0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Mức độ và quy mô các luồng vốn nước ngoài vào, ra Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 60 -69 )

- Đầu tư trực tiếp (FDI)

Với chủ trương thu hút luồng vốn nước ngoài được cụ thể hoá bằng một hệ thống luật pháp thông thoáng, cùng với những lợi thế của nền kinh tế như đã nêu

trên, kể từ khi đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể hiện ở những xu hướng sau:

Tính đến tháng 6-2013, Việt Nam có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD, chiếm khoảng 48,6%. Đầu tư nước ngoài là khu vực tăng trưởng năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995 GDP của khu vực này tăng 14,98% trong khi cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000); 13,22% và 8,44% (2005); 8,12% và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992) lên 12,7% (2000), 16,98% (2006), 18,97% (2011).

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm, với mức 11,6 tỷ USD năm 2008; 10,2 tỷ USD năm 2009; 11,06 tỷ USD năm 2010; 11,7 tỷ USD năm 2011; 10,46 tỷ USD năm 2012 và 11,5 tỷ USD năm 2013. Đồ thị 1 cho thấy xu hướng vốn giải ngân thực hiện dự án dần dần được cải thiện sát với vốn đăng ký của dự án khi được cấp phép của nhà ĐTNN, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký lần lượt qua các năm là: Năm 2008 (16,1%), Năm 2009 (44,2%), Năm 2010 (55,6%) và Năm 2011 (74,8%), Năm 2012 (64%).

Hình 2.1: Mối tương quan giữa vốn thực hiện/vốn đăng ký giai đoạn 2008 – 2012

Xuất khẩu của khu vực FDI trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%. Đặc biệt, khu vực FDI xuất siêu liên tục sáu năm qua, với mức 34,6 tỷ USD năm 2008; 30,4 tỷ USD năm 2009; 39,2 tỷ USD năm 2010; 55,2 tỷ USD năm 2011; 72,3 tỷ USD năm 2012 và năm 2013 là 88,4 tỷ USD.

Hình 2.2: Xuất khẩu của khu vực FDI giai đoạn 2008 – 2013

(Nguồn: Tổng hợp thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội của Tổng Cục thống kê 2012)

Hoạt động nhập khẩu cũng có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực FDI chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%. FDI đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu ngân sách nhà nước, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001- 2010).

Hiện tại, 58,4% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công

nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi-măng…

Diễn biến tích cực của đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại.

- Đầu tư gián tiếp (FII)

Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, TTCK đã có được những thành tựu đầy ấn tượng, khẳng định cho sự chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam.Tại thời điểm ban đầu khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) Tp Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000 mới chỉ có 2 cổ phiếu được đưa vào giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng và 6 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên. Cho đến cuối năm 2005, tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, trong đó cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Số công ty chứng khoán thành viên được cấp phép hoạt động là 15 công ty. Năm 2006 được các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và cả giới truyền thông quốc tế ghi nhận là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ và cũng biến động đầy bất ngờ về cả quy mô và chất lượng kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2000. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, cùng với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2007 đã khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đối với Việt Nam. Năm 2006, chỉ số VNIndex đã tăng tới 146% và trong 3 tháng

đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170 điểm. FII tăng

mạnh vào năm 2007 đạt 6,243 triệu USD), rồi nhanh chóng đảo chiều vào năm 2008 (-578 triệu USD) khi bong bóng chứng khoán vỡ và giảm hẳn vào năm 2009. Thị trường chứng khoán hiện có khoáng 16 quỹ đầu tư nước ngoài. Các quỹ đầu tư

nước ngoài chủ yếu mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn, thanh khoản cao trên hai sàn niêm yết chứng khoán TPHCM và Hà Nội.

Lý do để nhà đầu tư nước ngoài hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu.. Điều này thể hiện không chỉ qua việc các nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả trên thị trường tập trung và thị trường phi tập trung với tổng giá trị mua ròng là 1,35 tỷ USD mà còn ở sự thành công của một số doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế (tập đoàn Vingroup và ngân hàng Công thương phát hành trái phiếu quốc tế trị giá lần lượt là 300 triệu USD và 250 triệu USD).

- Đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi

Hình thức đầu tư này chủ yếu là huy động vốn của hệ thống các TCTD từ người không cư trú dưới dạng nhận tiền gửi, nhận ủy thác đầu tư hoặc vay nợ của các NHTM trong thanh toán (tài sản nợ ngoại tệ hay tài sản nợ đối với người không cư trú). Cùng với sự vận động và thay đổi của các luồng vốn FDI, FII, vay nợ nước ngoài, hình thức đầu tư tiền và tiền gửi không có những biến động lớn nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trong những năm qua, phản ánh mức độ chu chuyển vốn theo loại hình đầu tư này ngày càng được quan tâm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và mở cửa. Do tính chất là những trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng luôn huy động vốn từ các khu vực, trong đó có khu vực người không cư trú (chủ yếu là ngoại tệ), sau đó sử dụng nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ cho các khu vực khác trong nền kinh tế, đầu tư ra nước ngoài hoặc bán cho NHNN. Những quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tỷ giá và chính sách của NHNN.

- Vay nợ nước ngoài

Cùng với công cuộc cải cách nền tài chính quốc gia, công tác quản lý nợ nước ngoài thời gian qua cũng đạt được một số kết quả quan trọng. Nguồn vốn vay

nợ nước ngoài đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ năm 2004 đến nay, vay nợ nước ngoài cũng có sự tăng lên nhanh chóng, và tăng cao qua các năm. Đáng chú ý là tốc độ tăng nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp (2007-2012)

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ của khu

vực DN 126.366 169.581 294.452 380.350 487.278 607.550 Dư nợ của

Chính phủ 278.833 312.001 411.116 530.253 666.372 726.317 Tổng số 405.199 481.582 705.568 910.603 1.153.650 1.333.867

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài Bộ Tài chính và tính toán của tác giả

Phân nợ nước ngoài theo khu vực Chính phủ và khu vực doanh nghiệp, thấy rằng nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, khoảng 60% - 70% trong tổng nợ, tuy nhiên, tỷ trọng vay nợ của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng cao. Điều này cho thấy chính sách thông thoáng hơn trong quản lý dòng vốn của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện đầy đủ các cam kết tự vay, tự trả nợ.

Mặc dù có sự gia tăng về giá trị nợ nước ngoài, nhưng nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát an toàn, xét ở một số khía cạnh sau đây: (i)

Thứ nhất, chỉ số nợ nước ngoài/GDP là chỉ số phản ánh chung nhất khả năng chịu đựng nợ nước ngoài có xu hướng giảm mạnh trong thập kỷ qua, trong khi thập kỷ trước có xu hướng tăng lên; (ii) Nghĩa vụ trả nợ hàng năm trên tổng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đều ở mức thấp, trong khoảng từ 3-5%; (iii) Nợ nước ngoài của Chính phủ (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quốc gia) có lãi suất tương đối thấp so với mặt bằng chung lãi suất trên thị trường quốc tế (trongkhoảng từ 1-2,99% chiếm tới 86%) do các khoản vay của Chính phủ Việt Nam chủ yếu là các khoản vay ưu đãi (trừ các khoản trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành). Trong nợ nước ngoài của Chính phủ, hiện nay ODA chiếm khoảng 70%, phần còn lại là vay theo điều kiện thương mại. Những đánh giá trên đây cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát, khá ổn định.

Hình 2.3: Chỉ số nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam (%)

(Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7 Bộ Tài chính)

Điều này phù hợp với những đánh giá của các tổ chức quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam từ một nước mắc nợ trầm trọng vào cuối năm 1993 và được xếp vào nhóm các nước nghèo mắc nợ nặng nề - HPIC, đến nay được cho là nước có mức nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn, không còn thuộc nhóm HPIC.

- Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài:

Sau khi có Luật đầu tư năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006), số dự án và vốn đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Số dự án đầu tư năm 2000-2006 là 154 dự án với tổng số vốn đầu tư là 783,1 triệu đô la Mỹ. Chỉ riêng năm 2007, số dự án đầu tư đã lên đến 80 dự án với tổng số vốn là 977,9 triệu đô la Mỹ, hơn hẳn số vốn đầu tư trong năm 2000-2006. Theo tính toán sơ bộ của Tổng cục thống kê, số dự án đầu tư năm 2012 là 84 dự án với tổng số vốn là 1546,7 triệu đô la Mỹ. Tính chung, tổng số dự án và vốn đăng ký trong thời kỳ này là 729 dự án và 15106,0 triệu đô la Mỹ.

Nhìn chung, xét về số vốn cam kết đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn nhỏ, sau khi có những đổi mới về quy định pháp lý đối với đầu tư nước ngoài, quản lý ngoại hối, trong hai năm 2007-2008, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng nhanh so với các năm trước do các doanh nghiệp Việt Nam đã xác định đây là hướng đi mới và để mở rộng thị trường doanh nghiệp. Xu hướng đầu tư ra

nước ngoài tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, mở ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt sau khi có những thay đổi về cơ chế thông qua việc ban hành Luật Đầu tư mới, Nghị định 78/2006/NĐ-CP. Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí đã tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc đầu tư ra nước ngoài đối với hoạt động dầu khí.

Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 – 2012 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)* Tổng số 729 15106,0 1989 1 0,6 1990 1 0,0 1991 3 4,0 1992 3 5,3 1993 4 0,5 1994 3 1,3 1998 2 1,9 1999 9 5,6 2000 15 4,7 2001 13 4,4 2002 15 147,9 2003 24 28,1 2004 15 9,5 2005 36 367,5 2006 36 221,0 2007 80 977,9 2008 104 3147,5 2009 91 2597,6 2010 108 3503,0 2011 82 2531,0 Sơ bộ 2012 84 1546,7 (Nguồn:Tổng cục thống kê 2012)

- .Đầu tư gián tiếp và hình thức đầu tư khác: Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối đã

mở ra khung pháp lý cho phép tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do NHNN quy định, đồng thời mở ra khung pháp lý quy định về các điều kiện cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế. Song cho đến nay, do chưa có các quy định hướng dẫn thực hiện nên bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đến nay chủ yếu là dòng vốn đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) tại nước ngoài. Theo số liệu thống kê của IMF về thống kê tiền tệ của Việt Nam thì tổng tài sản có ngoại tệ (foreign assets) của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng lên rõ rệt. Tổng tài sản có ngoại tệ này bao gồm tổng số tài sản đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức tín dụng Việt Nam dưới các hình thức: (i) đầu tư dưới hình thức tiền gửi ngoại tệ; (ii) đầu tư vào các chứng từ có giá; (iii) cho vay ra nước ngoài…,trong đó lượng tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 60 -69 )

×