Nguyễn Huy Tởng và su yt tìm đờng, tìm mình

Một phần của tài liệu Nhật kí nguyễn huy tưởng (Trang 96 - 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nguyễn Huy Tởng và su yt tìm đờng, tìm mình

Đến với văn chơng nghệ thuật, đối với mỗi ngời nghệ sỹ, là một cuộc đi tìm mình vô cùng gay go, vất vả. Bởi, nếu anh xuất hiện trong làng văn thì điều quan trọng mà độc giả đòi hỏi không chỉ phải là anh viết cái gì, viết ra sao mà quan trọng hơn là anh có đem đến cho mọi ngời một điều gì mới về cách nhìn cuộc sống không. Nhà văn ácmêni Đerenik Đemirchian đã viết: "Trong mỗi ngời tàng trữ quá nhiều kháng liệu, chất liệu của mình. Do đó cần phải rút ra, cần phải khai thác cái chất liệu đó chứ không nên sử dụng những thứ do những ngời khác đã làm ra trớc anh. Cái của riêng mình dù nó là nhỏ bé nhng là của riêng mình - Đó chính là cái có giá trị lớn trong văn học và đem lại sự thích thú cho độc giả". Trong khi đa vào văn học "cái của mình", nhà văn có tài đã làm giàu có thêm tài sản chung, những giá trị tinh thần phong phú mà nhân dân, những thế hệ nghệ sỹ lớp trớc đã sáng tạo nên.

ý thức đợc những đòi hỏi khắt khe ấy của nghệ thuật, ngay từ khi bắt đầu tập viết văn, Nguyễn Huy Tởng đã không ngừng học hỏi, vơn lên, để tự tìm và xây dựng cho mình một gơng mặt riêng. Trong Nhật ký ngày 26/10/1933, ông viết: "Ta

có xem của ngời ta chỉ xem lấy văn chơng còn thì phải giữ vững tinh thần sách ta, chớ nên bị sách ngời tiêm nhiễm".Nhật ký ngày 24/11/1938 cũng thể hiện rõ tinh thần đó: "Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tự tìm lấy một quan niệm nhân sinh. Tôi tự nghĩ: Sao ta lại không có một t tởng gì thế? Vậy những công trình ngơi định làm là những đồ chơi bằng giấy bồi ? Ngơi có một quan niệm: Ngơi thích kịch, ngơi thích cổ, ngơi thíchcCái Đẹp, ngơi muốn tán dơng các anh hùng, ngơi thích thì ngơi làm sao ngơi còn đắn đo?". Nhật ký ngày 22/10/1938 khẳng định: "Kịch là thể văn có lẽ tôi yêu hơn cả, tôi quý trọng hơn cả".

Có thể nhận thấy, để đi đến những nhận thức sáng rõ nh vậy về sở trờng, niềm đam mê yêu thích của bản thân, Nguyễn Huy Tởng không phải trải qua những thử nghiệm bồng bột, những vật vã sáng tạo mà kết quả không hề đợc nh ý muốn. Có một điều khiến cho những độc giả yêu quý, Nguyễn Huy Tởng ngỡ ngàng là trớc khi trở thành một nhà viết kịch hàng đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam, một nhà tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ, ông đã từng là một nhà thơ, say sa với sự làm thơ. Trên thực tế, Nguyễn Huy Tởng không trở thành một nhà thơ nh ông muốn song ngay từ năm 1933, ông đã viết một chùm 6 bài thơ đăng trên Nam phong, số 191. Năm 1942, tập thơ đầu tay Nhất điểm linh đài của ông hoàn thành và chỉ chờ "bà đỡ" là chào đời, ra mắt công chúng. Nhật ký của ông cũng ghi lại không ít những trăn trở về thể loại "nữ hoàng" này.

3/3/1932:" Cảm đến cái đẹp của giời, hiểu đợc các lẽ của đời thì tự khắc nẩy ra thơ".

4/3/1932: "Các thi sĩ thờng cứ phải tìm những ái tình để mà cảm. Ôi! Cái vẻ điều hoà giời đất, cái không khí mát mẻ gia đình, cái hồn thiết tha Tổ quốc, cái vẻ đĩnh ngộ của đứa bé con, cái t tởng siêu việt của Giời Phật, chẳng phải là những đầu đề cho ta ngâm vịnh ru? Cái vẻ điều hoà của giời đất, cái sung sớng trong lòng mình chẳng là những vẻ nên thơ cả ru?"

21/3/1932:

"Trích lục bài Thơ là gì của ông Paul Géraldy(15). Âm nhạc là thơ còn mờ còn đục.

Triết lý là thơ đã sáng đã trong.

Nhà làm thơ không định phép tắc cho thơ đợc, chẳng qua là chịu phép tắc của thơ mà thôi. Vì thơ vốn có phép tắc tự nhiên, mình phải cố mà tìm cho đợc, mà theo cho đúng. Thơ ví nh một vị thần, gồm hết cả sự tốt đẹp ở đời, khiến ngời đáng yêu đáng mến: mình phải ra sức mà phụng sự vị thần ấy cho thành tín, chớ lại muốn tự cao mà định phơng châm, đặt phép tắc cho Thơ, thời thực là điên cuồng ngông ngáo.

...Vần với điệu chẳng qua là hình thức bề ngoài, ai cũng tập đợc. Nhng viết cho nên thơ mới khó. Ta không nên lẫn cái hình câu thơ với cái chân thi vị. Thơ mặt áo tản văn cũng đợc.

Mỗi giống ngời có một cái hồn thơ riêng, gồm những tính cách riêng của giống ấy. Nhà thi hào của một dân tộc nào phải diễn đợc cái hồn thơ riêng của dân tộc ấy một cách rực rỡ hùng hồn.

Xa kia thời cái mô phạm của thơ giản dị lắm, khác nào nh một bức phác hoạ có mấy nét mà gồm đợc hết hồn tính một dân tộc. Ngày nay cuộc đời phiền phức, đến bậc đại thi hào cũng chửa sáng tạo ra đợc một cái mô phạm hoàn toàn, chẳng qua là ghi đợc vài cái dáng điệu, ít nhiều nét riêng mà thôi.

Song dù vẽ cả toàn bức, dù phác hoạ từng phần, thơ bao giờ cũng là một cuộc thám hiểm về tơng lai (une exploration de la domaine de l'avenir). Thơ là sự hình dung tởng tợng ra một cái kiểu ngời về tơng lai này, và ngời [đó] không phải là bậc thiên thần ở trên trời rơi xuống vẫn nhớ tiếc cõi trời, theo nh lời ngạn ngữ, mà ngời chính là một bậc sắp thành thần mà còn đơng tởng tợng nơi thiên quốc vậy.

Thơ có hai cách diễn tả:

Một cách u ám, một cách rõ ràng.

Cách u ám thời chỉ có cảm giác mơ màng về cõi thơ, hình nh đoán mà biết, chứ không phải tiếp mà hay, cho đến khi diễn ra nó mung lung phiếu diễu, nh mờ nh tỏ, nh gần nh xa, nh kính hoa thuỷ nguyệt, nh hạc lệ phong thanh. Cách này nó khêu, nó gợi, nó giục, nó xui cái tình tứ của ngời ta, mà không giải rõ, không nói t- ờng, không in sâu, không vẽ đậm: các nhà thi nhân ấy chính là những tay âm nhạc, dùng chữ nh tiếng đàn, để truyền ra một cái âm hởng sâu xa trong tâm hồn ngời ta.

Nhng có nhiều nhà làm thơ lại muốn cho thơ đặng rõ ràng sáng sửa. Những nhà này trực tiếp với trí tuệ ta, cảm cái hồn thơ một cách thẳng hơn. Thơ này thuộc về triết lý, câu thơ dẫu vẫn véo von mà đó chẳng qua là cái d vận ở ngoài, chính tinh thần là ở nơi triết lý, không phải ở chỗ âm điệu (Lối trên là lối thơ của nớc Anh, lối dới là lối thơ của nớc Pháp).

Nhà thi nhân trớc hết phải nghiền ngẫm những cái căn duyên thâm trầm trong tâm tính ngời ta (việc này ai chịu khó cũng có thể làm đợc), rồi sau qui nạo thành một cái lý tởng cao thâm mà diễn xuất nó ra lời thơ đích đáng để làm cái phơng châm hành động cho ngời đời (việc này thời không phải ai cũng có t cách làm đợc và chính là chức vụ riêng của ngời làm thơ).

Ngời biết ra thì cảnh gì chẳng nên thơ, mà cảnh gì là chẳng có thơ. Đã có thân làm ngời ở đời, thời cũng phải sống ở đời một cách nên thơ. Thơ mà làm cho ngời ta sinh hoạt đợc du khoái, chấn loát đợc tinh thần, mở mang cuộc đời đợc rộng rãi, thơ ấy mới là thơ chính đáng, còn ngoại giả đều là lời phù phiếm h nguỵ cả. Nếu thực hành đợc Thơ ấy, thời nơi Thiên Quốc chính là chốn nhân gian này vậy".

27/3/1932: "Câu thơ phải diễn những ý tởng thâm trầm và siêu việt. Câu văn phải diễn những t tởng hùng tráng và lâm ly, và tả những việc thông thờng trong thế giới. Thơ phải đa ngời ta vào những thế giới tinh thần, văn phải tỏ cho ngời cái cuộc đời sinh hoạt".

7/9/1932: Je ne vois pas la poésie dans la réalité, je vois la poésie dans le passé, dans l'avenir et surtout dans le rêve et, l'imagination. (Tôi không thấy ý thơ trong thực tại, tôi thấy ý thơ trong quá khứ, tơng lai và nhất là trong ớc mơ và tởng tợng).

1/12/1932: "Thơ phải gọn gàng. Một câu thơ là tóm lại mời câu văn. Câu văn cũng nh hòn đá, mà thơ là hòn đá giũa mài chỉ còn lại cái tinh hoa sáng sủa".

26/10/1933: Ngời thi sỹ phải nhiều hình ảnh. Hình ảnh do ở sức tởng tợng là nhiều. Sức tởng tợng muốn cho rộng rãi phải quan sát nhiều, lịch duyệt nhiều, hiểu đời nhiều.

5/11/1933: Thi sĩ nh con hoạ mi, cần cái tiếng hát trong câu ca thánh thót, thi điệu dồi dào. Còn cái võ ngoài là phú quí vinh hoa thẩy đều coi nh giấc mộng.

12/3/1940: Xem thơ Baudelaire(11), thấy lời thơ đẹp, t tởng hơn ngời, và đầy cảm xúc. Thơ chỉ có thể hay khi mình viết bằng máu của mình. Mỗi bài thơ của Baudelaire chỉ là một trạng thái linh hồn đã từng đau khổ và đã từng sống thực. Không phải là thơ nặn bằng trí tởng tợng nhạt nhẽo.

20/3/1942: Viết thơ cần phải tợng trng nhiều. Phải sâu xa. Gọt đẽo.

Trong thời gian đến với "nàng thơ", ông cũng từng có những giây phút sáng tạo say mê.

22/5/1941: Bài ca chính thức mình làm hôm 21, kể cũng thú vị. Nào trời non nớc?

Thờ ơ vờn Chu. Tìm cành trông hớng Đờng Nam tít mù. Ôi non sông tre xanh

Lớp mây mù không thấy nhà Ôi Văn Lang xa xăm

Chí ta bền với sơn hà. Non quê cha thiêng liêng Không bao giờ lòng quên. Kể bài này, thực có tính cách thơ, hay thực.

18/1/1942: Vui đi ta ơi. Việc ta làm dở từ 1939 nay đã thành. Tra hôm nay tôi làm xong bài Đống Đa nhan đề là Xuân tráng sĩ. Lòng tôi bồng bột, tôi vui sớng nh điên. Bài ca dài 80 câu và một điệp khúc 4 câu. Nó đã sáng tác trong bốn buổi: đêm 15,16,17 và ngày 18.

Đáng ăn mừng, vì tôi vẫn ôm mối hận là không sao làm nổi đợc công việc bỏ dở từ 1939, từ cuối 38 thì đúng hơn.

Nhng rồi, ông sớm nhận ra, thơ chỉ là sở đoản của mình:

22/2/1939: Tôi làm văn, nhng tôi cha trị đợc văn, tôi cha sai khiến đợc văn, nó vẫn hung dữ với tôi nh một con hổ, mà tôi cha kiềm chế đợc.

22/5/1942: Làm bài thơ về Lê Lợi, thấy kém. Buồn man mác. Thơ của mình không có cái gì mới mẻ cả. Nhng cũng vì bài thơ không hợp ý ấy nên nhất định viết kịch Vũ Nh Tô.

Từ đây, ông dứt khoát, chuyên tâm rèn luyện để trở thành một nhà tiểu thuyết, một kịch gia. Ông trăn trở, suy t rất nhiều về lối viết. Bởi, "đối với một nhà văn, tìm ra bút pháp là một nửa công việc làm". Cho dù có tài năng, sẵn nhiệt tình sáng tạo, có vốn sống đầy ăm ắp nhng nhà văn cũng sẽ vô cùng lúng túng nếu không có một "thuật viết" riêng, phù hợp với cái tạng văn của mình. Nhật ký ngày 13/8/1939 khẳng định: "Tôi cần phải tả những cái hùng tráng, vĩ đại, với một lời văn gọn ghẽ, gợi ý và nhất là bóng bẩy". Ông cho rằng "Phải theo Baudelaire văn chơng cần lãnh đạm nh cẩm thạch" (Ngày 15/1/1942). Ông xác định rõ thiên hớng của ngòi bút: "Cần phải viết truyện gần sự thực, sát sự thực. Cần phải có sự sống tràn trề. Tôi đâm ra ghét tất cả những truyện ly kỳ, và thích lấy những tính tình, dục vọng làm động cơ cho kết cục. Những lối "tuồng" không hợp thời nữa. Phải diệt trừ tất cả cái gì là sáo, là phóng đại, là kêu gào, là anh hùng theo lối Lê Văn Trơng. Hãy đi đến những cái gì là tự nhiên, là chân thật, là giản dị" (Ngày 4- 5/12/1942). Ông còn tự dặn mình: "Làm tiểu thuyết, soạn một vở kịch, hay viết một bài thơ, công việc ấy cũng nh làm một bài tính đố. Chỉ có một đờng đa ta đến "Giả nhời", và nếu có nhiều đờng, thì chỉ có đờng giản dị nhất là nên theo (Ngày

7/12/1938). Kiên quyết với lựa chọn ấy, Nguyễn Huy Tởng đã rời khỏi "con đờng mòn" của văn học Việt Nam, mà trên đó đã in dấu chân của biết bao thế hệ nhà văn, rẽ sang một lối mới còn đầy chông gai. So với đơng thời, sự chọn lựa của Nguyễn Huy Tởng không hẳn là thời thợng. Bên cạnh những vần thơ rạo rực, rất Tây của Xuân Diệu, những vẻ trầm mặc rất á Đông của thơ Huy Cận, hay những áng văn xuôi mợt nh nhung của nhóm Tự lực văn đoàn, những câu văn giản dị của Nguyễn Huy Tởng liệu có sức thu hút, hấp dẫn độc giả? Đó là một thử thách không nhỏ. Trên thực tế, Nguyễn Huy Tởng đã dũng cảm thử bút. Ông biết, sức sống lâu dài của một văn nghiệp đâu chỉ đợc quyết định bởi chiều sâu t tởng, tầm triết lý của các văn bản mà còn là "lối riêng" trong cách nhìn ngắm hiện thực, trong cách nhà văn "dẫn đờng" ngời đọc khám phá chiều sâu bí ẩn của thế giới xung quanh bằng những hình ảnh và con chữ. Sau này, trò chuyện với những ngời viết văn trẻ, Nguyễn Huy Tởng nói: "Trớc hết, chúng ta cần khẳng định với nhau rằng, trong

văn học, sự sống, nhiệt tình và tài năng là chính, kinh nghiệm là phụ, và chúng ta tránh mọi thứ kinh nghiệm, mọi sự hớng dẫn làm cho một ngời viết trẻ rập khuôn theo một nhà văn nào. Chúng ta kỵ tất cả những cái gì làm mất cái phong cách của từng ngời viết ” [41, 883]. Và ông tâm sự: "Tôi xin nói rõ về hoàn cảnh đã đa tôi về nghề văn. Mới đầu, tôi cha có khuynh hớng viết văn. Tôi muốn hoạt động chính trị và xã hội hơn. Nhng sống trong không khí của một gia đình nhà nho, tôi cũng thích văn chơng phú lạc. Lớn lên, đi học, tôi ham đọc sách, và thiên về những tác phẩm cổ điển, đặc biệt những tác phẩm ngợi ca con ngời, ngợi ca tổ quốc. Tôi rất ghét những thứ văn chơng trống rỗng, ghét nhất là văn chơng Ngày nay, Phong hoá, Tiểu thuyết thứ bảy vì trong một vài cuốn sách mà tôi xem, không thấy có một chút gì là u thời mẫn thế" [41, 884]. Ông thú nhận, bớc vào làng văn, ông chỉ là "một kẻ mày mò". Tuy nhiên, quá trình sáng tác, đặc biệt là nhật ký của Nguyễn Huy Tởng lại cho thấy, đây là một quá trình sáng tác tự giác đầy ý thức cá tính. Là một ngời sớm có lòng u thời mẫn thế, Nguyễn Huy Tởng thiết tha với những trang sử vàng của dân tộc, với những ngời anh hùng đã làm rạng danh non sông đất Việt. Ông thấy "Sử Việt Nam đầy những phong công mỹ tích, đầy những cái đẹp, cái hay mà cha ai khai thác cả" (Nhật ký ngày 22/10/1938). Ông muốn viết kịch, viết tiểu thuyết để đem cái tinh thần của ông cha đến với ngàn đời thể hiện cái tinh thần Việt Nam trên trang viết: "Dù viết cái gì cũng không nên bỏ tinh thần Việt Nam".

Rồi ông tập viết. Những trang văn đầu tiên khó nhọc, chậm có khi vật vã. Nhng ông không hề nản lòng, ông để tâm tìm hiểu về tiểu thuyết. Sau kịch, đây là thể văn ông đặc biệt chú ý:

28/11/1934

Tiểu thuyết phải bao hàm ý tởng sâu xa 6/9/1949

Tiểu thuyết là hình thức cao siêu nhất để ta gửi tâm tình của ta và cái quan niệm của ta về cuộc đời.

7/5/1957

Tiểu thuyết là khách quan, những phải thấy tác giả trong đó. 12/10/1959

Văn học có đâu phải chỉ là làm một récit (ghi chép). Mà là vấn đề của thời đại. Truyện và tiểu thuyết không thể thoát ra hai cái điểm chính:

Chủ đề (thème) hoặc triết lý hoặc chính trị Con ngời và các quan hệ giữa những con ngời

Không đảm bảo đợc cái ấy thì chẳng thành truyện, thành tiểu thuyết gì cả.

Một phần của tài liệu Nhật kí nguyễn huy tưởng (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w