0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đánh giá hiện trạng tự do hóa giao dịch vốn theo phương pháp chấm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 42 -52 )

điểm HEATMAP

Phương pháp chấm điểm HEATMAP là công cụ do các nước thành viên ASEAN thống nhất áp dụng để làm tài liệu trao đổi trong các chương trình công tác về Tự do hóa tài khoản vốn giữa cộng đồng ASEAN. Phương pháp này đưa ra các thức tính điểm cho từng hạng mục riêng biệt trên tài khoản vốn (đầu tư trực tiếp/gián tiếp vào/ra, cho vay ra nước ngoài, vay nước ngoài, các giao dịch vốn khác, …). Phương pháp này bắt nguồn từ Tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Park Yung-Chul về “Chỉ số từ do hóa luồng vốn” (Capital Flow Freedom Index) và được các quốc gia ASEAN điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của khu vực nhằm đánh giá hiện trạng quy định và luồng vốn hiện tại của các quốc gia thành viên.

Qua đó theo dõi tiến trình tự do hóa tài khoản vốn và hỗ trợ các nước thành viên trong việc xác định mục tiêu trong mốc kế hoạch chi tiết về lộ trình tự do hóa. Phương pháp này sử dụng như một công cụ chỉ ra những thiếu hụt nhằm xác định nhu cầu xây dựng năng lực, minh họa điểm đồng quy giữa các thành viên và là tài liệu tường thuật trực tiếp phản ánh các mốc đạt được với từng cấu phần trong tài khoản vốn qua từng thời kỳ.

Đối với Việt Nam: Việc chấm điểm đối với từng loại hình giao dịch dựa trên việc rà soát các quy định hiện hành về giao dịch đó và căn cứ vào độ mở cửa đối với từng đối tượng khác nhau (TCTD, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, …). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các mức độ mở cửa tương ứng với thang điểm của

Capital flow freedom Index 2012

0-20 21-40 41-60 61-80 81-100 0: Không có quy định <20: gần như không cho phép Có cho phép cùng với rất nhiều hạn chế và cần cấp phép trước khi thực hiện. Có khung pháp lý cho phép thực hiện giao dịch nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể và/hoặc cần sự cấp phép trước khi thực hiện Có khung pháp lý và quy định hướng dẫn chi tiết nhưng vẫn còn một vài hạn chế đối với một số đối tượng và/hoặc có quy định về việc đăng ký với cơ quan có liên quan

Tự do hóa hoàn toàn và/hoặc tự do hóa với:

- vài điều khoản loại trừ nhỏ cho một số lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt - Có quy định chặt chẽ về việc kiểm soát chứng từ - Có điều khoản dự phòng áp dụng cho trường hợp khẩn cấp

Luồng vốn vào dưới hình thức đầu tư gián tiếp

Bản chất Giao dịch Tỷ trọng Điểm (0-100) Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/1 00 Lưu ý Chuyển vốn về nước Chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp của người cư trú về nước

20 80 16 Trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp, lợi nhuận và các nguồn thu từ đầu tư gián tiếp phải được chuyển về nước chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư (Khoản 3, Điều 19 - Nghị định 160)

Chứng khoán vốn

Người không cư trú mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước

20 90 18 Người không cư trú được tự do mua và nắm giữ tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, trừ tỷ lệ nắm giữ cổ phần của một số ngành cụ thể (Điều 2, Quyết định 55/2009/QĐ- TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Các doanh nghiệp trong nước phát hành cổ phiếu ở nước ngoài

20 80 16 Người cư trú là doanh nghiệp được phép huy động vốn ở nước ngoài, nhưng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Điều 76 Luật Đầu tư 2005, Điều 27 Nghị định160)

Chứng khoán nợ

Người không cư trú mua trái phiếu ở trong nước

20 80 16 - Không cần phải xin phép nhưng phải đăng ký giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

- Khi được phép, người không cư trú phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián

tiếp vào Việt Nam.

- Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. - Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. (Điều 14 and 15, Nghị định 160).

- Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín dụng chỉ được phát hành giấy tờ có giá ghi danh. (Điều 3, Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng) Doanh nghiệp trong nước phát hành trái phiếu quốc tế ở nước ngoài

20 80 16 Doanh nghiệp tư nhân có quyền phát hành chứng khoán nợ ở nước ngoài nếu số lượng phát hành nằm trong hạn mức vay thương mại trung dài hạn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. Doanh nghiệp nhà nước muốn phát hành trái phiếu quốc tế phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (Điều 26, Nghị định số 90/2011/ NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp)

Các luồng vốn vào khác Bản chất Giao dịch Tỷ trọng (0-100)Điểm Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/1 00 Lưu ý Vay nợ nước

ngoài Tín dụng thương mại 20 80 16 Không hạn chế, nhưngdoanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký với NHNN trong trường hợp khoản nợ phải trả có thời hạn lớn hơn 1 năm (Điều 21 Nghị định 160)

Vốn vay 20 80 16 Không hạn chế nhưng phải

đăng ký với NHNN (áp dụng với khoản vay trung, dài hạn)

Tiền tệ 20 80 16 Không có hạn chế về ngoại tệ được sử dụng trong thỏa thuận vay nợ nước ngoài. Đồng Việt Nam (VND) có thể được chấp nhận cho các trường hợp đặc biệt trong tài chính vi mô và vay từ lợi nhuận được chia bằng VND của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp FDI.

Tiền gửi 20 80 16 Hầu như không hạn chế

Tài sản có và nợ khác

20 80 16 Hầu như không hạn chế

Tổng 100 80

Bản chất Giao dịch Tỷ trọng Điểm (0-100) Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/1 00 Lưu ý Chuyển vốn về nước Chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của người không cư trú về nước

20 80 16 Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trên cơ sở xuất trình chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam (Điều 15 Nghị định 160) Chứng khoán vốn Người không cư trú phát hành cổ phiếu tại Việt Nam

20 50 10 Khi được phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này (Điều 21 Pháp lệnh Ngoại hối) Người cư trú trong nước mua chứng khoán vốn ở nước ngoài

20 50 10 Về cơ bản, người cư trú có thể mua chứng khoán vốn ở nước ngoài, tuy nhiên quy định hướng dẫn chi tiết hiện đang được xây dựng. Chứng khoán nợ Người không cư trú phát 20 50 10 Khi được phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ

hành trái phiếu ở trong nước

Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này (Điều 21 Pháp lệnh Ngoại hối) Người cư trú trong nước mua chứng khoán nợ ở nước ngoài

20 50 10 Về cơ bản, người cư trú có thể mua chứng khoán nợ ở nước ngoài, tuy nhiên quy định hướng dẫn chi tiết hiện đang được xây dựng.

Tổng 100 56 Các luồng vốn ra khác Bản chất Giao dịch Tỷ trọng (0-100)Điểm Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/1 00 Lưu ý Cho vay ra

nước ngoài Tín dụng thương mại 20 80 16 Không hạn chế chỉ giớihạn giao dịch trong trường hợp ảnh hưởng đến an toàn kinh tế vĩ mô

Khoản vay 20 70 14 - Tổ chức tín dụng được phép cho vay ra nước ngoài mà không cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý (TT số 45/2011/TT-NHNN về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của TCTD)

- Các tổ chức kinh tế khác phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản khi thực hiện cho vay ra nước ngoài (Điều 26 Nghị định 160)

- Các khoản cho vay ra nước ngoài phải thực hiện xác nhận đăng ký khoản vay với NHNN.

Tiền mặt 20 80 16 Không hạn chế

Tiền gửi 20 70 14 - TCTD được phép mở tài

khoản ngoại tệ tại nước ngoài mà không cần chấp thuận của cơ quan quản lý. - Các tổ chức kinh tế khác phải có sự chấp thuận của NHNN khi có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài để tiếp nhận vốn vay nước ngoài, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài (Điều 31 Nghị định 160)

Tài sản có và nợ khác

20 70 14 Hầu như không hạn chế, chỉ giới hạn giao dịch trong trường hợp ảnh hưởng đến an toàn kinh tế vĩ mô

Tổng 100 74

Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào

Bản chất Giao dịch trọngTỷ (0-100)Điểm Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/ 100 Lưu ý Luồng vốn

vào Đầu tư trực tiếp củangười không cư trú 35 90 31.5 Không hạn chế, chỉ giớihạn giao dịch trong trường hợp ảnh hướng đến an toàn vĩ mô

Vay từ người không cư trú là công ty mẹ hoặc công ty thành viên thuộc cùng hệ thống

35 90 31.5 Các doanh nghiệp FDI có thể vay dài hạn từ người không cư trú là công ty mẹ/các công ty thuộc cùng hệ thống mà không cần có sự đồng ý trước từ NHNN nhưng cần thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước (Điều 21 Nghị định 160) Chuyển vốn về

nước 30 90 27 Doanh nghiệp FDI được tựdo chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp ra nước ngoài sau khi xuất trình các chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính vơi Nhà nước Việt Nam (Điều 19 Luật Đầu tư 2005)

Tổng 100 90

Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra

Bản chất Giao dịch trọngTỷ (0-100)Điểm Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/ 100 Lưu ý

Luồng vốn ra Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của người cư trú

35 70 24.5 Để được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư trong nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và

sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải được sự cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Điều 4 Nghị đinh 78)

Vay nội bộ giữa người cư trú và công ty mẹ/thành viên ở nước ngoài

35 70 24.5 Phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý (Điều 26 Nghị định 160)

Chuyển vốn về

nước 30 90 27 Hầu như không hạn chế. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi NHNNVN xem xét, quyết định. (Điều 25, Nghị định 78)

Tổng 100 76

Tài khoản vãng lai

Bản chất Giao dịch trọngTỷ (0-100)Điểm Điểm quy đổi (tỷ trọng x điểm)/ 100 Lưu ý

Tài khoản vãng lai

Điều VIII IMF 80 100 80 Không có hạn chế đối với thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai

Kiều hối hoặc yêu cầu chuyển đổi tiền tệ cho xuất khẩu

20 80 16 Các quy định về kết hối đối với ngoại tệ từ nguồn Xuất khẩu chỉ áp dụng đối với một số tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước (TT số 13/2011/TT-NHNN quy định việc mua bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước)

Tổng 100 96

(Nguồn: sưu tầm từ tài liệu họp Tổ công tác về tự do hóa tài khoản vốn và cập nhật của tác giả trên cơ sở tổng hợp các điều chỉnh chính sách tại các VBQPPL mới ban hành).

Điểm số Heatmap của Việt Nam: Hầu hết các dòng vào đều đạt thang điểm từ 61-80 thể hiện định hướng quản lý thận trọng và có lộ trình tự do hóa.

Dòng vốn ra dưới hình thức đầu tư gián tiếp đạt điểm số dưới 60 điểm vì Pháp lệnh Ngoại hối đã có khung pháp lý cho phép thực hiện nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện.

Đối với các giao dịch vãng lai và quy định về kết hối: Việt Nam nằm ở mức thang điểm cao nhất nhưng chưa được tuyệt đối do còn áp dụng quy định bán ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các quy định về kiểm tra chứng từ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 42 -52 )

×