6. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nguyễn Huy Tởng với quê hơng Dục Tú
Dục Tú là quê hơng của Nguyễn Huy Tởng. Đây là một làng nhỏ thuộc Phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Đông Anh-Hà Nội. Với Nguyễn Huy Tởng, quê hơng trớc hết là những ngời thân yêu nhất trong gia đình. Đó là hình ảnh ngời mẹ mà ông vô cùng kính yêu. Một trong những biểu hiện tình cảm của ông đối với cụ đợc lu lại cảm động trong lời đề tặng cuốn tiểu thuyết An T viết năm 1943 không lâu sau khi cụ qua đời: “Kính tặng hơng hồn mẫu thân.” Đó còn là hình ảnh của ngời anh cả Nguyễn Huy ý và chị dâu cùng các cháu nhỏ. Nhật ký của ông còn ghi lại, vào dịp tết ất Dậu 1945, đoàn thể thông báo triệu tập cuộc hội nghị bí mật của các nhà văn. Đợc tin, ông không hề nghĩ đến những nguy hiểm có thể xảy ra với mình, mà chỉ băn khoăn: “Không đợc về quê ăn Tết ở nhà quê với anh.” Một ngày tháng 7 năm 1951, giữa những ngày khó khăn gian khổ ở Việt Bắc, ông nhận đợc th cháu Sa báo tin giặc quây nơi Nguyễn Huy ý đang công tác ở huyện nhà, ông rất lo: “Anh vào sinh ra tử hơn mình…Anh đang ở đâu trong những ngày ma gió này? Lặn lội hay bị cầm tù? Giận giặc vô cùng.”
Nhớ quê hơng, Nguyễn Huy Tởng đã chọn Dục Tú để đặt tên cho con. Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn kể lại: “Dục Tú là quê hơng của chúng tôi và cũng là tên của chị tôi. Cha tôi đặt cho chị tên này khi mẹ tôi sinh chị trong những ngày ông bà tôi theo cơ quan văn nghệ đi kháng chiến, ở mãi trong vùng núi rừng Tuyên Quang.” [61].
Với Nguyễn Huy Tởng hình ảnh quê hơng máu thịt luôn hiện hữu, gần gũi, thân thiết là vì thế.
Trong nhật ký, không ít lần Nguyễn Huy Tởng bày tỏ lòng tự hào với mảnh đất quê hơng cổ kính giàu truyền thống văn hoá. Làng Dục Tú quê ông nằm lọt giữa xứ Bắc Ninh, một trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, nơi phát tích của những tập tục lâu đời, những truyền thuyết lịch sử, văn hoá đầy màu sắc. Ông say sa tìm hiểu văn hoá của quê hơng: Về hình ảnh phi thờng của Đức Thánh Gióng, các giai thoại về những ông trạng lừng danh của đất Bắc Ninh văn học, “trạng Me đè trạng Ngọt ”, những sự tích về bà Chúa Chè ngời Kinh Bắc bên kia sông Hồng, những câu hát quan họ, tục hát của đất Kinh Bắc. Nhật ký ngày 24/12/1958 biểu hiện một tình cảm quê hơng đằm thắm: “Nơi quê hơng Bắc Ninh vẫn có cái gì quyến rũ, khêu gợi những ngày xa cổ kính, phong lu, thi vị. Muốn sau này viết về Bắc Ninh, nhớ cả những ngày hội hè đình đám, những chuyện tập quán, phong tục của quê hơng đáng yêu này”. Trong quá trình hoạt đông cách mạng, khi làm báo Văn hoá cứu quốc, khi với t cách là đại biểu Quốc hội khoá II, Nguyễn Huy Tởng có nhiều lần đợc trở về quê với các cơng vị khác nhau, tuy cảm xúc mỗi lần mỗi khác, trong niềm tự hào sâu kín mãnh liệt, niềm thiết tha đợc viết
về quê hơng mình thì dờng nh lúc nào cũng mới nguyên: “Trông ra phong cảnh Bắc Ninh, núi Rạm, núi Bụt Mọc. Ruộng xinh đẹp. Con gái khăn vuông mỏ qụa đi nhanh nhẹn, thanh thanh. Tỉnh ta đẹp, sao ta không ca ngợi tỉnh ta ? Cần có một cuốn tiểu thuyết của ta về xứ sở quê hơng” (Nhật ký ngày 5/3/1957).
Trong đời văn của mình, Nguyễn Huy Tởng cũng đã có nhiều dịp để tri ân quê hơng yêu dấu. Ngay từ tác phẩm đầu tay Cái đời tôi viết cho riêng mình, ông đã dành trọn những trang viết đầu đời để kể về quê hơng và gia đình. Chàng thanh niên 18 tuổi ấy tâm sự : “Nó (Quê hơng) có cái mãnh lực kéo tôi về tận chỗ mạnh nhất của nó, là cái chỗ mà chúng tôi thấy nắng thì ẩn, ma thì núp, là cái chỗ tối đến chúng tôi cùng lăn lóc ngủ say, bên cạnh sẽ có thầy mẹ tôi săn sóc suốt đêm, rét thì đắp chăn cho, nóng thì quạt mát cho, có muỗi thì buông màn, giật mình ôm ấp. Chỗ đó chẳng phải là cái nhà gianh vách đất, ở ngay giữa làng Dục Tú quý báu kia ?…Nó không có tôi thì nó là vật không hồn, tôi không có nó thì tôi nh con chim không tổ, con thú không hang .” Và hình ảnh cảnh vật, con ngời quê hơng hiện lên trên trang văn thân thiết, thấm đậm những cảm xúc hoài niệm lãng mạn trong trẻo.Đó là cái xởng gỗ của cha mẹ đặt ngay ở giữa chùa làng, bên một cây si to tớng, nơi ông cùng anh Nhị ngày ngày lên chơi với những ngời thợ xẻ, chạy nhảy trên những khúc gỗ vừa to vừa tròn. Đó là cảnh đêm thu trăng tỏ, nhà nào nhà nấy đóng cửa mà thi nhau đập lúa, tiếng đập lúa xay cối đá kêu ùm ụp, cùng tiếng thóc vãi tứ tung, xen lẫn với tiếng cời nói luôn mồm. Đặc biệt nhất trong thế giới hoài niệm ấy là hình ảnh bác Phó Cõi , đợc ông nội nhà văn thuê để làm chòi. Đấy là một ngời thợ “rất khéo léo về đờng đục đẽo”, sở trờng nhất là nghề chữa khung cửi. Nhà văn Nguyễn Huy Tởng say mê miêu tả: “Thật không có mấy tay thợ mộc làm đợc những cái mộng khít nh chú.” “Chú chỉ cần cái dùi đục, xem xét qua loa, biết hỏng chỗ nào, cầm dùi gõ một cái, thế là xong, thế là khung cửi lại có thể dệt nh thờng, mà có khi lại dễ hơn nữa”, “giao cho chú làm việc gì, thì chú cắm đầu cắm cổ mà làm, không nghỉ một chút nào, có khi mê mà quên cả ăn uống… ….
Chính những ký ức đẹp đẽ của tuổi ấu thơ ấy đã theo nhà văn vào những sáng tạo đặc sắc nhất của ông. Về sau khi viết kịch Vũ Nh Tô, hình ảnh bác Phó Cõi tài hoa, trung hậu ấy đã sống lại một lần nữa trong tác phẩm, góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật chính Vũ Nh Tô: tài nghệ phi th- ờng ; say mê sáng tạo đến đắm đuối, quên mình.
Đến khi tham gia Cách mạng, nhận rõ trách nhiệm phản ánh cuộc sống cần lao của nhân dân lao động, ông cũng lại lấy vùng đất quê hơng mình làm địa bàn sáng tạo. Từ những năm 1944, ông đã nung nấu dự định viết một cuốn tiểu thuyết về “Những ngời dệt vải” biểu hiện mối cảm thông với cuộc sống bấp bênh, cơ cực của dân làng mình. Bất chấp những khó khăn chồng chất của cuộc sống, Nguyễn Huy Tởng miệt mài cấu tứ tác phẩm. Nhật ký ngày 7/5/1945 của ông ghi: “Bắt đầu
viết những ngời dệt vải. Đã 2h đêm còn cắm cúi trên giấy trắng. Viết chậm, nhng văn giản dị nhẹ nhàng.” Nhng rồi do yêu cầu công tác chẳng mấy lâu sau ông đã phải dừng sáng tác. “Những ngời dệt vải" đọng lại. Còn nhiều nhiều công việc quá. Lại còn đọc, viết trăm thứ” (Nhật ký ngày 23/5/1945).
Cách mạng tháng Tám thành công, rồi kháng chiến chống Pháp, hoà bình lập lại. Dòng thác cách mạng cuốn ông đi với bao buồn vui, trăn trở. Trong bài tuỳ bút Ngày mùa ông viết nhân một ngày về thăm quê khoảng một năm sau Cách mạng tháng Tám có những hình ảnh thật giản dị và thân quen: “Xe tôi đã qua đờng nhựa, rẽ vào con đờng đất quen quen. Một con khách đậu trên một cây tháp đá xanh dựng ở đầu đờng, nhàn hạ vỗ cánh bay. Một chú trâu già, đậu trên một gò cao, cắp ngang đôi sừng đồ sộ, nhìn ngời lạ băng đôi mắt chứa chan mộng hiền lành. Ôi chim muông, đồng ruộng, ngời và vật và làng xóm thân yêu, ta lại về đây! Tuổi ta đã đứng, tính tình ta đã khác, nhng ta vẫn còn nguyên vẹn lòng hồn nhiên của kẻ quê mùa! Ta chào mừng ở các ngời và ở ta đây một cuộc hồi sinh vĩ đại.”
Mời năm sau, cũng trong một ngày mùa, ông trở về quê mà lòng không vui. Sau những năm kháng chiến chống Pháp, dân làng ông cơ cực không biết sống chết thế nào, khắc khoải mong ngày chiến thắng, cuộc sống tng bừng trở lại. Tiếc thay những sai lầm trong Cải cách ruộng đất đã biến quê hơng ông thành một thôn xóm im lìm. Nhật ký ngày 11/11/1956 có những dòng thật khắc khoải lo âu: “Về thăm Đình Bảng, Phù Lu… làng này (Trớc đây) trù phú. Tây càn, chỉ còn những đống gạch. Thế mà hai năm hoà bình cha đợc phục hồi. Không ai cời. Không có những tiếng rì rào thân mật. Mà là ngày mùa đáng nhẽ tấp nập lắm đấy.” Cảm xúc ấy cũng đã đợc ghi lại trong bài tuỳ bút Một ngày chủ nhật: “Nhà nào nhà nấy, âm thầm lạnh lẽo, thiếu cái hơi nóng của họ mạc, láng giềng. Ngời gánh lúa gặp nhau ngoài đờng cũng không niềm nở.” “ Ngời cán bộ cải cách ít hiểu nhân tình thế thái, đã đi ngợc lại những tình cảm họ hàng, làng mạc". Khiến cho cuộc sống rời rạc, thiếu cái keo sơn của tình cảm. Ông thấy “Tiếc cái vui vầy của tình lân lý, cái vồn vã của họ hàng, cái đon đả của bà cô, ông chú”. Bài tuỳ bút này về sau đã gây cho ông nhiều nỗi phiền, nhng có lẽ, cũng không thể lớn hơn nỗi phiền muộn của lòng ông lúc đó.
Mối ân tình sâu nặng với quê hơng ấy dờng nh đã theo ông trọn cả cuộc đời. Về cuối đời, Nguyễn Huy Tởng thôi công tác lãnh đạo chuyên tâm sáng tác. Cũng vào thời gian này, ông đã nung nấu một đề tài mới, khao khát dựng một bức tranh toàn cảnh về một xã hội Việt Nam “Với tất cả tâm hồn, nguyện vọng, quê hơng , đất tổ, đồng ruộng, đền miếu, với đám cới, đám ma, đám rớc, với những Légendes (Truyền thuyết), với những câu chuyện lạ lùng, kinh khủng, với đạo Khổng, đạo Lão, với căn nhà, mảnh ruộng, cái áo, nồi cơm…… (Nhật ký ngày 22/4/1960 ). Trong cuốn tiểu thuyết sử thi ấy, ông dự định sẽ lấy hình ảnh ngời mẹ mình để xây
dựng nhân vật trung tâm, và lấy khung cảnh Bắc Ninh quê hơng làm nền cho những diễn biến, đổi thay của nhiều thế hệ.
Có thể Nguyễn Huy Tởng ra đi mà cha viết đợc nhiều về quê hơng mình. Đọc nhật ký của ông, những trang văn của ông đều đã là một chứng thực cho tình yêu quê hơng sâu lắng mà bền bỉ với Dục Tú. Nguyễn Huy Tởng đã xứng đáng là ngời con của quê hơng Dục Tú.