Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 106 - 115)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Ngôn ngữ đối thoại

Cùng với nội tâm thì ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để nhận diện tính cách của con người. Thông qua ngôn ngữ ta biết được người khác nghĩ gì, làm gì. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để biểu hiện tính cách của nhân vật, có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật. Vì thế cùng với ngoại hình, hành động và nội tâm, Tô Hoài cũng rất chú trọng trong khi lựa chọn ngôn ngữ cho nhân vật của mình. Những bôn ba trong nghề nghiệp và kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề đã cho Tô Hoài tiếp xúc với nhiều kiểu người trên nhiều vùng miền khác nhau, do đó ông có một vốn sống phong phú, hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của nhiều tầng lớp trong xã hội. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng thể hiện tính cách riêng. Mai An Tiêm được khắc họa là một nhân vật lịch sử, có chí khí, có nghị lực và nhân cách của một anh hùng. Vì thế trong lời nói của An Tiêm với mọi người rất ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ngay với vua: “Tôi xin đi.” Khi đối thoại với nhân dân vùng Bãi Lở, An Tiêm tỏ rõ mình là một chủ tướng có chí khí, nhiệt huyết. Mỗi khi An Tiêm

nói, giọng điệu không lên gân nhưng vẫn tỏ rõ bản lĩnh của một người việc gì cũng làm được, tỏ rõ sự tin tưởng vào năng lực của bản thân. Khi người dân Bãi Lỡ tỏ ra buồn bã, lo lắng cho vận mệnh của gia đình An Tiêm thì chàng dõng dạc nói: “Cái nghĩa làm người, có chí thì nên (…) lão chớ lo cho tôi. Gian nan đến như khi Bãi Lở, thì cũng đến thế mà thôi. Chân cứng đá mềm, ông lão ạ.... Những người ấy không hiểu được ta. Khám thì khám, phỏng thử đem đi một mảy thóc, một mảy hạt vừng thì có khó nỗi gì! Nhưng ta không mang, ta nhất quyết không khuất tất, không mang. Con người nương tựa ở bàn chân bàn tay này chứ còn ở đâu. Ta chẳng cần một mảy may gì" [23,203]. Kể chuyện cho các con nghe về những ngày đầu tiên dân làng cùng nhau đi “đánh nhau với nước”, bắt con sông Cái phải hiền hòa, lập nên Bãi Lở trù phú như ngày hôm nay, Mai An Tiêm dặn các con: “Các con ạ, khổ thế nhưng vẫn sống vì con người có lá gan” [23,193]. Lời người cha khẳng định sức mạnh và nghị lực, sự gan dạ của con người đã mang lại niềm tin cho hai đứa trẻ để trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù nhưng chúng vẫn không hề cảm thấy sợ hãi. Trong những lời dạy các con, An Tiêm không nói nhiều nhưng lúc nào cũng sâu sắc: “Dù ở hang thì mình cũng là con người, pahir có chỗ ăn, chỗ nằm tử tế” [23,234]. Bài học giản dị ấy được Mon ghi nhớ mãi trong lòng để đến khi lạc bố mẹ Mon đã thực hiện tốt lời dạy đó. Rồi để động viên hai con và vợ, chàng khẳng khái nói: “Phải, như bây giờ. Trong bốn bức tường đá, mà không buồn, vẫn có tiếng cười, các con vẫn cười. Tường đá có dày mấy cũng không giữ nổi chân con người đâu” [23,196]. Không những là con người thẳng thắn, có chí, một anh hùng không sợ cường quyền, dám hành động, An Tiêm còn là một người cha đáng kính trọng, một người chồng đáng yêu. Khi nói chuyện, trả lời các con An Tiêm cũng nói rất ngắn nhưng luôn mang lại niềm tin cho các con, trong đó luôn chứa đựng tình yêu thương các con: “Đợi xem, con ạ (…). Bố chưa biết. Các con nằm xuống, ghếch đầu lên cái nải này. Gió chỉ ở ngoài kia thôi, sóng chỉ xô đến dưới kia thôi, không sợ.

Ngủ đi, ngủ yên, Gái ạ. (…). Lặng gió rồi, con thấy không? (…). Rồi hôm nào bố con mình sẽ đi (…). Con ơi! Nước đây!”. Với Mon - nhân vật được Tô Hoài tập trung khắc họa sự trưởng thành tiếp nối được chí cha nên hành động của Mon rất dũng cảm, can đảm. Tuy nhiên Mon vẫn là đứa trẻ, đặc biệt khi sống xa gia đình, lại càng cần được yêu thương nên trong ngôn ngữ của Mon khi nói chuyện với hai con gấu thể hiện Mon là một đứa trẻ giàu tình cảm “Gấu! Gấu! Gấu! Chúng mày nhớ không? (…) hai thằng kia, mày đi đâu, mày đi với ai? (…) Gấu ơi gấu! Mon đây mà. Anh mày đây mà! Đừng bỏ tao một mình nhé. Anh em ta đây, anh em mình đây cơ mà” [23,317].

Trong Nhà Chử, ngôn ngữ của nhân vật không nhiều nhưng những đoạn đối thoại của các nhân vật đều góp phần gợi ý phẩm chất, tính cách của các nhân vật đó. Lời nói của ông Chử mạnh mẽ, dứt khoát nhưng vẫn rất đầm ấm, “Các con hẵng đi đi. Những người quê sông nước, chưa hề ở yên một chỗ, việc sinh sống là thế. Nhưng không phải cái chí ấy ai cũng biết thế, ai cũng làm được... Đời tao, nhát chèo nhát nước hồ như chẳng thiếu đâu, thế mà vẫn chưa tới được hết các ngọn sông. Mới biết đem đo ra thì đời người ngắn hơn con sông nhiều... Các con cứ ngược sông. Làm sao cho đến một khi nào, ở trên ấy, có tin về rằng ở tận nơi khe đất đẻ ra nước ấy đã thành một bến như bến quê này. Khi ấy, tao sẽ lên chơi. Các con đi đi...” [23,14] truyền cho con cháu ngọn lửa của ý chí mà suốt đời ông gìn giữ, nuôi dưỡng. Tiếp nối ý chí cha ông, lời Chử cũng mạnh mẽ, đầy quyết tâm “Vâng, cháu xin ghi lòng tạc dạ”. Lời nói của các nhân vật trong Nhà Chử đều ẩn chứa một nghị lực, niềm tin và sức mạnh tiềm tàng.

Như vậy, Ngôn ngữ là một phương diện quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tô Hoài hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ nhân vật nên trong tác phẩm của mình ông đã chú ý tạo cho nhân vật của mình mang một thứ ngôn ngữ riêng.

KẾT LUẬN

1. Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đóng góp của ông cho sự nghiệp văn học nước nhà vô cùng to lớn, đặc biệt đối với mảng văn học dành cho thiếu nhi. Truyện dành cho thiếu nhi của ông có số lượng lớn, chủ yếu về các mảng đề tài: truyện về quê hương đất nước, truyện về loài vật, truyện dân gian viết lại, hồi ký về tuổi thơ. Ở mảng đề tài nào, tác giả cũng khẳng định được tài năng sáng tạo của mình. Truyện về quê hương đất nước bộc lộ một tình yêu sâu nặng đối với Tổ quốc. Truyện loài vật cho thấy một năng lực quan sát, am hiểu về thế giới loài vật và nghệ thuật nhân cách hóa tinh tế. Hồi ký thể hiện khả năng suy nghĩ độc lập, bản lĩnh tự tin. Truyện dân gian viết lại là kết quả của khả năng sưu tầm và sáng tạo. Mảng truyện này cùng với một số tác phẩm xuất sắc khác đã đem lại cho Tô Hoài danh hiệu là “nhà văn của các em thiếu nhi”.

2. Qua những tác phẩm và quá trình hoạt động nghệ thuật của ông chúng ta thấy một tình yêu tha thiết và trách nhiệm đối với thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Vì các em, Tô Hoài luôn cần cù, hăng say và tìm tòi những hướng đi mới trong sáng tác cho thiếu nhi. Viết lại truyện dân gian là một hướng đi mới, độc đáo và cũng rất nhiều thử thách đối với người yêu thích hướng đi đó. Truyện dân gian viết lại nhằm mang lại cho thiếu nhi cái nhìn đầy đủ, toàn diện về những câu chuyện xưa, về lịch sử dân tộc và khơi dậy tình yêu thương, niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

3. Viết về các nhân vật có nguyên mẫu từ “chuyện xưa”, Tô Hoài đã có nhiều sáng tạo độc đáo. Từ đó, thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người. Con người hiện lên với ý chí và nghị lực sống mãnh liệt. Ý chí và nghị lực của con người thể hiện chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống thiên tai, mở mang bờ cõi và chống giặc ngoại xâm. Các nhân vật bằng ý chí và sức mạnh của mình đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để khẳng định bản lĩnh và nghị lực sống của mình. Bên cạnh đó, nhân vật trong quan niệm của nhà văn còn là những con người có một tình yêu thương son sắc và niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Đây là những phẩm chất cần thiết trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi người. Xây dựng những con người như vậy, Tô Hoài mang đến cho người đọc sự mến yêu, niềm tự hào đối với con người Việt trong buổi sơ khai. Đồng thời, các nhân vật là một hình mẫu lý tưởng để thế hệ tương lai noi theo.

4. Sáng tạo lại những câu chuyện có sẵn là một thử thách mà không phải nhà văn nào cũng có đủ bản lĩnh và tài năng để vượt qua. Tô Hoài là một nhà văn đã vượt qua xuất sắc thử thách ấy. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà văn thành công. Nhân vật trong truyện dân gian viết lại của Tô Hoài có những điểm tương đồng nhất định so với truyện dân gian nhưng nhìn chung nhân vật vẫn thực sự là một sáng tạo độc đáo. Những nhân vật đã “cũ” nhưng tác giả đã mang lại cho nó sự mới mẻ từ ngoại hình, diện mạo, lời nói, hành động đến tính cách, nội tâm khiến người đọc có cảm giác như mới gặp nhân vật lần đầu. Ngoài những nhân vật “cũ”, tác giả còn xây dựng thêm những nhân vật mới làm nên một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú. Họ thuộc các thành phần, lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh khác nhau. Những nhân vật mới thường là nhân vật phù trợ, hỗ trợ, đồng hành cùng những nhân vật chính. Tất cả làm nên tính đa dạng, sinh động của thế giới nhân vật. Đồng thời thế giới nhân vật ấy còn thể hiện được

sức mạnh cộng đồng, sức mạnh của tình đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ những nghiên cứu trong luận văn, cho phép chúng tôi khẳng định Tô Hoài là một cây bút xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho thiếu nhi nói chung và truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi nói riêng. Đóng góp đó của ông hợp với xu thế phát triển của văn học giai đoạn sau đổi mới và khẳng định nỗ lực kiếm tìm những hướng đi mới cho văn học thiếu nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2006), Tuyển tập truyện lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Trần Hoàng Anh (2004), Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Tô Hoài sau cách mạng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh.

3. Nguyễn Vân Anh (1998), Tìm hiểu những thành công trong nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật của nhà văn Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh.

4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Bổng (1995), "Tô Hoài - viết và viết", Văn nghệ (14/10). 6. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi,

tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, tập 2 (in lần 8), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Phan Cự Đệ (1977), Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài, 20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.

9. Hà Minh Đức (2001), Lời giới thiệu, Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài, đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Nguyễn Xuân Đức (2007), Thi pháp thể loại văn học dân gian (chuyên

đề Sau đại học), Hà Nội.

13. Định Hải (1983), “Truyện đồng thoại viết cho lứa tuổi nhi đồng”, Báo

Văn nghệ, số 30.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu- Trần Hữu Tá (2003),

Từ điển văn học, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

18. Tô Hoài (1987), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Tô Hoài (1993), "Văn học cho thiếu nhi hôm nay", Tạp chí Văn học, số 5. 20. Tô Hoài (1997), Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

21. Tô Hoài (2003), 101 truyện ngày xưa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 22. Tô Hoài (2005), Dế mèn phiêu lưu kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

23. Tô Hoài (2006), Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

24. Văn Hồng (1985), " Chuyện nỏ thần, hiện thực và huyền thoại", Văn học

(4), (7/8).

25. Thạch Lam (1988), Tuyển tập Thạch Lam (phần tiểu luận), Nxb Văn học, Hà Nội.

26. Phong Lê (1999), Ngót 60 năm văn Tô Hoài, Vẫn chuyện văn và người,

27. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2003), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Vĩnh Quang Lê (1998), “Tô Hoài câu chuyện về nghề văn”, Báo Văn nghệ, (23/5).

29. Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu (1990), Dế mèn phiêu lưu kí, Ôn luyện văn Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Lưu (1999), Tô Hoài, đời văn đời người, Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

31. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

33. Đỗ Bạch Mai (1985), "Đọc Chuyện nỏ thần", Văn nghệ, (19/1). 34. Trần Đình Nam (1995), "Nhà văn Tô Hoài", Tạp chí Văn học, (9).

35. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết về phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (1994), Văn học thiếu nhi, Giáo trình Đại học Sư phạm, Hà Nội.

37. Vương Trí Nhàn (1998), "Tô Hoài, người sống tận tụy với nghề", Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (3).

38. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 39. Nhiều tác giả (1983), "Bàn về văn học thiếu nhi", Tạp chí Văn học.

40. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Đại học sư phạm, Hà Nội.

41. Vũ Ngọc Phan (2001), Tô Hoài - Nguyễn Sen, Tô Hoài về tác gia - tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.

43. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học Vietlex, Nxb Đà Nẵng.

44. Vũ Quần Phương (1994), "Tô Hoài, văn và đời", Tạp chí Văn học (8). 45. Phạm Thị Thanh Phượng (2008), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn

Thạch Lam, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 46. Việt Quê, “Giãi bày với tạp văn”, www.Baomoi.com.

47. Lê Chí Quế (chủ biên) (1996), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

49. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ giáo viên.

50. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

51. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Vân Thanh (1976), Sáng tác của Tô Hoài, Nxb Khoa học xã hội.

53. Vân Thanh (1977), Sáng tác của Tô Hoài, tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

54. Vân Thanh (1980), “Tô Hoài qua tự truyện”, Tạp chí Văn học, số 9. 55. Vân Thanh (1982), Tô Hoài với thiếu nhi, Truyện viết cho thiếu nhi dưới

chế độ mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Vân Thanh (1995), “Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 9.

57. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề về lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 106 - 115)