Các loại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Các loại hình nhân vật

2.2.2.1. Từ những nhân vật có trong “chuyện xưa”...

Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần và các truyện trong 101 truyện ngày xưa đều lấy chất liệu từ nguồn truyện cổ dân gian. Tiểu thuyết Đảo hoang được xây dựng trên Sự tích dưa hấu; tiểu thuyết Chuyện nỏ thần được kết hợp từ nhiều truyền thuyết Lý Ông Trọng, Mị Châu - Trọng Thủy, Hai Bà Trưng; tiểu thuyết Nhà Chử dựa trên cốt truyện Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung, Đầm Nhất DạBãi Tự Nhiên; Các Truyện trong 101 truyện ngày xưa cũng đều sử dụng cốt truyện, mô típ của các truyện cổ các dân tộc khác nhau. Nhà văn tiếp tục các đề tài của truyện cổ nhưng ở vị trí và tầm vóc cao hơn, sâu sắc hơn, gắn liền với quá trình phát triển của con người,

của dân tộc. Ông lấy điểm tựa là các giá trị truyền thống, lấy chất liệu là nguồn truyện cổ dân gian nhưng ông đã tiếp thêm vào mạch nguồn truyền thống cảm hứng và nhận thức mới mẻ của thời đại. Điều này làm nên ấn tượng và sự hấp dẫn đặc biệt đối với không chỉ lứa tuổi nhỏ mà còn đối với độc giả mọi lứa tuổi.

Nhân vật trong “chuyện xưa” là những nhân vật chức năng. Mỗi nhân vật xuất hiện đều để minh họa cho một triết lý, đại diện cho một loại người, một kiểu người nhất định. Bởi vậy mà các nhân vật cùng đại diện cho một kiểu người thường giống nhau. Họ không mang những tính cách riêng mà ai cũng có một gương mặt na ná như nhau. Nhân dân xây dựng nên những con người đó để gửi gắm những tâm tư, tình cảm, mong ước, khát vọng của mình và cũng để tìm cách lý giải cho những điều mà con người chưa giải thích bằng khoa học được. Nhân dân kỳ vọng ở những con người mà họ dựng nên. Kỳ vọng con người thiện sẽ có sức mạnh để chiến thắng cái ác, sức mạnh của con người sẽ khống chế được thiên nhiên, ý chí quyết tâm của những người dân yêu nước sẽ được thần phù hộ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược...

Nhân vật trong “chuyện xưa” phần lớn là những nhân vật phiếm chỉ. Họ là những nhân vật không có tên tuổi như mụ dì ghẻ (trong Tấm Cám), anh học trò (trong Lấy vợ Cóc), chàng mồ côi (trong Nàng tiên Ốc)... Thậm chí những nhân vật có tên như Tấm, Cám (trong Tấm Cám), Mai An Tiêm (trong

Sự tích Dưa hấu), Chử Đồng Tử (trong Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung), Heo (trong Vua Heo)... thì cũng đều mang một màu sắc chung chung, biểu trưng cho thân phận những con người dưới đáy xã hội. Nói đến Chử Đồng Tử nhắc người ta nhớ đến những người nghèo khổ sống bằng nghề sông nước nói chung; nói đếnTấm, Cám là nói đến thân phận hèn mọn của người nông dân một nắng hai sương; đến Heo là nhắc đến những người vất vả quanh năm lấm lem trong bùn đất... Tất cả những cái tên có vẻ là riêng cho một người nhưng lại đều chỉ chung cho nhiều người.

Những nhân vật ấy còn có một điểm chung là không xác định về mặt nguồn gốc. Lý lịch nhân vật trong “chuyện xưa” được giới thiệu một cách sơ lược, chung chung. Người đọc không biết rõ nhân vật ở đâu, làm gì. Giới thiệu nhân vật người thợ săn trong “Người thợ săn và mụ Chằng” chỉ là: “Ngày xưa có một anh thợ săn trẻ tuổi” mà không có thêm thông tin gì về quê quán, đặc điểm tính cách; nhân vật trong “Sự tích trầu cau” cũng chỉ được giới thiệu “hai anh em nhà nọ giống nhau như đúc”... Nhưng sự chung chung, không rõ ràng ấy không hề làm cho câu chuyện giảm đi sự hấp dẫn. Người đọc vẫn chấp nhận sự thiếu thông tin ấy.

Là nhân vật chức năng, các nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích hầu như không được miêu tả qua ngoại hình. Những chi tiết vóc dáng, trang phục của nhân vật ít được nhà văn miêu tả. Truyền thuyết Chử Đồng Tử, nhân vật được giới thiệu sơ lược: “Xưa ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử nhà nghèo phải chung nhau một cái khố... Bấy giờ vua Hùng Vương thứ mười tám có nàng công chúa tên là Tiên Dung, tuổi đã mười bảy mười tám mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi”. Chúng ta không thể hình dung được diện mạo, vóc dáng của các nhân vật đó. Người đọc chỉ biết là Tấm (Tấm Cám) đẹp chứ không biết Tấm đẹp như thế nào. Mỗi người đọc tự hình dung và xây dựng nên cho mình diện mạo của Thạch Sanh, Thánh Gióng... mà các tác giả dân gian chưa làm.

Những nhân vật ấy không được miêu tả nội tâm, không biểu hiện những tình cảm vui, buồn, khổ đau một cách rõ ràng. Tình cảm, cảm xúc của họ chỉ được tác giả “giới thiệu” qua bằng những câu chung chung như “quá vui mừng”, “quá đau buồn” chứ nhân vật không biểu hiện niềm vui, nỗi buồn ấy ra bằng những nét mặt, hành động như nhân vật trong truyện hiện đại.

Nhìn chung, những nhân vật trong “chuyện xưa” dù là nhân vật phiếm chỉ, nhân vật có tên hay nhân vật hoài vật cũng đều được xây dựng bằng

phương thức khái quát hóa. Tác giả dân gian giản lược tối đa những miêu tả nhân vật. Nhân vật chỉ là người tham gia làm cho cốt truyện phát triển. Bởi vậy, ấn tượng về các nhân vật của truyện dân gian không đậm sâu.

2.2.2.2. ...đến những nhân vật của Tô Hoài

Khi viết lại truyện dân gian, Tô Hoài đã kế thừa những đặc sắc về nhân vật từ các truyện đó và bằng những sáng tạo độc đáo đã tạo nên hệ thống nhân vật mang nét riêng của mình. Thành công của tác giả là đã xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, thống nhất, tạo cho các nhân vật một diện mạo mới, một tính cách mới, một sự đầy đủ của một cá nhân con người riêng biệt. Các nhân vật đều có nguyên mẫu từ “chuyện xưa” nhưng qua ngòi bút Tô Hoài, họ như lột xác trở thành một con người mới.

Trước hết, trong các sáng tác văn học dân gian viết lại thường có số lượng nhân vật đông đảo hơn, phong phú và đa dạng hơn. Trong truyện của Tô Hoài bao gồm tất cả các nhân vật con người, loài vật, sự vật... Ngoài những nhân vật có sẵn trong “chuyện xưa”, Tô Hoài còn sáng tạo thêm những nhân vật mới có tác dụng phù trợ cho nhân vật chính. Những nhân vật mới ấy có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nhân vật chính cũng như sự phát triển của cốt truyện. Hệ thống nhân vật ấy cũng tương tự như trong truyện dân gian, cũng có nhân vật phiếm chỉ, nhân vật loài vật và nhân vật con người có tên. Ở mỗi bộ phận nhân vật đều có những nét tương đồng và khác biệt so với truyện dân gian. Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi xin đưa ra những thống kê như sau về hệ thống nhân vật và những tương đồng, khác biệt của truyện Tô Hoài với truyện dân gian. Những tác phẩm Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần đều nằm trong 101 truyện ngày xưa, bởi vậy, chúng tôi xin chỉ thống kê tập truyện 101 truyện ngày xưa.

Thứ nhất, ở loại nhân vật phiếm chỉ: Trong Nhà Chử, Đảo hoang,

STT Tên truyện STT Tên truyện

1 Gái ngoan dạy chồng 26 Tra tấn hòn đá 2 Trả ân báo oán 27 Ông bố vui tính 3 Giàu ba họ khó ba đời 28 Hai bảy mười ba 4 Ba người tài 29 Hai nhà sư chết oan 5 Cái bướu cổ 30 Chó đá biết cười 6 Lọ nước thần 31 Tấm Cám 7 Cây nêu ngày tết 32 Đi học khôn 8 Chuyện chàng đốn củi 33 Vua Heo

9 Ba con quỉ cáo 34 Chàng ngốc được kiện. 10 Cây tre trăm đốt 35 Chú cuội cung trăng 11 Cô gái lấy chồng hoàng tử 36 Nợ như chúa Chổm 12 Mụ Lường 37 Trâu vàng Hồ Tây 13 Bé thần đồng 38 Viên ngọc xanh 14 Lấy vợ cóc 39 Con coc hớp nước mưa 15 Sự tích lá trầu quả cau 40 Con chó con mèo có nghĩa 16 Cái chổi 41 Núi non nước

17 Chàng rể kém mắt 42 Thần sắt

18 Đám cưới kỳ lạ 43 Kho báu trên núi Phía Mạ 19 Quan huyện phân xử 44 Hồ Ba Bể

20 Phượng hoàng đất 45 Ơn bố mẹ 21 Chiếc giày thơm 46 Hai anh em 22 Thần giữ của 47 Nàng tiên giã gạo 23 Trạng hít 48 Làm ác phải tội

24 Ông Ồ 49 Con hươu sao

25 Công chúa nói ba lần 50 Chuyện Cuội

Những nhân vật phiếm chỉ nói trên được tác giả xây dựng theo mô típ cổ tích nên có nhiều ảnh hưởng từ nhân vật cổ tích. Hầu hết các nhân vật đều xuất thân từ hoàn cảnh thấp hèn và có cuộc đời bất hạnh như mồ côi, nghèo, là con riêng, là em út, người đi ở, xấu xí...và được tác giả giới thiệu một cách khái quát. Tuy nhiên, trong truyện Tô Hoài, các nhân vật ấy lại mang những nét khác biệt mà nhân vật dân gian không có. Dù là những nhân vật phiếm chỉ, nhưng nhiều nhân vật được miêu tả cặn kẽ về ngoại hình, diện mạo. Các câu chuyện dân gian được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng

nên yếu tố cốt truyện được chú trọng nhiều hơn là nhân vật. Các nhân vật được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp khái quát hóa và theo một khuôn mẫu nhất định để tiện cho việc lưu truyền. Tác giả dân gian vì thế thường ít quan tâm đến ngoại hình, diện mạo của nhân vật. Ngược lại, trong các truyện của Tô Hoài, tác giả rất quan tâm đến việc cung cấp cho người đọc một hình dung đầy đủ về nhân vật, không chỉ về ngoại hình, diện mạo, chi tiết mà cả về tính cách, nội tâm cũng được khắc họa đầy đủ, rõ nét. Nhân vật vợ thầy đồ Ngọa trong Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng được tác giả miêu tả cụ thể, tỉ mỉ khi cho nhân vật thầy đồ nhìn nhận vẻ nhếch nhác của thị: “Thầy thấy con mẹ hỉm nhà mình xấu xí quá. Nái xề cạo đầu trọc già mõ, lại mặt rỗ huê, quanh năm hết chạy chợ về nhà lại váy đụp, cởi trần phơi nắng bắt cua ngoài bờ rộc” [21,335]. Trong chuyện Cô gái muốn lấy chồng hoàng tử, người bán hương được miêu tả “là một bác đã đứng tuổi, mặt lỗ chằng chịt” [21,142]. Hay như chàng Dê (Đám cưới kỳ lạ) khi đã bỏ lốt con vật làm người được miêu tả “thân hình lực lưỡng, mắt sáng quắc, bước nhanh thoăn thoắt, mặt đẹp ngời ngời, đầu chít khăn điều, tấm áo lụa thiên thanh thắt lưng bỏ giọt màu lục”[21,224]; cô Cóc trong Lấy vợ cóc mang một vẻ đẹp dịu dàng, đậm chất thôn quê của cô gái Kinh Bắc: “da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt sáng ngời. Váy áo mớ ba mớ bảy rực rỡ, rõ ràng là một cô gái đi chơi xuân đẹp nhất hội” [21,177].... Như vậy, Tô Hoài đã tạo ra sự khác biệt giữa nhân vật của mình với các nhân vật trong “chuyện xưa” bằng ngoại hình cụ thể, riêng biệt, mang dấu ấn sáng tạo độc đáo của nhà văn. Miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật, Tô Hoài còn giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các nhân vật có trong truyện xưa với người đọc. Tác giả không đóng khung nhân vật vào một khuôn mẫu nhất định mà miêu tả họ với những nét đa dạng như vốn có trong đời thường.

Nhân vật trong truyện dân gian thường chỉ có hành động, ít suy nghĩ, nói năng chứ không được quan tâm nhiều về mặt nội tâm. Nhân vật có thể

buồn vui nhưng do đặc trưng truyện kể nên những trạng thái nội tâm thường được lướt qua hoặc kể vắn tắt. Theo tác giả Bùi Việt Thắng: “Truyện kể dân gian thường chú ý đến “chuyện” (cốt truyện) hơn là nhân vật và nhân vật thì ở hành động được chú ý nhiều hơn là ở tâm lý” [57,127]. Còn nhân vật trong truyện của Tô Hoài lại có một đời sống nội tâm phong phú, phức tạp. Các nhân vật trong Sự tích lá trầu quả cau có những suy nghĩ, trăn trở khác với nhân vật xưa trong cổ tích. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ nhặt nhưng người em đâm ra nghĩ ngợi rồi lo lắng. Lo không biết anh có giận và nghi ngờ mình không. Lo qua nên đã bỏ nhà ra đi. Hay nhân vật nhà vua trong Tấm Cám luôn trăn trở, buồn bã, nhớ thương Tấm khi Tấm mất đi. Mỗi lúc như vậy, nhà vua thường nhớ đến những kỉ niệm yêu thương của hai người mà nhân vật nhà vua trong truyện dân gian không có những biểu hiện nội tâm này.

Thứ hai là những nhân vật con người có tên tuổi cụ thể:

ST

T Tên truyện STT Tên truyện 1 Bánh chưng bánh dày 22 Sự tích Hồ Gươm 2 Ả Chức, Nàng Ngưu 23 Lê Lợi 3 Đồng tiền Vạn Lịch 24 Lý Ông TRọng 4 Sự tích ông Ba Mươi 25 Từ Đạo Hạnh 5 Người hóa dế 26 Yết Kiêu 6 Của thiên trả địa 27 Động Từ Thức

7 Oan Thị Kính 28 Quận He

8 Vợ chàng Trương 29 Ông Nam Nam 9 Một cái án 30 Huyền Quang 10 Người thợ mộc Nam Hoa 31 Quan Triều 11 Chuyện chim Quốc 32 Ông Gióng 12 Chưa đỗ ông nghè

đã đe hàng tổng 33 Các tướng tài của Hai Bà Trưng 13 Thả mồi bắt bóng 34 Giáp Hải

14 Nàng Xuân Hương 35 Quả dưa đỏ 15 Người hào hiệp 36 Chàng Lía 16 Bán tóc đãi bạn 37 Tiếng chim tu hú 17 Lê Như Hổ 38 Nàng Ren Đắc

18 Sự tích chúa Liễu Hạnh 39 Chúa đất xứ Blao 19 Ông Ba Vành 40 Con cua đá 20 Chuyện nỏ thần 41 Sự tích thác Đambri 21 Tú Uyên 42 Nhía Lừ đi tìm bố mẹ

Hệ thống nhân vật con người có tên của Tô Hoài cũng giống như nhân vật trong truyện dân gian là đa dạng, thuộc nhiều thành phần xã hội, nhiều thế hệ, lứa tuổi, giới tính: có vua, quan, tướng lĩnh, công chúa, người dân; có cụ già, trẻ nhỏ....Họ còn có nguồn gốc xuất thân và sộ phận tương tự nhau và cũng có những chiến công lớn thể hiện khát vọng chiến thắng thiên nhiên, giặc ngoại xâm của con người. Tuy nhiên, nhân vật của Tô Hoài có nhiều điểm sáng tạo mới mẻ. Ngoài những nhân vật có sẵn trong truyện dân gian, tác giả sáng tạo thêm những nhân vật con người với những đặc điểm tính cách rõ rệt tạo nên một thế giới nhân vật con người phong phú, đa dạng. Trong

Đảo hoang có Mon, Mali, Gái, ông già Bãi Lở, Gấu, người dân Bãi Lở. Trong

Chuyện nỏ thần có nhân vật Lý Ông Trọng, Đô Lỗ, Đô Nồi, Đống, Vực... nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị... Trong Nhà Chử có các nhân vật ông Chử, mẹ Chử, nàng Dong, chàng Tùng, nàng Mị. Trong Bánh chưng bánh dày có mẹ Lang Liêu, Các tướng tài của Hai Bà Trưng có các nhân vật Ba chị em họ Đào, Quách Lăng, Đinh Bạch Hương, Đinh Tĩnh Hương, Nguyễn Tam Trinh, Nàng Tía, Đại Vương Tương Liệt, Khỏa Ba Sơn, Nàng Quốc, Ông Dòng, Ông Hựu, Đào Ký, Phương Dung, Ông Đông Bảng, Thủy Hải, Đănng Giang, Khổng Chúng, Đức Bà làng Dâu... Các nhân vật trong truyện được tổ chức theo một hệ thống có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm chứ không đơn tuyến như truyện dân gian. Mối liên hệ giữa các nhân vật cũng được nhà văn khéo léo xây dựng. Bên cạnh các nhân vật trung tâm, nhân vật chính, các nhân vật phù trợ được nhà văn xây dựng để hỗ trợ cho nhân vật chính bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình và giúp cốt truyện phát triển. Việc xây dựng các nhân vật phù trợ còn cho người đọc thấy được sức mạnh của

con người, sức mạnh tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết. Họ chính là lực lượng giúp nhân vật chính thực hiện ước muốn, hoài bão của mình. Nhân vật chính, vì vậy, không hề đơn độc trong quá trình hành động của mình. Trong “chuyện xưa”, không có các nhân vật này bởi vai trò của họ đã do thần linh đảm nhiệm. Việc xây dựng những nhân vật mới làm cho câu chuyện gần với

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w