6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Nguyễn Huy Tởng viết Một ngày chủ nhật
Một ngày chủ nhật đợc viết vào tháng 11/1956. Đây là một thiên tuỳ bút từng đã đem lại cho Nguyễn Huy Tởng nhiều phiền toái, khiến ông bị d luận đơng thời phê phán một cách trùm lấp, và phải viết bản tự kiểm điểm là mất lập trờng. Lối đánh giá phê bình trịch thợng, hay quy kết về lập trờng khiến ông phiền muộn nhng không làm ông chùn bớc. Mặc dù, biết trớc là tác phẩm sẽ bị "đả", có lúc từng lo lắng "viết bài tuỳ bút...Nói những sai lầm, mà bút run run, rồi sẽ bị đả kích thế nào?" (Nhật ký ngày 26/11/1956) nhng với ý thức trách nhiệm của một ngời cầm bút thiết tha với sự thực, luôn quan niệm: "Nhà văn phải là một nhà t tởng bằng nhân vật, bằng hình ảnh. Không chỉ phải là phản ánh, mà còn là tổng kết, là soi sáng", "Đừng viết cái gì sai sự thực của con ngời, dù là dới hình thức phục vụ. Ngời là thật, phải thật với ngời", Nguyễn Huy Tởng đã diễn tả một cách trung thực cảm xúc của mình trớc những vấn đề bức xúc của thực tại đời sống và con ngời. Ông tâm sự: "Tôi vốn là một nhà văn thiên về ca ngợi. Nhng lúc này, cũng nh nhiều bạn khác, tôi sẽ dùng ngòi bút của mình chống lại những cái đang xuyên tạc chế độ của chúng ta, chế độ của những con ngời đứng dậy làm chủ vận mạng của mình. Hãy khuấy cho tan đi cái không khí nhờ nhờ..." (Một ngày chủ nhật, [46, 355] ). Đọc nhật ký của ông, càng thấy quí ông hơn, vì ngay từ trên thợng nguồn, gần nơi xuất phát của dòng chảy văn học nghệ thuật cách mạng, ông đã sớm biết quan sát, nhận ra những gì là hạn chế, thiên lệch, và bằng thực tiễn sáng tạo của mình, dũng cảm mở đờng cho những cách viết, cách biểu hiện mới. Có thể những điều ông nghĩ, ông viết cách đây gần 60 năm bây giờ không còn là mới mẻ trong
không khí đổi mới văn học ngày hôm nay nhng với thực tiễn sáng tác đơng thời thì thực sự là có vấn đề, đòi hỏi ở ngời viết một bản lĩnh, dũng khí rất cao.
ý định viết bài tuỳ bút Một ngày chủ nhật đến với Nguyễn Huy Tởng vào một ngày giữa tháng 11/1956. Hôm đó ông về thăm Đình Bảng, Phù Lu, những làng quê vốn nổi tiếng là trù phú, giàu có của xứ Kinh Bắc, nay xơ xác tiêu điều sau Cải cách ruộng đất. Làng xóm im lìm, đợc mùa mà không thấy có niềm vui, thiếu vắng tiếng cời và hơi ấm họ mạc, không khí nghi kỵ dè chừng trùm khắp sau những ngày đấu tố nảy lửa. Trở về lòng ông xót xa "Nghĩ thơng nhân dân mình. Bao giờ cho nớc nhà khá, cho dân đỡ khổ. Nghĩ đến bài tùy bút sắp viết. Viết những câu thấm thía về Tổ quốc thân yêu" (Nhật ký ngày 11/11/1956).
Thực ra, những nỗi niềm u t và trăn trở của nhà văn đợc ghi lại trong bài tuỳ bút này đã đợc ấp ủ từ trớc đó khá lâu. Vào thời điểm này trên thế giới cũng nh trong nớc ta có nhiều sự kiện dồn dập, liên tiếp xảy ra: Sự biến ở Balan, rồi sự kiện Hunggari "mời vạn ngời biểu tình. Quân đội phải can thiệp...sục sôi cả lên", Hà Nội giải phóng đợc hai năm, những cuộc đời cha tơi trở lại, cả xã hội cha hết bàng hoàng vì những sai lầm trong Cải cách ruộng đất...Bấy nhiêu sự kiện khiến Nguyễn Huy Tởng băn khoăn "mấy đêm không chợp mắt đợc...cặp mày rộng trên con mắt hồn nhiên nhíu lại, buồn nản" [15, 418] . Là một ngời vô cùng nhạy cảm, Nguyễn Huy Tởng bị dằn vặt không ít. Ông lặng lẽ quan sát, phân tích cuộc sống, nhân tình xung quanh, lòng đầy lo âu. Nhật ký của ông thời kỳ này đầy ăm ắp tâm trạng.
15/7/1956
Nghĩ đến quê hơng. Có một cái gì ngại ngại khi nghĩ đến quê hơng. Những ngời thân không còn nữa. Những ngời quen, có khi phải ngoảnh mặt đi, vì họ là địa chủ. Những kỷ niệm xa không còn cái thi vị nữa. Sinh hoạt mới còn cha thoải mái. Cách mạng đến sớm quá với một xã hội còn quá thô sơ. Các lúng túng của con ngời thích ứng với cuộc sống mới, trong khi bao nhiêu giá trị cũ bị xếp lại. Tấn kịch mới của thời đại.
...ở thành phố, cuộc sống mới còn một cái gì giả tạo. Tình bạn, tình yêu không còn thắm thiết. Giá trị cũ thay đổi rồi. Tất cả đều tạm bợ, không mấy ngời lập đợc một foyer (gia đình), không dám vì không có điều kiện. Không có cái cơ sở để xây dựng, vì cuộc đời bấp bênh. Các cảnh chủ nhật ở Hồ Gơm thật là biểu hiện của một tình trạng bất bình thờng. Họ gặp nhau, họ nói chuyện, rồi họ trở về với tập thể, một thứ tập thể lạnh lùng khó tính, cha phải là nơi ngời ta gửi gắm. Gửi gắm cái hay có thể đợc, nhng gửi gắm cái dở, ai đã dám làm?.
5/8/1956
Một buổi chiều chủ nhật buồn quá. Chẳng có gì chơi. Trẻ con ru rú trong nhà. Gia đình cũng chẳng có gì vui.
Đâu cũng thế thôi: Không khí không ổn định, tạm bợ. Ngời ta chờ đợi một cái gì. Có gì đâu. Họ cha thật tin vào chế độ. Phải nêu khó khăn lên. Đừng chỉ nói cái tơi. Không thật thế đâu.
Phải nhận một điều: Chúng ta đã nhiều lúc tàn nhẫn với nhân dân, đi vào những điểm làm cho con ngời đau nhất là tình cha mẹ, anh em, vợ chồng, nghĩa là những tình muôn thuở của con ngời mà có những đồng chí đã giầy đạp lên.
25/9/1956
Hồ Hoàn Kiếm khuya...Đáng lẽ hai năm (sau giải phóng) phải đẹp lắm rồi. Nhng xấu thêm. Ước ao bên hồ có nhiều chỗ giồng hoa, có những chuồng chim lạ, cá lạ. Trẻ con tung tăng trên hồ vui sớng biết bao.
Chán phè với những hòm rác, những bảng trng bày hình ảnh các nớc bạn, nó làm xấu hồ đi, và chỉ là nơi muỗi ở, xấu mắt và ngợng quá cho Thủ đô.
28/10/1956
Qua Hồ Gơm: bẩn quá, mùi khai, bùn, xơ xác. Mất cả vẻ mỹ quan của Hồ Gơm, đáng nhẽ đây là nơi đi lại của giai thanh, gái lịch. Đồng bào miền Nam ăn mặc lam lũ. Ngời bồng con, ngời tụm năm tụm ba, ngời đứng một mình, ngơ ngác. Cũng không trách anh chị em miền Nam đợc. Ôi! Nét mặt thân yêu đau khổ của những kẻ xa cha mẹ, vợ con, hàng xóm...
4/11/1956
Một ngày chủ nhật tối tăm, vì tình hình Hung gari. Thấy nh bị cắt một miếng thịt. Rời rã. Cảm thấy mình yếu, phe mình đang lên, nay bị lép vế. Mọi ngời xao xuyến.
11/11/1956
Về thăm Đình Bảng, Phù Lu. ở Đình Bảng, thăm nơi tập trung cán bộ bị xử oan trong Cải cách ruộng đất. Trụ sở cũ của đoàn uỷ, trên nền đền Đô. Chung quanh dây thép gai. Giếng cũng quây dây thép gai, đậy nắp và khoá lại...
Làng này (trớc đây) trù phú. Tây càn, chỉ còn những đống gạch. Thế mà hai năm hoà bình, cha đợc hồi. Không ai cời. Không có tiếng rì rào thân mật. Mà là ngày mùa, đáng lẽ tấp nập lắm đấy.
Lúa chín rộ, không có ngời gặt. Cốt cán đợc chia, làm ruộng, nay đến gặt, chủ cũ không cho. Rất có thể đánh nhau. Chủ cũ ghét cốt cán tố điêu, tố sai. Hồi tr ớc cũng lấy không mùa của địa chủ. Ngời ta càng ghét. Trong khi những ngời bị xử tử oan (kích) lên thành phần địa chủ, nay đợc về thì bà con xúm xít hỏi thăm.
Làng Đình Bảng xa kia trù phú. Địch phá một chập. Nay chỉ còn những đống gạch. Đờng đá. Những cái lều tạm bợ. Làng Phù Lu: Ngời ta đang phá nhà, đạp gạch cho nhỏ để bán cho nông trờng. Những khẩu hiệu không thực hiện. Bần cố trung nông đoàn kết. Vài cửa hàng la tha lèo nhèo...Các vẻ đẹp của những ngời
chỉ là những ngời lam lũ, xấu xí. Thèm hội hè xa, thèm tình cảm của làng nớc, tiếng nói ấm áp của họ hàng, của bà cô, ông chú...Cuộc sống khô khan quá thể, giữ miếng với nhau, chia cắt ra từng mảng. Buồn hết sức.
Những ám ảnh, suy t thấm thía ấy về con ngời, về cuộc đời đã thôi thúc Nguyễn Huy Tởng cầm bút. Ngòi bút của ông đi sâu vào diễn tả những nỗi niềm của "Một ngày chủ nhật", "Một ngày chủ nhật bình thờng...Ngày chủ nhật mà sao tâm trí không đợc thảnh thơi? Đụng đến chỗ nào cũng thấy không vừa ý. Cuộc đời thiếu một cái gì gọn gàng đẹp mắt, hợp lý hợp tình..." Dòng văn chất chứa những u t. Thực tế đời sống đã gợi ý cho nhà văn và cũng là cái khung để ông lồng vào đó rất nhiều ý tởng của mình. Vốn là một ngời có năng lực quan sát và phân tích tinh tế, Nguyễn Huy Tởng đã cho ngời đọc thấy một Hà Nội bắt đầu "nông thôn hoá"
quần áo màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã "mất nhiều màu sắc" và "đây là một cơ quan ở giữa phố. Dễ nhận ra lắm, với những giờng một kiểu, những lao màn lủng củng, với những quần, những áo, những tã, những lót phơi một cách sống sợng trớc mắt ngời qua đờng". Còn Hồ Gơm vốn nên thơ
"đã mất nhiều vẻ đẹp lắm rồi. Nớc hồ gợn váng, ven đầy rác rởi. Bờ không đợc sạch, lủng củng những quảng cáo vụng về, bày vô tổ chức...Có cảm tởng nh hồ bị bng kín, bé lại...". Cùng với quá trình "nông thôn hoá" ấy là quá tình "quan liêu hoá" là một thành phố đang ra sức phục hồi kinh tế mà ngời lao động, ngời công nhân đi lại ít hơn ngời cán bộ: "Phố Tràng Tiền. Ngời chen chúc nhau đi lại. Nhiều cán bộ và công nhân viên hơn là ngời dân sản xuất bình thờng tràn ngập các phố xá trong những ngày chủ nhật. Phản ánh cái tình trạng của một bộ máy quan liêu cồng kềnh cha khắc phục đợc". ở một đoạn khác, Nguyễn Huy Tởng viết: "Liên tởng đến những đám cới đời sống mới. Thủ trởng, công đoàn huấn thị, rồi một tốp thanh niên đồng ca, rồi giải tán sau khi hát chiếu lệ bài kết đoàn. Cần đấu tranh mạnh với quan niệm tập thể giản đơn của một số ngời có khuynh hớng đồng loạt hoá cuộc đời muôn hình nghìn vẻ, dựng lên rải rác đó đây cái không khí xám nhờ nhờ nh sơng mà làm đen tối cảnh vật".
Nhìn ra ngoại thành, nhà văn bận lòng đau xót chỉ ra những sai lầm ấu trĩ của nhận thức tai hại: "Chúng ta muốn đổi mới cho mau đến nỗi chúng ta muốn bỏ hết. Đến cả tên của những làng rất Việt Nam mà cũng rất thi vị, ngời cán bộ cũng muốn bỏ đi, thay bằng những danh từ mang tính tuyên truyền chính trị, không phân biệt đợc làng nào với làng nào, những tên đồng loạt: Tiến Bộ, Hạnh Phúc, Quyết Thắng... rất ít âm hởng trong lòng ngời. Có nơi còn rục rịch thay tên xóm nôm na bằng những con số". Ông ngậm ngùi ghi lại nỗi niềm khi trở về quê hơng Dục Tú trong những ngày ảm đạm này: "Hôm trớc, tôi vừa về thăm quê nhà. Giặc Pháp đã càn đi quét lại cái làng trớc đây trù phú. Nhà cửa bị vơ vét trống trơ. Cái
lô cốt đầu làng làm bỡ ngỡ bớc chân trên con đờng quen thuộc. Nó mọc lên đồng thời với sự mất đi của biết bao nhiêu kỷ niệm...Những sai lầm của Cải cách ruộng đất làm cho làng thêm xơ xác...Nhà đợc lớn, thóc lúa reo cời, tràn đầy trong vựa, trên hè, ngoài sân. Đói đã bị đẩy lùi, đời no ấm mở ra rồi. Nhng mà sao thôn xóm im lìm? Đáng lẽ trong những ngày vui này, các ngõ phải nhộn nhịp lắm, các nhà phải ríu rít tiếng cời, tiếng nói, phải cất lên những câu chuyện ba lơn, khôi hài, nó làm cho lúa thêm thơm, mùa thêm phấn khởi, đời thêm thi vị..."
Những phát hiện và phản ánh của Nguyễn Huy Tởng trong bài tuỳ bút đã nêu thật sâu sắc không chỉ so với một số các nhà văn đơng thời mà còn với cả những nhà quản lý xã hội. Ông đã không hề "bôi đen" hiện thực. Ông viết về những cái sai lầm bằng tấm lòng trung thực và đầy trách nhiệm của một nhà văn thiết tha yêu Hà Nội, yêu tổ quốc, yêu nhân dân mình. Ông không hề phủ định những thành quả của Cải cách ruộng đất, ông không bi quan, nhìn đời bằng cặp mắt u tối, soi mói, ông chỉ phê phán những cái sai trái, những cái tả khuynh, ấu trĩ đã làm đảo lộn cuộc sống khiến cho con ngời thiếu niềm tin vào nhau, cuộc sống thành tạm bợ, vá víu. Ông thiết tha nhắc nhở: "Phải đề cao ý thức tôn trọng con ngời...Không để một cử chỉ thô bạo nào xâm phạm đến con ngời", "Đừng quá đi nữa. Cuộc đời không phải chỉ có cách mạng mà còn có lịch sử, còn có cái âm vang truyền qua các thời đại, những cái bây giờ tởng là không dùng nữa, nhng không có thì cuộc đời trở nên trơ trẽn lạnh lùng...". Với tấm lòng gạn đục khơi trong, tin t- ởng vào cuộc đời, ông khẳng định: "Trong lúc này, chúng ta không có quyền tuyệt vọng, không có quyền bi quan mà phải ngẩng mặt, dũng cảm đứng lên sửa những lỗi lầm và tiếp tục phấn đấu cho lý tởng cách mạng cao cả mà chúng ta theo đuổi đến cùng".
Sinh thời, Nguyễn Huy Tởng từng tâm niệm "Một nghề cao quý biết bao là nghề văn. Đa lại cho đời một bó đuốc, không to thì nhỏ. Biểu hiện những tình cảm cao thợng, làm cho con ngời thơng nhau, hiểu nhau, đến với nhau...". Và Nguyễn Huy Tởng đã theo đúng quan niệm ấy trong Một ngày chủ nhật. Trải qua bao sóng gió, chân giá trị của tác phẩm càng đợc khẳng định, càng làm cho ngời đọc quý hơn trọng hơn nhân cách nghệ sỹ của nhà văn.