2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hungary
Tự do hoá tài khoản vốn tại Hungary diễn ra trên 3 sự kiện quan trọng: (i) chuyển đổi chính trị năm 1989, (ii) gia nhập OECD năm 1996, (iii) thực hiện chế độ tỷ giá mới với biên độ rộng năm 2001.
Sau chuyển đổi chính trị năm 1989, chính phủ dân chủ thông qua bầu cử đầu tiên vào năm 1990 đã đưa ra chương trình trung hạn nhằm vào thiết lập nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhiều đạo luật mới được thực thi nhằm mở cửa nền kinh tế cho sự cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Tự do hoá thương mại được ưu tiên sớm nhất. Trong khi nhấn mạnh tới tài khoản vãng lai, Hungary cũng tiến hành loại bỏ các quy định hạn chế liên quan đến FDI vào trong nước và do vậy để thu hút vốn nước ngoài. Giai đoạn thực hiện tự do hoá giao dịch vốn ở mức độ lớn hơn diễn ra khi Hungary đệ đơn gia nhập OECD. Tự do hoá một cách hoàn toàn các giao dịch vốn không phải là điều kiện thành viên và Hungary đã duy trì một số điều kiện hạn chế về tự do hoá nhiều hoạt động giao dịch khi gia nhập OECD vào tháng 5/1996. Mặc dù vậy, thành viên của OECD phải thực hiện những thay đổi quy định về tỷ giá, bao gồm cho phép người không cư trú mua hầu hết các chứng khoán của Hungary với thời hạn dài hơn 1 năm và xoá bỏ yêu cầu về giao dịch bán cổ phiếu ngân hàng tại Hungary.
Giữa năm 1996 và 2001, các quy định kiểm soát về giao dịch vốn được nới lỏng hơn nữa, cả phía dòng vốn vào lẫn dòng vốn ra. Thay đổi cuối cùng diễn ra vào tháng 6/2001, khi Hungary hầu như dỡ bỏ tất cả các quy định kiểm soát còn lại về vốn. Về phía dòng vốn ra, những bước đi quan trọng bao gồm gỡ bỏ nghĩa vụ về chuyển tất cả các khoản ngoại tệ về nước; xoá các hạn chế về mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài; và xoá bỏ các thủ tục chấp thuận và thông báo về dòng vốn FDI chảy ra. Về phía dòng vốn vào, tất cả các quy định hạn chế đối với người cư trú và
không cư trú về đầu tư gián tiếp ngắn hạn được gỡ bỏ. Điều này có nghĩa là xoá bỏ 2 quy định kiểm soát quan trọng về dòng vốn vào mà vẫn có hiệu lực: cấm người không cư trú mua chứng khoán trong nước với thời hạn ban đầu thấp hơn 1 năm, và cấm người không cư trú vay bằng đồng forint ở thị trường trong nước.
Xuất phát từ vị trí với nhiều quy định hạn chế về giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, hướng thay đổi của Hungary luôn rất rõ ràng, đó là tăng cường tự do hoá. Nhưng về nhịp độ và trình tự của cải cách thì được thực hiện dần dần. Nhận thức được sự cần thiết phải thu hút vốn nước ngoài, Hungary tập trung trước hết vào mở cửa cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn sau bao gồm thu hút các khoản vốn dài hạn khác, đáng kể là vốn gián tiếp. Từ năm 1998, Hungary đã thu hút được một lượng đáng kể dòng vốn gián tiếp đổ vào khi nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy an toàn khi nắm giữ các khoản nợ công của Hungary. Cuối thập kỷ đó, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã lên mức gần 42% GDP. Các biện pháp kiểm soát vốn ban đầu trong ngắn hạn dường như đã không gây trở ngại gì đối với đầu tư nước ngoài. Thực tế, các biện pháp này có thể đã cải thiện tính hấp dẫn của Hungary đối với các NĐT nước ngoài khi Hungary có sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với các yếu tố khác như các cải cách mang tính thị trường về khung pháp lý và quản lý trong nửa đầu những năm 1990. Vào cuối những năm 1990, niềm tin vào khả năng Hungary là nước đầu tiên trong số các nước chuyển đổi gia nhập EU đã thúc đẩy các dòng vốn gián tiếp đổ vào. Nó đã tạo áp lực làm giảm lãi suất thậm chí trước khi tài khoản vốn được mở hoàn toàn vào giữa năm 2001.
Việc duy trì các biện pháp kiểm soát vốn dường như không gây tổn hại gì đối với nền kinh tế thì một câu hỏi thú vị hơn được đặt ra là việc duy trì biện pháp kiểm soát vốn ngắn hạn có giúp gì cho nền kinh tế không? Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ điểm qua một chút về bối cảnh các biện pháp kiểm soát vốn của Hungary. Khủng hoảng kinh tế năm 1993 – 1994 đã làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai của Hungary ở mức 11% GDP; gây ra bởi thâm hụt ngân sách chính phủ lớn, các ràng buộc ngân sách mềm trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu trung hạn của chương trình ổn định hoá đầu năm 1995 là giảm thâm hụt với nước ngoài xuống
mức quản lý được. Nhưng chương trình cũng nhằm vào việc kích thích quá trình cải cách kinh tế bằng cách tăng cường các cải cách cơ cấu, bao gồm tư nhân hoá, đẩy mạnh tự do hoá thương mại; củng cố và làm lành mạnh khu vực tài chính. Một khía cạnh quan trọng của gói kinh tế vĩ mô là đưa ra cơ chế tỷ giá hối đoái có biên độ. Tỷ giá đóng vai trò làm neo danh nghĩa, nhưng việc giảm giá của nó là nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Hungary. Mặc dù có những áp lực mạnh mẽ tới cán cân thanh toán, Chính phủ cũng không tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn trong thời kỳ khủng hoảng, có thể là do ngại làm các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ. Nhưng việc duy trì các biện pháp kiểm soát vốn ngắn hạn, cùng với các chương trình chính sách vĩ mô và vi mô kiên quyết, điều đó đã bảo đảm cho chiến lược này. Để thực hiện điều đó, NHTW Hungary thực hiện 2 biện pháp kiểm soát chính: (i) người không cư trú không thể mua nợ chính phủ với thời gian đáo hạn thấp hơn 1 năm, và các định chế tài chính trong nước không được cho người không cư trú vay bằng đồng nội tệ; (ii) biện pháp kiểm soát thứ hai đó là giới hạn mức độ người không cư trú có thể bán khống tiền tệ. Trong khi các biện pháp kiểm soát dường như đã giúp Hungary vượt qua những cơn bão tài chính do tác động lan truyền từ khủng hoảng tài chính quốc tế, nhưng khó có thể rút ra các kết luận bảo đảm về việc sử dụng các biện pháp kiểm soát ngắn hạn trong tình huống khủng hoảng.
Hungary tiến hành tự do hoá một cách hoàn toàn tài khoản vốn vào tháng 6/2001, trong bối cảnh mở rộng biên độ tỷ giá và đưa ra điều hành tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Có 2 yếu tố chính thúc đẩy cơ quan quản lý Hungary: (i) nhu cầu cần cho phép các đơn vị kinh tế trong nước tham gia vào các giao dịch phái sinh gắn với rủi ro tỷ giá cao hơn; (ii) mong muốn đưa ra một bước rõ ràng nữa về đường hướng hài hoà khung pháp lý và chính sách của mình với EU.
Do vậy, bãi bỏ các biện pháp kiểm soát vốn về cơ bản là kết quả do các xem xét từ phía trong hơn là từ phía ngoài. Có lẽ, tự do hoá giao dịch vốn không bị áp đặt nhiều bởi toàn cầu hoá các thị trường vốn quốc tế. Như vậy, sự chuyển đổi thành công của Hungary sang nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho gia nhập EU. Sử dụng hiệu quả vốn nước ngoài – trong bối cảnh các chính sách
kinh tế vĩ mô lành mạnh và cải cách cơ cấu có tác động rộng rãi là yếu tố chính bảo đảm sự thành công này. Mở cửa sớm cho FDI mang lại 2 nguồn lực khan hiếm quan trọng: vốn và công nghệ. Tự do hoá các loại dòng vốn khác được thực hiện từ từ, nhưng nó cũng không làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và Hungary vẫn là nước tiếp nhận vốn nước ngoài đổ vào trong hầu hết thập kỷ những năm 1990. Do vậy, khó có thể cho rằng các biện pháp kiểm soát vốn đã gây tổn hại cho kinh tế Hungary, và thực tế các biện pháp đó có thể đã tăng thêm tính hấp dẫn của Hungary đối với nhà đầu tư nước ngoài bằng cách bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Hungary là một trường hợp điển hình của tự do hoá giao dịch vốn từ từ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng điều này chỉ thể hiện một yếu tố trong gói chính sách kinh tế của Hungary. Mức độ tin cậy trong cách tiếp cận của Hungary phụ thuộc nhiều vào các chính sách kinh tế vĩ mô và đã hỗ trợ cho và các chính sách cơ cấu, nó đã chuyển nền kinh tế Hungary sang kinh tế thị trường một cách vững chắc.
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Ba Lan
Tự do hoá giao dịch vốn tại Ba Lan diễn ra trong 3 giai đoạn và phản ánh nhịp độ của các cải cách thị trường được khởi xướng từ 1990 và môi trường kinh tế, pháp luật. Những bước thay đổi đơn giản ban đầu là quá trình chuyển đổi từ tháng 1/1990 và kéo dài cho tới khi đệ đơn gia nhập OECD vào tháng 11/1994. Giai đoạn 2 bao trùm thời kỳ thương lượng gia nhập OECD (tháng 11/1994 – tháng 11/1996). Giai đoạn 3, giai đoạn sau khi gia nhập OECD, được kết thúc vào tháng 10/2002.
Tự do hoá giao dịch vốn tại Ba Lan được thực hiện dần dần và theo một cách thức thận trọng, giúp cho nền kinh tế Ba Lan tránh được khủng hoảng tiền tệ và tài chính trong quá trình chuyển đổi. Quá trình tự do hoá được gắn với những cải cách khung pháp lý cho kinh tế thị trường và thiết lập các định chế phù hợp. Tự do hoá cũng tính tới các thay đổi kinh tế vĩ mô.
Thay đổi cơ chế tỷ giá từ cố định sang thả nổi hoàn toàn dần dần đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tự do hoá hoàn toàn các luồng vốn. Mặc dù vậy, nó đã diễn ra trong hơn 10 năm trước khi tỷ giá được thả nổi hoàn toàn. Trong suốt quá
trình đó, những thay đổi về cơ chế tỷ giá đã gắn với lạm phát giảm và duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức hợp lý.
Khung chính sách tiền tệ đã thay đổi từ tập trung vào tổng cung tiền sang mục tiêu lạm phát. Lý do là chính sách tiền theo mục tiêu lạm phát được xem là hiệu quả nhất và đáng tin cậy trong việc giảm lạm phát và bảo đảm rằng NHTW sẽ có trách nhiệm giải trình. Ngược lại, tiếp tục nhấn mạnh vào tổng cung tiền sẽ cho thấy sự khó khăn khi thực tế số nhân tiền và cầu tiền rất không ổn định. Từ năm 1999, lãi uất tín phiếu 28 ngày của NHTW Ba Lan đã là mục tiêu hoạt động của NHTW Ba Lan và hoạt động thị trường mở với những tín phiếu này là những công cụ chính sách tiền tệ chính. Chính sách tiền tệ đã thành công trong việc giảm lạm phát từ khoảng 250% năm 1990 xuống 3,6% năm 2001.
Các nhà hoạch định chính sách phản đối việc hoàn thành quá trình tự do hoá vào cuối những năm 1990 do những mất cân đối trong nền kinh tế Ba Lan. Quyết định đầu tiên là phải khôi phục lại sự cân bằng – và phải hoãn lại việc tự do hoá hoàn toàn - nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho tự do hoá hoàn toàn 2 năm sau đó. Bằng cách tự do hoá giao dịch vốn, Ba Lan đã trở thành nền kinh tế mở hơn và thu được những lợi ích từ đó, bao gồm dòng vốn FDI. Lợi ích đầu tiên có thể thấy được là mở rộng nền tảng tài chính cho các hoạt động kinh doanh và mở rộng sự tự do cho hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư cư trú và không cư trú được tự do đầu tư tại Ba Lan hoặc nước ngoài với rất ít các hạn chế. Họ có thể cho vay và vay dài hạn từ các ngân hàng Ba Lan và nước ngoài, phát hành đại chúng hoặc riêng lẻ chứng khoán trên các thị trường tài chính Ba Lan và nước ngoài; mang lại một sự bảo hiểm nữa cho các giao dịch thương mại quốc tế và chuyển dịch vốn tư nhân giữa các nước. Trong một số trường hợp, người cư trú có thể mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài và người không cư trú có thể mở tài khoản với các ngân hàng trong nước.
Các dòng vốn FDI vào cũng đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Các nguồn tài trợ kinh doanh mới sẵn có hơn và nền kinh tế tiếp cận được với công nghệ mới, kỹ năng quản lý, và việc làm. Tổng dòng vốn FDI đã lên tới 40 tỷ USD vào cuối 2001. Các dòng vốn vào khá vững chắc và khá cao từ 1997, một năm sau khi gia nhập
OECD. FDI đổ vào đã giúp tái cấu trúc nền kinh tế Ba Lan, tăng cường vị trí sở hữu các công ty và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế. Các dòng vốn khác như đầu tư gián tiếp, tín dụng ngắn hạn, tín dụng thương mại, và tiền gửi của người không cư trú tại các ngân hàng trong nước đã lên tới 20% tổng vốn nước ngoài đổ vào Ba Lan và biến động mạnh hơn dòng vốn FDI.
Kinh nghiệm của Ba Lan với tự do hoá giao dịch vốn mang tính tích cực. Nó cho thấy rằng nếu tự do hoá được thực hiện theo lộ trình hợp lý và gắn với sự phát triển trong khu vực thực của nền kinh tế và được hỗ trợ bởi các quy định, định chế phù hợp thì nó sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế, và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi.
Tóm lại, những lợi ích có được từ chiến lược tự do hoá đã có thể lớn hơn nhiều nếu các chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể và cải cách cấu trúc được thực hiện theo cùng một cách thức đồng bộ và chắc chắn. Cải cách cơ cấu và tư nhân hoá thực tế đã đi sau. Bài học có thể rút ra từ đây là tự do hoá giao dịch vốn là một phần của quá trình cải cách tổng thể kinh tế, cơ cấu diễn ra sau khi thực hiện tự do hoá tài khoản vãng lai. Cụ thể, tự do hoá các giao dịch vốn nên đi kèm với cải cách khu vực tài chính. Nhìn chung, việc xoá bỏ các biện pháp kiểm soát dẫn tới gia tăng dòng vốn vào, tích luỹ được dự trữ ngoại tệ, và gây ra một số tiêu cực đối với điều kiện tài khoản vãng lai.
Các biện pháp kiểm soát là không hiệu quả về trung và dài hạn, bởi vì nhiều kỹ thuật và kế hoạch được đưa ra nhằm tránh khỏi sự kiểm soát một cách hợp pháp. Các biện pháp kiểm soát cũng không hiệu quả tại những nước khả năng thực thi pháp luật còn yếu và không ai sợ vi phạm quy định do không có tính trừng phạt. Các chi phí liên quan tới mức độ thực thi pháp luật thấp sẽ là rất đắt đối với xã hội bởi vì nó sẽ làm tăng tình trạng tham nhũng. Kinh nghiệm cũng cho thấy các biện pháp kiểm soát vốn không phải là để thay thế cho các chính sách đúng đắn (tiền tệ, tài khoá, đầu tư, tư nhân hoá), hay cho các quy định về an toàn của khu vực tài chính.
2.3.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á
2.3.2.1. Kinh nghiệm của các nước ASEAN trong quản lý tài khoản vốn trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính
Trước khủng hoảng Châu Á, các nước Inđônêsia, Malaysia và Thái lan là những nước tự do hoá tài khoản vốn trong một thời gian dài tạo thuận lợi cho nền kinh tế có mức tăng trưởng khá GDP tăng 7-8%/ năm, mức lạm phát trung bình khoảng 4- 6%/năm, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, dòng vốn thuần đổ vào các nước này là từ 10-20 tỷ US/năm. Tuy nhiên, các nước này đã phải đối mặt với khủng hoảng, do thực hiện tự do hoá tài khoản vốn nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP mà