tự nhiên

Phú Quốc được mệnh danh là xứ sở của 99 ngọn núi, với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và đồi núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Các dãy núi thấp dần ra phía biển hình thành các bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp, những bãi cát trắng trải dài như Bãi Trường, bãi Dài, bãi Dương Đông... các chân núi nhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Trâu Nằm, mũi Đá Bạc... Với địa hình đứt gãy, Phú Quốc có những khe suối, thác nước đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn, suối Tiên... Tất cả tạo cho Phú Quốc có cảnh quan đa dạng và là tiềm năng lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là DLST.

Nằm lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc, Phú Quốc có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường. Do tác động của biển, thời tiết ở Phú Quốc luôn mát mẻ. Tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%, nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (350C). Nhìn chung, mùa khô là mùa du lịch ở Phú Quốc. Du khách thích đến Phú Quốc vào thời gian này vì đây là thời điểm có thể tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, nhảy dù…

Phú Quốc có sông Dương Đông và một số sông suối nhỏ. Chế độ nước sông suối của Phú Quốc có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, đặc điểm địa hình và thủy triều. Nhìn chung, lưu lượng nước biến đổi theo mùa, vì vậy tình trạng thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt thường xảy ra vào mùa khô trên đảo. Hiện nay, vấn đề cần giải quyết là cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, cho các hoạt động dịch vụ và cho sản xuất vào mùa khô. Do mạch nước ngầm hạ thấp, tạo điều kiện cho việc xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này ngày càng tăng khi nhu cầu nước cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt của huyện đảo tăng lên trong thời gian tới.

HST của Phú Quốc khá đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu trong các VQG, KDTSQ trên đảo. Nơi đây có rất nhiều giống cây đặc chủng như: kiền kiền,

41

sơn huyết, ổi rừng, kim giao, hoàng dân gia...; các loại động vật quý như: cu li lợn, khỉ đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa vôi vàng, chồn bay, vượn mà trắng, cá sấu nước ngọt... Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST ở Phú Quốc.

Cùng với HST trên cạn, HST dưới biển cũng giàu có về trữ lượng và thành phần loài. Đặc biệt, san hô và cỏ biển là những nguồn tài nguyên quý giá, còn nguyên vẹn được bảo tồn trên vùng biển của đảo Phú Quốc. Đây là thế mạnh để phát triển các hoạt động du lịch biển như tham quan, lặn biển, gắn với nghiên cứu sinh vật biển.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 42 - 43)