0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Chính sách tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 52 -60 )

Việt Nam với chính sách mở cửa thu hút vốn nước ngoài đã nhanh chóng trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài lớn trong khu vực. Điều đó nhờ một môi trường đầu tư khá hấp dẫn thể hiện qua nền kinh tế Việt Nam có nhiều lợi thế như: ổn định về chính trị và xã hội; tại Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, ngôn ngữ, hoặc phân biệt sắc tộc; chính sách Đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh; chỉ số Phát triển Con người được cải thiện vững chắc; sức mua của một thị trường với 87 triệu dân tăng trưởng nhanh chóng; lực

lượng lao động trẻ, có khả năng học hỏi tương đối nhanh; vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi; nguồn tài nguyên tương đối dồi dào và đặc biệt quan trọng chính là Việt Nam đã tạo dựng được một khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút vốn nước ngoài, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. Các bước tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn ở Việt Nam được thể hiện như sau:

- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản mục được Việt Nam chú trọng thực hiện trong bước tự do hóa đầu tiên bởi đây là dòng vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và cũng là dòng vốn có tính chất ổn định nhất trong các loại vốn được phân loại theo chức năng đầu tư.

Để tạo môi trường pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã nâng cấp Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 trong đó quy định cụ thể: (i) lĩnh vực ưu tiên đầu tư; (ii) hình thức đầu tư gồm hình thức hợp tác kinh doanh, xí nghiệp, công ty liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; (iii) tăng tỷ lệ góp vốn đầu tư, quy định tỷ lệ góp vốn của Bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của xí nghiệp và vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% tổng vốn đầu tư của xí nghiệp, trường hợp đặc biệt, thấp hơn 30% phải được Chính phủ phê chuẩn (so với năm 1987 là không hạn chế vốn góp đầu tư); (iv) thời hạn đầu tư quy định không quá 10 năm

,

trường hợp cần thiết, phải được Chính phủ phê chuẩn nhưng không quá 70 năm (trước năm 1992 thời hạn đầu tư là 20 năm, Chính phủ phê chuẩn không quá 30 năm); (v) việc đánh thuế tăng lên 7%-10% so với mức 3%-5% của năm 1987.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006

và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước: (i)

Luật đầu tư chung đã được ban hành theo hướng quy định chi tiết hơn về lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện và chi tiết hoá những lĩnh vực đầu tư bị cấm. Đầu tư trực tiếp bao gồm nhiều hình thức hơn so với quy định trước đây: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước; Hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; các hình thức đầu tư trực tiếp khác; (ii) Về góp vốn đầu tưu, không còn quy định như trước, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định. (iii) Về quản lý ngoại hối, không có quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài như trước đây, tuy nhiên các dự án đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện quy định pháp luật về quản lý ngoại hối. (iv) Về thời hạn đầu tư, không thay đổi và vẫn giữ định như trước đây. (v) Xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.

- Về đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam:

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện qua hai kênh: (i) thông qua các Sở giao dịch chứng khoán dưới hình thức tham gia thị trường phát hành và giao dịch chứng khoán niêm yết (gồm tham gia đấu giá, mua bán trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán khác được niêm yết) và đầu tư ủy thác; (ii) thông qua việc góp vốn mua cổ phần chưa niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu TTCK mới đi vào hoạt động, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 và Thông tư của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn quy định mức góp vốn mua cổ phẩn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo đó: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó một công ty nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (trái phiếu là 10%) và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3% cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (trái phiếu là 5%).

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/2003/QĐ- TTg ngày 17/7/2003 thay thế Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999. Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trên TTCK đã được nâng lên đáng kể: (i)Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên TTCK Việt Nam được nâng lên từ 20% thành 30% tổng số cổ phiếu niêm yết. Quyết định đã dỡ bỏ giới hạn tổ chức, cá nhân nước ngoài nắm giữ trái phiếu và không có quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Quy định này được coi là phù hợp với tình hình thực tiễn và thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu nói riêng, TTCK nói chung. Tỷ lệ góp vốn cổ phần của nhà ĐTNN đối với các doanh nghiệp cổ phần khác của Việt Nam (không phải doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch) ở mức 30% theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/4/2009, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 cho phép nhà ĐTNN được tham gia mua, bán chứng khoán trên TTCK được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng (không phân biệt là công ty niêm yết hay chưa niêm yết); tối đa 49% chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng. Như vậy, quy định mới này đã mở rộng đối tượng hơn rất nhiều cho các nhà ĐTNN tham gia đầu tư trên TTCK. Số lượng các công ty đại chúng

chưa niêm yết - hàng nghìn công ty - là lớn hơn rất nhiều so với khoảng vài trăm công ty niêm yết tại thời điểm đó. Hơn nữa, trên tinh thần Luật Đầu tư và các cam kết về mở cửa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không hạn chế đầu tư vào một số lĩnh vực (tức là cho phép nhà ĐTNN có thể góp vốn, mua cổ phần lớn hơn 49%) theo danh mục các ngành nghề và lộ trình phù hợp.

Bên cạnh đó, để tăng cường thu hút các nhà ĐTNN, việc quản lý ngoại hối đối với dòng vốn ra vào Việt Nam cũng được nới lỏng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển các dòng vốn. Trước đây, theo Quyết định 998/2002/QĐ- NHNN quy định nhà ĐTNN chỉ được chuyển vốn về nước sau khoảng thời gian đầu tư tại Việt Nam tối thiểu là 1 năm. Đối với nhà ĐTNN, điều này tạo tâm lý dè chừng và tăng độ rủi ro trong hoạt động đầu tư xuyên biên giới. Tuy nhiên, năm 2004 khi Quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm 2005 đã cho phép nhà ĐTNN được tự do chuyển vốn đầu tư về nước, tháo gỡ nhiều khó khăn và bất cập trong hoạt động thu hút vốn ĐTNN. Cùng với đó, chính sách thuế cũng đưa ra những ưu đãi hơn để khuyến khích đầu tư. Trước đây, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài được cơ quan thuế xác định là 5% nhưng mức thuế này đã được bãi bỏ (là 0%) để khuyến khích đầu tư.

- Về vay nợ nước ngoài:

Với chính sách mở cửa nền kinh tế, các quy định về quản lý nợ đã có những bước nới lỏng nhất định với chủ trương coi nguồn vốn vay nợ nước ngoài cũng là một nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài vay nợ của Chính phủ, bắt đầu có quy định cho phép các doanh nghiệp tự vay tự trả và tự chịu trách nhiệm. Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 về quy chế vay trả nợ nước ngoài quy định rõ vay nước ngoài của Chính phủ phải phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước; không cho phép chuyển nợ doanh nghiệp thành nợ Chính phủ trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; các khoản vay trung, dài hạn phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm và đáp ứng được các điều kiện về vay trung và dài hạn do NHNN quy định trong từng thời kỳ và phải được đăng ký với NHNN.

Từ năm 2005, theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý vay trả nợ nước ngoài, nợ nước ngoài của Việt Nam được phân biệt thành nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân (trong đó, cụ thể hóa thành nợ của DNNN và nợ của doanh nghiệp tư nhân). Đến năm 2009, Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công, trong đó định nghĩa nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan liên quan trong việc quản lý nợ công đối với các khoản vay nợ nước ngoài. Nếu như trước đây, việc thực hiện các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của các doanh nghiệp quốc doanh phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các điều kiện vay phải được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận thì nay DNNN được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho Bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết tại các thoả thuận vay; Các khoản vay thương mại nước ngoài của DNNN nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm và đáp ứng được các điều kiện do NHNN quy định trong từng thời kỳ; phải được đăng ký với NHNN. Trường hợp DNNN vay vốn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, phải lập đề án phát hành, lấy ý kiến của Bộ Tài chính và NHNN trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các DNNN, các ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định. Đối với nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân, chịu sự giám sát, theo dõi của NHNN. Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký khoản vay với NHNN sau khi ký kết Thoả thuận vay với nước ngoài. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, các ngân hàng trong nước chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định.

- Về dòng vốn đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi:

Nội dung này được quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 63) theo đó: (i) Người cư trú được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở

nước ngoài nhưng phải được NHNN cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; (ii) Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và đại diện các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; (iii) Công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại. Khi chấm dứt hoặc hết thời hạn ở nước ngoài, phải đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư về nước. (iv) Người không cư trú là tổ chức và cá nhân được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam tại TCTD được phép và thực hiện thu chi theo quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp phải mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối, mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này. Đồng thời, quy định cụ thể các hạng mục thuộc phần thu và phần chi. Với quy định này, Ngân hàng được phép có thể nắm rõ mọi hoạt động thu, chi, luồng vốn ngoại tệ vào/ra của Doanh nghiệp. Quy định này thể hiện sự kiểm soát khá thận trọng của Ngân hàng Nhà nước (thông qua NHTM) về hoạt động ngoại hối.

- Về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:

Nếu Nghị định 22/1999/NĐ-CP mới chỉ áp dụng đối với hình thức đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, chưa đề cập đến các hình thức đầu tư khác, thì tại Luật đầu tư chung năm 2005 đã đề cập đầy đủ các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cho vay ra nước ngoài hay hình thức khác. Luật đầu tư 2005 quy định về điều kiện, thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể: (i) Để được đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có: Dự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 52 -60 )

×