Đối với luồng vốn ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tự do hóa tài khoản vốn – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 101 - 111)

3.4.2.1. Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước phục vụ thiết thực cho phát triển nền kinh tế trong nước theo hướng tập trung đảm bảo về nguồn tài nguyên, đặc biệt là năng lượng trong bối cảnh an ninh năng lượng đang có tầm quan trọng đặc biệt phục vụ tăng trưởng kinh tế trong nước; tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn thông qua việc thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế..

Cũng như đối với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, các quy định hiện tại khá thông thoáng. Dự kiến trong thời gian tới chưa thay đổi các quy định này, tuy nhiên cần tăng cường công tác báo cáo số liệu, công tác giám sát, kiểm soát hiệu quả đối với đầu tư ra nước ngoài, tăng cường công tác quản lý từ khâu thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo dõi quá trình thực hiện dự án đầu tư để tránh trường hợp cấp phép đầu tư dàn trải, chọn lọc không đúng dự án đầu tư.

3.4.2.2. Đầu tư gián tiếp

Trong bối cảnh hiện nay cần tiếp tục được kiểm soát một cách thận trọng. Trước mắt chỉ nên cho phép các tổ chức tín dụng có đủ năng lực tài chính, điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế, có các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu đầu tư gián

tiếp ra nước ngoài. Ngoài ra, cần quy định rõ điều kiện đầu tư, công cụ đầu tư cũng như có cơ chế cấp hạn mức cho hoạt động đầu tư để đảm bảo hạn chế rủi ro, đồng thời thiết lập khuôn khổ giám sát thận trọng đối với hoạt động này thông qua quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá lại thực trạng triển khai, có thể xem xét cho phép các tổ chức kinh tế (không phải tổ chức tín dụng) và cá nhân đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định.

3.4.2.3. Cho vay ra nước ngoài

Việc cho vay ra nước ngoài cần dựa trên lợi ích kinh tế và chính trị. Khi lãi suất cho vay ra nước ngoài cao hơn lãi suất đầu tư tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế sẽ tìm được lợi nhuận cao hơn khi cho vay ra nước ngoài. Ngoài ra, một số trường hợp, hoạt động cho vay ra nước ngoài có mục đích hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu và thị trường.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, dự kiến chưa thay đổi các quy định về cho vay ra nước ngoài. Tuy nhiên, khung pháp lý về hoạt động này cần được hoàn thiện nhằm tăng cường khả năng giám sát hoạt động cho vay ra nước ngoài, các ngân hàng cho vay ra nước ngoài cần phải nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, năng lực kiểm soát... để bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả trong hoạt động cho vay ra nước ngoài. Từ năm 2015 đến năm 2020, có thể sửa đổi quy định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế được cho vay ra nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định (thay vì phải xin phép Thủ tướng Chính phủ như hiện nay).

3.4.2.4. Đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi

Dự kiến thời gian tới chưa thay đổi các quy định đối với việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của các tổ chức (không phải tổ chức tín dụng). Đối với các tổ chức tín dụng, cần ban hành văn bản hướng dẫn các quy định, điều kiện cụ thể về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, bao gồm cả việc mở tài khoản và gửi ngoại tệ ở nước ngoài.

Đây được coi là một hình thức huy động vốn từ nước ngoài, góp phần bổ sung nguồn vốn trong nước. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế. Dự kiến thời gian tới chưa thay đổi các quy định này.

KẾT LUẬN

Tóm lại, trong xu thế hội nhập, các giao dịch vốn đã từng bước được tự do hóa, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn lớn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luồng vốn vào tuy mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức. Với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với mức độ lớn như Việt Nam, không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô cũng như ổn định khu vực tài chính trước bối cảnh luồng vốn tăng về quy mô, về mức độ biến động. Đề tài đã nêu bật được những kết luận sau đây:

Một là, tự do hoá các giao dịch vốn là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; là một nhu cầu khách quan để Việt Nam giải quyết những mất cân đối trong nội tại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần giữ ổn định xã hội và ổn định chính trị. Tự do hoá các giao dịch vốn không chỉ mang đến lợi ích mà còn kéo theo cả những rủi ro. Để tối đa hoá các lợi ích và giảm đến mức thấp nhất những rủi ro từ tự do hoá các giao dịch vốn đòi hỏi phải tạo đủ những điều kiện cần thiết. Khu vực tài chính là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân; là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc tế; là một tổng thể gồm các định chế tài chính (ngân hàng và phi ngân hàng) có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của ngành dịch vụ tài chính. Khu vực tài chính có vị trí đặc biệt, có vai trò và chức năng rất quan trọng trọng nền kinh tế. Sự vận động và phát triển của khu vực tài chính chịu tác động qua lại với nhiều bộ phận/yếu tố trong nền kinh tế.

Hai là, Việt Nam đã đi phần lớn quãng đường của quá trình tự do hoá các giao dịch vốn. Quá trình này đã được thực hiện từ từ, có chọn lọc tuỳ tính chất của mỗi nguồn vốn. Đến nay, các giao dịch vốn liên quan đến đầu tư trực tiếp gần như đã được tự do hóa hoàn toàn. Đối với các luồng vốn khác như đầu tư gián tiếp và vay nợ hiện vẫn còn một số hạn chế do tính chất linh hoạt và rủi ro tiềm ẩn cao của các luồng vốn này. Các yêu cầu cần thực hiện để tối đa hoá lợi ích, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy tự do hoá các giao dịch vốn ở nước ta là: xây dựng cơ chế kiểm soát và điều tiết hiệu quả các giao dịch vốn, đặc biệt là vay tài chính ngắn hạn nước ngoài và sự luôn chuyển vốn đầu tư gián tiếp; xây dựng một khu vực tài chính phát triển

lành mạnh; xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường tài chính; các chính sách kinh tế vĩ mô được hoạch định đồng bộ và và điều hành đúng đắn để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; Lộ trình thực hiện tự do hoá các giao dịch vốn được thiết kế phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Ba là hệ thống tài chính của các quốc gia sẽ được cơ cấu lại theo hướng ngày càng cân bằng hơn giữa vai trò của Nhà nước và vai trò của các định chế tài chính. Tăng cường sự hợp tác và liên kết quốc tế trong công tác giám sát tài chính và xử lý các vấn đề liên quốc gia. Thành lập các Quỹ đối phó với khủng hoảng ở cấp độ quốc gia, khu vực; đồng thời tăng cường năng lực tài chính cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Ngoài những xu hướng nêu trên, tuỳ thuộc vào thực trạng của hệ thống tài chính và điều kiện cụ thể của từng nước, các quốc gia còn tập trung vào giải quyết các vấn đề riêng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của hệ thống tài chính như: cơ cấu lại nền kinh tế; cơ cấu lại khu vực tài chính; cơ cấu lại khu vực ngân hàng; cơ cấu lại các định chế tài chính; xây dựng, phát triển, lành mạnh hoá các thị trường tài chính; lành mạnh hoá môi trường kinh tế vĩ mô; phát triển hạ tầng tài chính.

Bốn là thực trạng khu vực tài chính cho thấy đã có sự phá triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực tài chính, trình độ và kinh nghiệp quản lý còn hạn chế (quản trị ngân hàng, quản trị kinh doanh và quản lý rủi ro); trình độ công nghệ ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động chưa cao; Chất lượng nguồn vốn và tỷ lệ an toàn vốn thấp; Chất lượng tài sản thấp; Quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro yếu kém; Khả năng thanh khoản thấp; Khả năng sinh lời và tính không ổn định của các nguồn thu nhập; Khả năng chụi đựng yếu trước những biến động về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán và giá bất động sản. Những thách thức và rủi ro của khu vực tài chính: Những thách thức mà các ngân hàng Việt nam phải đối mặt là: Sức ép cạnh tranh gia tăng do việc lới lỏng, dỡ bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường; Sức ép ngày càng tăng từ phía các cổ đông về kỳ vọng tăng trưởng tài sản có, lợi nhuận, cổ tức vv…; Các quy định của

Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn hoạt động ngày càng cao và sát hơn so với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng; Yêu cầu về tiện ích, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, và với chi phí hợp lý; Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm; Môi trường hoạt động ngân hàng thay đổi nhanh và còn chứa đụng các yếu tố khó dự báo, đo lường. Những rủi ro chính mà các ngân hàng thương mại Việt nam đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới gồm: (i) Rủi ro tín dụng; (ii) Rủi ro thị trường; (iii) Rủi ro hoạt động; (iv) Rủi ro thanh khoản; (v) Rủi ro pháp lý; (v) Rủi ro gian lận/ lừa đảo; và các rủi khác.

Năm là, Việt Nam cần xây dựng một khuôn khổ chính sách tự do hóa các giao dịch vốn theo hướng sau: (i) Có chính sách huy động thận trọng và sử dụng vốn nước ngoài có hiệu quả hơn để phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện chính sách này là nhằm thực hiện đồng thời hai mục tiêu: vừa tranh thủ thu hút vốn nước ngoài bổ sung cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế -xã hội; vừa kéo dài thêm thời gian cần thiết để có giải quyết các tồn tại, yếu kém trong nước và tạo ra đủ các điều kiện về tự do hoá các giao dịch vốn như đã đề cập ở trên. (ii) Coi trọng vị trí quyết định của vốn trong nước xét về mặt chiến lược lâu dài, phải tạo cho được một môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi để khuyến khích đầu tư trong nước, đa dạng hóa các hình thức, các kênh huy động vốn để có thể huy động tối đa các nguồn vốn sẵn có trong nước; (iii) việc huy động vốn từ bên ngoài chỉ nên thực hiện nếu nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Khối lượng vốn huy động từ bên ngoài trong từng thời kỳ không được tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trước mắt cũng như lâu dài; (iv) Trong những năm có sự thiếu hụt vốn đầu tư, phải tích cực huy động vốn nước ngoài để bù đáp sự thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế trong nước, nhưng trước hết cần chú trọng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (v) Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc vay vốn nước ngoài theo điều kiện thương mại, đặc biệt là vay tài chính ngắn hạn nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ sự luôn chuyển vốn đầu tư gián tiếp (FII).

Sáu là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, giám sát khu vực tài chính và các thị trường tài chính theo hướng kết hợp hài hoà giữa cơ chế quản lý theo ngành và cơ chế quản lý theo định chế nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan, hạn chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc bỏ sót nhiệm vụ giám sát đối với các tổ chức tài chính và các thị trường tài chính để giữ ổn định khu vực tài chính và các thị trường tài chính. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và giám sát cho mỗi loại hình tổ chức tài chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước; và tạo môi trường rộng lớn hơn, thuận lợi hơn để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các tổ chức tài chính trong khi vẫn đảm bảo ổn định khu vực tài chính và các thị trường tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh :

1. Aggarwal, R., Inclan, C. and Leal, R. (1999), “Volatility in Emerging Stock Markets”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 34, pp. 33-55.

2. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (1997), “Emerging Equity Market Volatility”,

Journal of Financial Economics, 43, pp. 29-78.

3. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (2000), “Foreign Speculators and Emerging Equity Markets”, Journal of Finance 55, pp. 565-613.

4. Bekaert, G., Harvey, C. R. and Lundblad, C. (2001), "Does Financial Liberalization Spur Growth?", NBER Working Paper 8245.

5. Bekaert, G. and Harvey, C. R. (2002), “Research in Emerging Markets Finance: Looking to the Future”, Emerging Markets Review, 3, pp. 429-448.

6. Choudhri, E. U. and Dalia S. (2001), “Exchange rate pass-through to Domestic Prices: Does the inflationary Enviroment Matter?” IMF Working Paper WP/01/194. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Fischer, S. and Stanley, R. (1998), “Capital Account Liberalization and the Role of the IMF” in “Should the IMF Pursue Capital Account Convertibility?”,

Princeton Essays in International Finance, No. 207.

8. Grenville, J. and Stephen, E. (2008), “Central Banks and Capital Flows” ADBI Discussion Paper 87.

9. Hannoun, S. and Herve, F. (2007), Policy responses to the challenges posed by capital inflows in Asia, Speech to the 42nd SEACEN Governors Conference in Bangkok on 28 July 2008.

10. Nogueira, R. P. (2007), “Inflation targeting and exchange rate passthough”

EcomiaAplicada Vol.11, No.2 RibeiraxoPreto Apr./June 2007. Print vesion ISSN 1413-8050.

11. Masahiro, K. and Takagi, S. (2008), “A Survey of the Literature on Managing Capital Inflows”, ADBI Discussion Paper 100.

12. Reyes, J. A. (2007), “Exchange Rate Passthrough Effects and Inflation Targeting in Emerging Economies: What is the Relationship?” Review of International Economics, Vol. 15, No. 3, pp. 538-559, August 2007.

13. Robert, N. (2008) “Managing Recent Hot Money Inflows in Asia”, ADBI Discussion Paper 99.

14. Schadler, S. (2008), “ Managing Large Capital Inflows: Taking Stock of International Experiences” ADBI Discussion Paper 97.

15. Takatoshi, E. A. (2005), “Pass-Through of Exchange Rate Changes and Macroeconomic Shocks to Domestic Inflation in East Asian Countries” RIETI Discussion Paper Series 05-E-020.

16. Yeyati, L., Neeltje, V. H. and Sergio L., (2008), “International Financial Integration through the Law of One Price: The Role of Liquidity and Capital Controls” ADBI Discussion Paper 92.

Tiếng Việt :

17. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2010), Báo cáo tổng kết chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội.

18. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

19. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội.

20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.

21. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội.

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tự do hóa tài khoản vốn – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 101 - 111)