0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Quan điểm và định hướng tự do hóa các giao dịch vốn đến năm 2020

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 90 -91 )

Căn cứ kết quả đánh giá thực trạng tự do hoá các giao dịch vốn ở Việt Nam từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở của Việt Nam cho đến nay; căn cứ mục tiêu và các định hướng chủ yếu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020; căn cứ nhu cầu vốn và khả năng huy động các nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ thực hiện Chiến lược, có thể xác định một số quan điểm mục tiêu, định hướng mang tính nguyên tắc về tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam như sau:

- Tự do hoá các giao dịch vốn là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; là một nhu cầu khách quan để Việt Nam giải quyết những mất cân đối trong nội tại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần giữ ổn định xã hội và ổn định chính trị;

- Tự do hóa các giao dịch vốn ở Việt Nam phải góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu: cơ bản đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn (vốn trong nước và vốn ngoài nước);

- Tự do hóa các giao dịch vốn cần được thực hiện theo lộ trình được thiết kế cụ thể cùng với sự hỗ trợ của các giải pháp chính sách vĩ mô khác (nhất là với chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ) nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với nền kinh tế; tự do hóa các giao dịch vốn phải đặt trong bối cảnh của tự do hóa tài chính;

- Tự do hóa các giao dịch vốn phải đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và giữ ổn định khu vực tài chính, hạn chế tối đa khả năng xảy ra khủng hoảng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 90 -91 )

×