Mối quan hệ giữa quan niệm nghệ thuật về con người và thế giớ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Mối quan hệ giữa quan niệm nghệ thuật về con người và thế giớ

giới nhân vật

Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Quan niệm nghệ thuật không gì khác hơn chính là cách biểu hiện, phản ánh con người và vì con người. Có nhiều cách để phản ánh đối tượng trung tâm ấy, nhưng nhân vật là hình thức miêu tả con người một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất vì “nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [31,277]. Từ đó, chúng ta có thể thấy giữa nhân vật văn học và

quan niệm nghệ thuật về con người có một mối quan hệ đặc biệt, qua lại với nhau. Nhân vật văn học thể hiện cách nhìn của tác giả, quan niệm của tác giả về con người. Đó là mô hình về con người mà nhà văn xây dựng nên theo cách hiểu, cách nhìn nhận của mình. Từ những cách hiểu đó, nhà văn nâng tầm nó lên thành một “quan niệm nghệ thuật”. Như vậy, khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người rộng hơn khái niệm thế giới nhân vật. Nhiều nhân vật với những biểu hiện lặp đi lại một cách bền vững, nhiều lần sẽ hình thành nên một quan niệm nghệ thuật về con người. Hay nói cách khác, muốn hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả, nhất thiết chúng ta phải thông qua thế giới nhân vật, thông qua những biểu hiện lặp lại, thông qua những yếu tố bền vững của nhân vật. Nhân vật là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm nghệ thuật về con người và đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con người lại chi phối, định hướng đến cách xây dựng nhân vật. Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tất cả các nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải, Kim Trọng làm nên quan niệm thẩm mỹ ước lệ về con người vũ trụ mặc dù họ là những nhân vật với những cách miêu tả khác nhau. Như vậy, “quan niệm nghệ thuật của nhà văn là nhân tố quy định trực tiếp tới nhân vật. Dựa vào đó người nghiên cứu sẽ có cơ sở chắc chắn để tìm hiểu một thành phần cơ bản trong nội dung hình tượng và để lý giải lôgic tổ chức bên trong của nhân vật”. Muốn tìm hiểu về nhân vật một cách toàn diện chúng ta không thể bỏ qua tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.

Phong cách của mỗi nhà văn, một phần cũng được xây dựng từ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn ấy. Xuất phát từ quan niệm riêng, nhà văn có cách miêu tả, xây dựng nhân vật phù hợp của riêng mình, không lẫn với các nhà văn khác. Với Tô Hoài cũng vậy. Trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, ông luôn trăn trở kiếm tìm một hướng đi, một phong cách độc đáo của riêng mình. Ông có những quan niệm riêng về con người,

đặc biệt trong các truyện dân gian viết lại, đó là quan niệm về những con người với ý chí và nghị lực phi thường, con người với tình yêu thương bao la trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nơi những con người ấy, Tô Hoài đặt một niềm tin, một sự mến yêu sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 48)