Kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tự do hóa tài khoản vốn – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 39 - 42)

Bước sang năm 2012, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định. Lạm phát được kiềm chế, cán cân thanh toán thặng dư ở mức cao, thị trường tài chính tiền tệ ổn định, lãi suất giảm liên tục phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ đặc biệt là diễn biến lạm phát. Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, sức mua của thị trường giảm. Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 (Nghị quyết 13) của Chính phủ, các Bộ, ngành trong đó có Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội như chỉ đạo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 (Nghị quyết 01).

Tăng trưởng kinh tế năm 2012 chậm lại ở mức 5,25% phù hợp với việc điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo ngành kinh tế, tăng trưởng GDP thấp hơn so với các năm trước ở hầu hết các ngành. Về bên cầu, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều tăng cao hơn năm 2011, tuy nhiên kéo theo nhập khẩu cũng tăng nhanh hơn năm 2011. Tiêu dùng cuối cùng tăng 5,1% cao hơn mức 4,4% của năm 2011. Tiêu dùng cuối cùng phục hồi nhẹ phản ánh tác động tích cực của việc kiềm chế lạm phát, nâng cao sức mua thực tế cho người tiêu dùng. Xuất khẩu tăng 15,7%, cao hơn mức 10,8% năm 2011 là diễn biến tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện, dệt may, giầy dép...đóng góp chủ yếu vào động lực tăng xuất khẩu năm 2012, cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam đã có sự cải thiện tích cực, cơ cấu xuất khẩu đa dạng hơn. Tuy nhiên, do đây là các mặt hàng gia công nên kéo theo nhập khẩu nguyên vật liệu tăng cao. Nhập khẩu tăng 9,1%, cao hơn so với mức 4,1% của năm 2011. Tương ứng với xuất khẩu

hàng điện tử, linh kiện, máy tính, điện thoại, dệt may..tăng cao, nhập khẩu các nhóm hàng linh kiện điện tử, điện thoại, bông... cũng tăng đáng kể.

Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm từ mức 18,13% cuối năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012, lạm phát bình quân là 9,21%, giảm so với mức 18,58% năm 2011. Lạm phát năm 2012 thấp hơn hẳn so với năm trước chủ yếu do giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng thấp, cuối năm 2012 tăng 1,01% so với cuối năm 2011, trong khi năm 2011 tăng cao 24,8%. Tỷ giá VND/USD được giữ ổn định giúp ổn định chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp và kiểm soát kỳ vọng lạm phát.

Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng được duy trì ở mức 20.828 VND/USD; tỷ giá trung bình của các NHTM giảm 0,92%; tỷ giá thị trường tự do tăng 1,61%. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường diễn biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định tỷ giá.

Cán cân thanh toán năm 2012 thặng dư kỷ lục 11,87 tỷ USD so với mức 1,15 tỷ USD năm 2011, trong đó đóng góp lớn nhất là từ thặng dư cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại, bên cạnh mức thặng dư cao của cán cân vốn tài chính. Bên cạnh đó, cán cân thanh toán thặng dư cao cũng có phần tích cực từ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế tình trạng đô la hóa, giúp tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm mạnh, hệ thống ngân hàng mua được lượng lớn ngoại tệ từ nền kinh tế, qua đó tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Cán cân vãng lai thặng dư kỷ lục trong đó cán cân thương mại lần đầu tiên thặng dư cao. Cán cân vãng lai chuyển sang thặng dư mạnh 9,06 tỷ USD tương đương 6,6%GDP chủ yếu nhờ cán cân thương mại thặng dư cao ở mức lịch sử, và cán cân chuyển tiền vẫn thặng dư khá. Cán cân thương mại năm 2012 thặng dư 9,9 tỷ USD sau 10 năm liên tục thâm hụt. Trong đó xuất khẩu tăng cao về lượng, nhập khẩu chỉ tăng nhẹ do hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liêu cho sản xuất giảm. Cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập từ đầu tư tiếp tục thâm hụt theo xu hướng những năm trước, lần lượt là -2,9 tỷ USD và -6,1 tỷ USD. Thực trạng khó khăn chung của kinh tế thế giới, khách du lịch đến Việt Nam tăng chậm và giá cước vận tải giảm mạnh tác động không thuận lợi lên thu dịch vụ năm 2012. Trong khi đó, lãi suất thế

giới ở mức thấp khiến thu từ đầu tư giảm khá mạnh, đồng thời chi trả cổ tức của doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng cao do doanh thu xuất khẩu khả quan là những nguyên nhân làm tăng mức thâm hụt cán cân thu nhập từ đầu tư trong năm 2012. Cán cân chuyển tiền thặng dư 8,2 tỷ USD, giảm 5,6 % so với năm 2011 trong điều kiện kỉnh tế thế giới khó khăn, tình trạng thất nghiệp ở mức cao tại nhiều nước phát triển ảnh hưởng không thuận lợi đến thu nhập của người lao động tại nước ngoài; tuy vậy, đây là mức thặng dư khá cao. Trong tổng mức chuyển tiền ròng, chuyển tiền ròng của khu vực tư nhân đạt 7,9 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2011, chuyển tiền của khu vực chính phủ đạt 300 triệu USD, giảm 16,4% so với năm 2011.

Cán cân vốn tài chính tiếp tục thặng dư khá, cơ cấu cán cân vốn duy trì tích cực. Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm tại các nước phát triển, các luồng vốn có xu hướng đổ vào các nước mới nổi và đang phát triển trong đó có Việt Nam, đặc biệt là sau khi Chính phủ Việt Nam thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và bày tỏ quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế. Cán cân vốn và tài chính thặng dư 8,33 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm trước trong đó thặng dư ở hầu hết các hạng mục. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thặng dư 7,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2011, trong đó FDI của Việt Nam ra nước ngoài đạt 8,37 tỷ USD, tăng 11,3%, FDI của nước ngoài vào Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2011. Vay nước ngoài trung và dài hạn thặng dư ở mức cao là 3,9 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2011 nhờ Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn ODA và các doanh nghiệp tăng cường giải ngân các nguồn vốn dài hạn nước ngoài. Vay nợ nước ngoài ngắn hạn ròng thặng dư 1,3 tỷ USD, giảm 19,1% so với năm 2011. Vốn đầu tư gián tiếp phục hồi và thặng dư ở mức 2 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2011. Đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi thâm hụt 6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2011; trong đó đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi của hệ thống ngân hàng thặng dư 107 triệu USD, giảm 76% so với năm 2011, tiền và tiền gửi của khu vực khác thâm hụt 6,15 tỷ USD, giảm 10,7% so với mức thâm hụt 6,88 tỷ USD của năm 2011.

Cơ cấu cán cân vốn tiếp tục được duy trì tích cực, theo đó các luồng vốn ổn định và dài hạn như FDI, vay trung dài hạn vẫn thặng dư cao và chiếm tỷ trọng đáng kể, gấp hơn 3 lần tổng các luồng vốn ngắn hạn (gồm vay ngắn hạn, đầu tư

gián tiếp, tiền và tiền gửi). Không những vậy, dòng vốn FDI có sự chuyển dịch đáng khích lệ sang lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký), vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm dần (chỉ chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký). Diễn biến tích cực của cán cân vốn và tài chính năm 2012 cho thấy các giải pháp vĩ mô của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã thành công trong việc thúc đẩy lòng tin của nhà đầu tư về triển vọng phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tự do hóa tài khoản vốn – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w