Vị trí của nhật ký trong văn nghiệp Nguyễn Huy Tởng

Một phần của tài liệu Nhật kí nguyễn huy tưởng (Trang 41 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Vị trí của nhật ký trong văn nghiệp Nguyễn Huy Tởng

So với 4245 trang viết của đời văn Nguyễn Huy Tởng thì 1700 trang nhật ký vừa đợc gia đình công bố trong thời gian gần đây quả là rất đáng chú ý. Không phải vì số lợng trang ghi đồ sộ không một bộ nhật ký nào (ở Việt Nam) so sánh đ- ợc mà bởi cái hành trình âm thầm dữ dội, bền bỉ của ngòi bút ngời viết trong một thời cuộc đầy biến thiên. “Nếu tính từ trang ghi đầu tiên của Nguyễn Huy Tởng vào cái thời Đảng Cộng sản Đông Dơng ra đời, khởi nghĩa Yên Bái và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh thất bại… cho đến nay (năm 2006), khi 40 cuốn sổ tay ghi chép

đã đợc hội lại trong một bộ nhật ký đồ sộ, thì sự hiện diện trong âm thầm của nó là 76 năm. 76 năm thừa đủ đa vào lãng quên và h vô bao nhiêu là chuyện lớn

nhỏ ở đời” (Phong Lê [49, 520] ). Với ngời đọc hôm nay, đến với Nhật ký Nguyễn Huy Tởng là để có thêm một cơ hội để hiểu hơn về chân dung xác thực nhất nhà văn và rộng ra là cả một thế hệ nh ông với những trăn trở, u t trong quá trình đến với văn chơng và cách mạng, sống và viết xứng đáng với t cách của một công dân – nghệ sỹ.

Theo t liệu của Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, Nguyễn Huy Tởng bắt đầu viết nhật ký từ ngày 2-11-1930, khi ông còn là một học sinh trờng Bon nal, Hải Phòng và kết thúc vào ngày 21-6-1960 trên giờng bệnh Bệnh viện Việt – Xô chỉ ít hôm trớc khi nhà văn qua đời. “Tất cả vừa tròn 40 quyển. Quyển nhỏ nhất bằng lòng bàn tay, đợc đóng bằng giấy bản khi ông sống ba cùng với bà con nông dân đang tiến hành Cải cách ruộng đất ở một xã Phú Thọ. Quyển dày nhất là một cuốn sổ công tác bìa cứng đợc Chế Lan Viên gửi tặng từ Trung Quốc với lời chúc sống

khoẻ và viết khoẻ . Ngoài một số cuốn đặc biệt nh thế, phần lớn nhật ký Nguyễn Huy Tởng đợc viết trên những cuốn sổ đóng lấy hoặc mua sẵn. ở một số giai đoạn chúng đợc đánh dấu số thứ tự ở ngoài bìa. Giữa quyển này với quyển sau thời gian hầu nh liên tục. Chứng tỏ việc thay đổi cuốn sổ không hề ảnh hởng đến thói quen viết nhật ký của ông” [47, 10]. Hơn nửa thế kỷ đã qua đi, cộng với bao biến động long trời lở đất của lịch sử, những trang viết nhật ký mỏng manh úa vàng cất giữ biết bao nỗi niềm tâm sự của một đời ngời ấy đã đợc gia đình, đặc biệt là ngời vợ nhà văn – bà Trịnh Thị Uyên gìn giữ nh một báu vật. Cho đến nay, nhật ký Nguyễn Huy Tởng đã ít nhiều đợc công bố trên các báo Văn nghệ, Lao động, Thanh niên thời đại, tạp chí Văn học, Đất Quảng, đặc biệt bộ sách Nguyễn Huy T- ởng toàn tập (Nhà xuất bản Văn học, 1996) đã dành hơn nửa tập V, để giới thiệu trên 300 trang nhật ký của ông. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của đông đảo bạn đọc, năm 2006, Nhà xuất bản Thanh niên, đợc sự giúp đỡ tận tâm của gia đình nhà văn, đã cho ra mắt trọn bộ 3 tập Nhật ký Nguyễn Huy Tởng. Tập I - Đến với văn chơng và cách mạng, bắt đầu với những trang nhật ký đầu tiên viết từ cuối 1930 cho đến tháng 7 năm 1945, khi ông bí mật rời Hà Nội lên chiến khu dự Quốc dân Đại hội, Tập II – Những năm kháng chiến, bắt đầu từ tháng 5 – 1946, khi cuộc kháng chiến chống Pháp dợc phát động cho đến cuối năm 1953, lúc Nguyễn Huy Tởng tham gia công tác tuyên truyền phát động quần chúng ở trung du Phú Thọ, tập III – Nghệ sỹ và công dân, bắt đầu ghi từ cuối tháng 9 – 1954, khi ông cùng đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô và kết thúc vào một ngày cuối tháng 6 – 1960, khi ông sắp phải lên bàn mổ chống chọi với căn bệnh ung th để rồi mãi mãi ra đi vào một tháng sau đó. Ba tập nhật ký đã “thâu tóm, phản ánh toàn bộ sự

nghiệp văn chơng và cách mạng của ông, bắt đầu từ việc tìm đờng cho đến khi đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, một chiến sỹ của Đảng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ với tất cả những đam mê và khát vọng sáng tạo, những thành tựu đã đạt đợc và những hụt hẫng của một nhà văn không bao giờ bằng lòng với chính mình, những phơi phới lạc quan và những băn khoăn trăn trở của một ngời cả nghĩ…… [47, 10].

Đến với Nhật ký Nguyễn Huy Tởngcó một điều làm ngời đọc băn khoăn lý do gì thôi thúc ông viết nhật ký, và viết cần mẫn, bền bỉ kiên trì đến nhờng vậy? Câu trả lời có lẽ đã nằm ngay trên những trang nhật ký của nhà văn. Ngày 24-3-1931, Nguyễn Huy Tởng viết: “Nhật ký này chỉ để chép lấy những điều có thể đổi ta thành một ngời đạo đức và một ngời văn sỹ mà thôi”. Với Nguyễn Huy Tởng, viết nhật ký không chỉ là một cách để đào luyện trong văn, trong nghề mà còn để rèn mình, trau dồi nhân cách.

Ngay từ khi còn là một cậu học sinh trờng Bonnal, Nguyễn Huy Tởng đã có ý thức rất cao về ý nghĩa vai trò của việc ghi nhật ký “Phàm kẻ học trò nên tập cách ghi nhật ký Nhật ký là cuốn sách thật hơn cả mọi các sách và cũng rộng

rãi tự nhiên hơn các sách khác” (Nhật ký ngày 10/11/1933). Với Nguyễn Huy T- ởng, nhật ký là một cách thức giúp ông viết văn một cách tự nhiên hơn, làm cho ngòi bút đợc linh hoạt, ý tứ dồi dào, đầu óc mẫn tiệp. Tâm niệm của nhà văn đợc ghi rõ trong Nhật ký ngày 27/11/1938: “Tôi phải nhớ rằng, dù viết cái gì nhật ký, th từ, tôi

cũng phải viết cho gãy gọn khúc chiết: đó là cách tập làm văn đấy. Văn chỉ hay ở sự luyện tập công phu mà thôi… Tôi phải tập cho có những t tởng rất minh bạch, nó sẽ in lên giấy trắng một cách rõ ràng". Có thể nhận thấy trong cuộc đời say mê lao động

nghệ thuật của mình, cuốn nhật ký đã trở thành ngời bạn của Nguyễn Huy Tởng, âm thầm cùng nhà văn trăn trở luyện chữ, rèn đúc t tởng, trăn trở tìm đờng cho bản thân. Đã không ít lần trong nhật ký, Nguyễn Huy Tởng tự kiểm điểm mình một cách nghiêm khắc: “Tôi xem lại nhật ký,mà tôi thấy quá vội vàng, tôi thấy lủng củng,

không thành câu văn. Rồi mấy trang về sau này lại đây những lời than: ôi, không đúng chỗ,… Tôi muốn chữa nhật ký nhng tôi lại để nguyên” (Nhật ký ngày

24/10/1938); “Nhật ký chép mỗi ngày một lời. Không thể chép một cách vắn tắt nữa

mà tả rõ trạng thái tâm hồn mình” (Nhật ký ngày 07/ 06/ 1942). Nhà văn còn chép

lại nhật ký của Anatole France, coi đó là một mẫu mực mà mình phải vơn tới. Ghi nhật ký cũng là một cách để Nguyễn Huy Tởng “trữ văn cho thật nhiều, để khi dùng đến cho đợc th thả”. Ông khẳng định: “Tôi sẽ chép tất cả những thời sự có tính cách bi thảm hay ngộ nghĩnh hay anh hùng… để làm tài liệu cho văn ch- ơng” (Nhật ký ngày 05/10/1938). Mỗi trang nhật ký là những “bảo tàng” mà nhà văn thu nhặt đợc và gìn giữ cho đời văn của mình. Vì thế ông đã cẩn thận ghi chép một cách đầy đủ chi tiết những gì mắt thấy tai nghe tức thời. Đó có thể là hình ảnh

của một vùng núi non Tây Bắc lúc ráng chiều, hay một câu chuyện, sự việc ông bất chợt đợc nghe, đợc chứng kiến trong mỗi ngày, trên đờng từ Sở về nhà. Nhà văn xác định rất rõ về mục đích cũng nh cách ghi nhật ký: "Giở lại 4 quyển nhật ký đầu, chỉ thấy chép cái nhảm, chép cái bâng quơ, chép cái vô ích, xem lại không phải là một bộ nhật ký mà là một bộ giấy nhầu, bao nhiêu những bài, những câu chỉ là viết cho đủ quyển mà thôi, không có gì giá trị. Nghe thấy hay, không biên, đọc đến cái hay không xét, thấy việc ngang tai trái mắt không phẩm bình, thấy việc quan trọng trong xã hội quốc gia không chịu chép; không chịu phân tích sách vở; không chịu bàn luận về các vấn đề! Toàn là những việc có thể ích cho cuộc mở mang trí thức mình” (Nhật ký ngày 24/ 03/1931). Và mỗi năm mở lại nhật ký của mình, nhà văn lại tự nhắc nhở: “Biết bao nhiêu cái hay ta bỏ vì tôi không viết nhật ký. Ta bỏ nhiều quá, Không năm nào tài liệu văn chơng của ta lại ít nh năm nay.” Theo khảo sát của Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn: “Bên cạnh trang viết của Nguyễn Huy Tởng, vẫn hay có nét bút chì đỏ đánh dấu đoạn cần lu ý. Có khi đó là một sự tích dân gian mà ông dự tính sẽ phát triển thành một truyện thiếu nhi. Có khi là hình ảnh một ngời Thổ đi dân công rồi đây sẽ trở thành một nhân vật của Ký sự Cao lạng ” [47, 11]. Nhà văn còn tỉ mỉ chép lại bức th nhật ký ngời thân, đồng chí, chiến sỹ kỷ niệm hơn nữa là làm t liệu viết văn về sau. Nguyễn Huy T- ởng rất coi trọng việc khai thác đề tài, nhân vật qua nhật ký cá nhân. Tiểu thuyết

Sống mãi với Thủ đô có không ít chi tiết về ngời và việc đợc rút ra từ những trang nhật

ký thu thập đợc. Ký sự Cao lạng đợc thành công cũng có công rất lớn của những ghi chép tỉ mỉ về những điều nhà văn trông thấy, cảm thấy qua chuyến đi thực tế trong chiến dịch Biên giới năm 1950.

Theo khảo sát của chúng tôi cũng nh nhiều nhà nghiên cứu Nguyễn Huy T- ởng là ngời có ý thức rất rõ ràng rằng nhật ký là một thể loại văn học. Từ trớc Cách mạng tháng Tám, nhà văn đã rất quan tam đến việc ghi chép nhật ký. Ông đặc biệt l u tâm và thích thú với những quan điểm về văn nhật ký của Anatole trong cuốn Lavie Litteraire (Đời sống văn học).

Sinh thời, Nguyễn Huy Tởng vẫn thờng hay đọc lại nhật ký của mình. Nhật ký ngày 10/ 9/1938 của ông có đoạn: “Nhiều lúc đọc lại cuốn nhật ký cũ của tôi, tôi có cảm giác khoan khoái: Tôi thấy sống lại những phút vui, phút buồn, phút ngây thơ, phút ngu độn. Một thứ hơng vị mộc mạc và quen đa ra ở cái hòm nhật ký nó chứa những bảo tàng- ôi rất ít, mà đời tôi đã thu nhặt đợc và tôi đã giữ gìn đợc trong những cuốn sách nhỏ quý giá kia . ” Nhng liền ngay sau đó, nhà văn lại băn khoăn, trăn trở: “Đọc đến văn của A.Frane, tôi lại thấy văn nhật ký của tôi nhạt nhẽo: tôi có cảm tởng nặng nề rằng văn của tôi khô khan, nó nhạt nhẽo, khiến nó không có lực lỡng mà sống về lâu đợc .” Rõ ràng những tâm sự trên đã phản ánh một ý niệm, một mong muốn của nhà văn về tơng lai cuốn nhật ký của mình. ý

thức thể loại của Nguyễn Huy Tởng còn đợc bộc lộ rất rõ trong qua trình hoạt động văn nghệ kháng chiến. Từ những năm kháng chiến gian khổ, khi ông và các nhà văn cùng thời nh Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu…đang ra sức xây dựng một nền văn nghệ mới, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, Nguyễn Huy Tởng đã rất quan tâm đến thể loại nhật ký. Ngày 24/4/1949, ông đến nói chuyện ở Trung đoàn 308 về cách viết nhật ký. Ngày 15/8/1950, sau một đêm nói chuyện rất vui với tiểu đoàn 28, thuộc trung đoàn 88, đại đoàn 308, Nguyễn Huy Tởng ngồi viết thể lệ giải thởng cho nhật ký, kể chuyện, ca dao của một cuộc thi sáng tác của bộ đội mà ông đỡ đầu. Có thể thấy trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, cùng với Nam Cao (qua tác phẩm nhật ký

ở rừng) Nguyễn Huy Tởng sớm có ý thức cổ xuý mạnh mẽ cho nhật ký, với t cách là một thể loại văn học. Vì thế viết nhật ký, với Nguyễn Huy Tởng cũng là một hoạt động nghệ thuật tự giác, cho dù, có thể đơng thời, ông cha có ý định in hay công bố tác phẩm của mình.

Có một lý do khác, cũng rất quan trọng, thôi thúc Nguyễn Huy Tởng viết nhật ký, là nhu cầu tự giãi bày. Đọc nhật ký của ông, có thể cảm nhận đợc rất rõ một nét riêng của cá tính nhà văn: Ông là ngời cả nghĩ, nhng vụng nói, thờng hay day dứt, trăn trở và đặc biệt là hết sức trung thực, với mình cũng nh với ngời. Trên đờng lập nghiệp, theo đuổi sự nghiệp văn chơng, dấn thân theo tiếng gọi của lý t- ởng cách mạng, Nguyễn Huy Tởng gặp không ít những buồn vui. Có nhiều điều mắt thấy tai nghe, nhiều điều muốn nói mà không thể nói đợc. Phần thì do ớc muốn chủ quan vợt quá khả năng. Phần nữa là những ràng buộc nằm ngoài phạm vi văn chơng. Những lúc ấy, nhật ký là nơi ông có thể ký thác tâm sự của mình, một cách thoải mái nhất. “ở đây, ông có thể tự nghiêm khắc soi vào bản thân để thấy rõ những khuyết điểm của mình trong văn, trong nghề. ở đây ông có thể nói thẳng ra những suy nghĩ của mình về thực trạng đình đốn của văn học nớc nhà mà ông là một trong những ngời có trách nhiệm. ở đây ông có thể bộc bạch những băn khoăn về thời cuộc, về những thăng trầm của cách mạng mà ông tham gia với tất cả sự hiến thân, về chế độ mới dân chủ nhân dân mà ông góp phần xây dựng ngay từ những ngày đầu nhng không phải là đợc nh ý.” [47, 12]. Đặc biệt trong những thời kỳ xã hội và văn nghệ có chuyển biến phức tạp: Phong trào Chỉnh huấn, Cải cách ruộng đất, Nhân văn - giai phẩm…khiến Nguyễn Huy Tởng day dứt, buồn đau, có lúc “Không muốn ăn, ăn muốn nôn” (Nhật ký ngày 21/8/1956). Những lúc ấy, chỉ có những trang giấy biết im lặng là ngời bạn tốt nhất của ông, để ông đợc nói lên tất cả những ngời mình nghĩ, mình thấy, mình mong muốn hay thất vọng. Có thể nhận thấy, viết nhật ký, với Nguyễn Huy Tởng là một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn. Vì thế muốn tìm hiểu chân dung Nguyễn Huy Tởng thiết nghĩ, không có một cứ liệu nào xác thực hơn nhật ký của ông.

Một phần của tài liệu Nhật kí nguyễn huy tưởng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w