0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 36 -39 )

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 giảm xuống 3,1% so với mức 3,9%

của năm 2011 (theo Báo cáo triển vọng kinh tế Thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF, tháng 7/2013) dưới tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu. Đà phục

hồi vẫn yếu tại các nước phát triển mặc dù kinh tế Mỹ có một số tín hiệu tích cực

từ thị trường lao động, thị trường nhà đất và Nhật Bản thực hiện tái thiết sau

thảm hỏa năm 2011; trong khi đó, tăng trưởng cũng bắt đầu chậm lại tại các nền

kinh tế đang phát triển do cầu nước ngoài tăng thấp và giá hàng hóa thế giới

giảm. Các nền kinh tế Đông Nam Á trở thành điểm sáng mới năm 2012.

Kinh tế Mỹ tăng 2,2% cao hơn mức 1,7% của năm 2011 sau nhiều nỗ lực

của chính phủ và ngân hàng trung ương trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với những tín hiệu phục hồi khá vững từ thị trường bất động sản, đầu tư tư nhân

đã diễn biến tích cực kéo theo tín dụng ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2011

và là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ thất

nghiệp cao, tháng 12/2012 ở mức 7,8% khiến tiêu dùng cá nhân chỉ tăng thấp.

Năm 2012, trong điều kiện khả năng vay nợ giảm khi nợ công đã gần đạt mức

trần quy định, chi tiêu chính phủ tiếp tục được cắt giảm mặc dù tốc độ giảm

chậm hơn năm 2011 nhằm cải thiện vị thế ngân sách. Thâm hụt ngân sách năm

tài khóa 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn báo động, ước khoảng 8,5%

GDP (theo IMF, 2013), gây lo ngại về khả năng duy trì mức nợ công hiệu đã

vượt 100%GDP. Lạm phát có xu hướng giảm mạnh từ mức 3% năm 2011

xuống 1,7% năm 2012.

Kinh tế khu vực đồng Euro giảm 0,6% sau khi tăng trưởng yếu 1,5% năm

2011. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều suy thoái, đáng kể nhất là Italia

giảm 2,4%; Tây Ban Nha giảm 1,4%, Hy Lạp giảm 6,4% và Pháp tăng trưởng

0%. Nền kinh tế đầu tàu Đức mặc dù vẫn tăng trưởng dương nhưng cũng chỉ ở

mức 0,9%, giảm mạnh so với mức 3,1% năm 2011 khi cầu bên ngoài từ Mỹ,

châu Á và các nước châu Âu khác suy yếu. Lòng tin kinh doanh, lòng tin tiêu

dùng giảm trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (tháng 12/2012 là 11,8%),

cùng với việc hệ thống ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay trong bối cảnh

căng thẳng tài chính và rủi ro tăng cao, dẫn đến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh

trên toàn khu vực. Các biện pháp tài khóa khắc khổ tiếp tục được thực thi tại các

nước khủng hoảng nên không thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế, tuy nhiên cũng

góp phần thu hẹp thâm hụt ngân sách, ước thâm hụt của toàn khu vực đồng Euro

năm 2012 ở mức 3,5%GDP so với mức 4,2% GDP năm 2011. Lạm phát khu

vực giảm từ 4,1% của năm 2011 xuống 2,2% năm 2012.

Kinh tế Nhật Bản tăng tưởng 1,9% năm 2012 sau khi giảm 0,6% năm 2011.

Tuy nhiên, sự hồi phục này diễn ra không bền vững, tập trung chủ yếu trong quý

đầu năm (quý I/2012 kinh tế tăng trưởng 1,4% so với quý trước, lũy kế năm đạt

4,7%) nhờ các hoạt động tái thiết sau thảm họa thiên nhiên năm 2011. Quý II và

Quý III/2012, tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm khiến Nhật Bản lại rơi vào

suy thoái nhẹ; và quý IV/2012, tăng trưởng cũng chỉ ở mức 0% so với quý trước

cho thấy nền kinh tế này vẫn chưa t hể thoát khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ

kinh tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Tỷ lệ thất nghiệp giảm so với năm 2011

nhưng vẫn ở mức cao, cuối năm 2012 là 4,3%. Thâm hụt ngân sách ở mức báo

động, dự kiến 10,2%GDP năm 2012, tiếp tục làm trầm trọng vấn đề nợ công

hiện đã lên đến 237,8%GDP. Tình trạng giảm phát tiếp tục dai dẳng, lạm phát cả

năm ở mức -0,24%.

Ở các nước phát triển, chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng nới

lỏng mạnh mẽ ở hầu hết các khu vực thông qua việc bơm tiền và cắt giảm mạnh

lãi suất nhằm đối phó với tăng trưởng kinh tế suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực từ

khủng hoảng nợ công châu Âu. Các NHTW như Fed, BOJ, BOE, ECB,...tăng

cường bơm tiền ra nền kinh tế và duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp gần 0%,

tro ng đó có ECB hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,75%.

Các nước mới nổi và đang phát triển tăng trưởng chậm lại chủ yếu do xuất

khẩu tăng thấp trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, đồng thời đầu tư trong

nước cũng bị tác động trễ bởi các biện pháp thắt chặt vĩ mô kiềm chế lạm phát

thực hiện từ năm 2011. Xu hướng này diễn ra rõ nét nhất tại hai đầu tàu kinh tế

là Trung Quốc và Ấn Độ, tăn g trưởng năm 2012 đều ở mức thấp trong nhiều

năm trở lại đây, tương ứng là 7,8% và 3,2%. Nga và Brazil- hai thành viên thuộc

khối BRICS – cũng đều tăng trưởng thấp, tương ứng ở mức 3,4% và 0,9%. Tuy

nhiên, điểm sáng kinh tế lại tập trung tại khối ASEAN-4 gồm Indonesia,

Malaysia, Thai Lan và Philippines. Tăng trưởng khả quan của cả đầu tư và tiêu

dùng đã bù đắp được sự suy yếu của cầu từ bên ngoài, giúp các nền kinh tế này

duy trì được mức tăng trưởng khá tương ứng là 6,2%, 5,6%,6,4% và 6,6%. Lạm

phát các nước nhìn chung theo xu hướng giảm nhờ giá thế giới giảm và mức sản

lượng thực tế được điều chỉnh về khá sát với mức tiềm năng, lạm phát bình quân

khu vực đang phát triển châu Á ở mức 4,5% so với mức 6,4% năm 2011. Ở các

nước này, chính sách tiền tệ lới lỏng được thực hiện chủ yếu dựa trên việc tiếp

tục cắt giảm lãi suất. Đặc biệt ở hai nền kinh tế lớn Trung Quốc và Brazil có

mức điều chỉnh mạnh nhất trong đó, Brazil bốn lần liên tục cắt giảm lãi suất,

Trung Quốc hai lần cắt giảm lãi suất và hai lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Các biện pháp này còn được thực hiện song song với gói kích thích kinh tế của

chính phủ như tại Brazil và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 36 -39 )

×