Nghệ thuật miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Nghệ thuật miêu tả nội tâm

Nhân vật không chỉ hiện lên với ngoại hình, hành động mà còn phải biểu hiện được đời sống nội tâm. Khái niệm nội tâm được hiểu là để chỉ toàn bộ đời sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Miêu tả được nội tâm là một phương thức tối ưu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật bởi thế giới bên trong của nhân vật là một thế giới bí ẩn, khó nắm bắt. Không phải nhà văn nào cũng có thế mạnh trong khắc họa nhân vật qua nội tâm. Tô Hoài được nhắc đến với thành công trong việc khắc họa nhân vật qua ngoại hình và hành động, do đó trong thể hiện đời sống nội tâm, ông không phải là nhà văn có sở trường. Nhưng ở những truyện dân gian viết lại, yếu tố nội tâm thực sự là một sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài.

Đảo hoang, ta cũng nhận thấy cách khắc họa nhân vật kiểu đó. Suốt

chiều dài câu chuyện chủ yếu là chuỗi hành động tìm kiếm thức ăn, nước uống, chỗ ở, các tình huống tránh bão, gió…Đời sống nội tâm của các nhân vật rất ít khi được tập trung mô tả, ở nhân vật cũng không có những dằn vặt bên trong, những đau đớn hay giằng xé. Tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật thường kèm theo với hành động, được mô tả ngắn gọn. Trên hành trình đi tìm gia đình, cùng với các hoạt động tìm kiếm thức ăn, dựng nhà, cứu hai chú gấu, trong lòng Mon lúc nào cũng nghĩ đến gia đình. Trước biển cả bao la, “Mon ngồi duỗi thẳng chân, trông ra biển”, nghĩ về gia đình mình. Không biết bố mẹ và em đang làm gì. Nghĩ về gia đình trước khi gặp lũ thật vui vẻ, đầm ấm mà chạnh lòng “Mon lại thấy cực thân, nước mắt ứa lên mí”. Những giấc ngủ chập chờn với cơn mê về gia đình “Tỉnh giấc, Mon lại nghẹn ngào” (…) “Mon tụt xuống gốc cây và đi ngay”. Có lúc đi mãi không thấy có dấu vết gì Mon buồn nhưng rồi lại nghĩ “Không, bố ta đã phải bơ vơ lưu lạc từ khi còn ít tuổi hơn ta nữa kia”. Và không tránh khỏi sự cô đơn, Mon suy nghĩ: “Bãi Lở

ở đằng ấy a, đằng ấy có bao nhiêu người nhìn, còn ở đây không có người nào, chẳng có người nào, chỉ một mình mình. Ở Bãi Lở, có làng có bãi trên bờ sông, khi mặt trời lên, có chim gáy cúc cu rộn ràng, có đàn khướu mun líu lo, có đàn ri đàn sẻ ào ào vừa bay vừa kêu trong gió. Ở đây, mặt trời lên, trong rừng chỉ rền rĩ tiếng ve mãi không thôi. Bây giờ, mặt trời lên, bố mẹ mình, em mình ở đâu, có đương thấy mặt trời lên ở đây” [23,311-312]. Hành động của các nhân vật trong Đảo hoang thể hiện bản lĩnh, ý chí, sức mạnh của con người trước thử thách của thiên nhiên, cuộc sống, bởi vậy, nội tâm của nhân vật thường không được mô tả nhiều.

Trong truyền thuyết, khi kể về sự kiện Trọng Thủy sang ở rể và ăn cắp nỏ thần mang về cho cha, “Triệu Đà xin giảng hòa và sau đó xin cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy với con gái của An Dương Vương là Mỵ Châu. An Dương Vương ưng thuận và cho Trọng Thủy sang ở gửi rể trong thành. Trọng Thủy bảo vợ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo lẫy nỏ, sau đó thác kế xin về phương Bắc thăm cha”. Ở đây, tác giả dân gian không quan tâm đến nỗi niềm của Mỵ Châu và những diễn biến trong toan tính của Trọng Thủy. Còn trong

Chuyện nỏ thần, Tô Hoài đã tập trung khắc họa tâm trạng của các nhân vật thuộc hai tuyến khác nhau là cha con vua Thục và Trọng Thủy để lý giải hành động của họ. Nhân vật Mỵ Châu trong truyện được khắc họa với những nét tâm trạng nhiều suy tư của một công chúa lá ngọc cành vàng lấy chồng theo sự sắp đặt của vua cha, nhất là người đó lại là kẻ thù của dân tộc. Trước những lời bàn tán của các nàng hầu, Mỵ Châu “từng lúc chau mày, cúi mặt, thở dài”, “thẫn thờ”, “ủ rũ”. Tác giả thường chú ý đến những giọt nước mắt “giọt nước mắt long lanh”, “mắt rưng rưng”, “nước mắt lã chã”...cho thấy những suy tư nặng trĩu trong lòng nàng. Về sau, nàng an phận làm vợ, chỉ lo làm vừa lòng chồng. Nhưng trong đó ta vẫn thấy những nghĩ suy, những ưu tư dù không nói ra. Khi Trọng Thủy tức giận đánh chết mấy con sáo, nàng

“ngậm ngùi nhìn xác chim” và “ngẩn ngơ đứng đấy thương con chim chết”, trong lòng ngổn ngang suy nghĩ.

Nhân vật Trọng Thủy lại có một diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp, thể hiện ở cả thái độ, hành động và lời nói. Với những toan tính luôn ấp ủ trong lòng, Trọng Thủy sống ở nhà vua Thục với tâm trang thấp thỏm, lo lắng, bất an và có những thái độ, hành vi đầy mâu thuẫn “rụt rè”, “khúm núm” trước những người anh hùng Cao Lỗ, Đô Nồi, khi lại giả bộ “thẫn thờ, buồn rũ” trước Mỵ Châu để dò hỏi chuyện nỏ thần. Khi đã lấy trộm được nỏ để mang về cho vua cha, Trọng Thủy lại dằn vặt, giằng xé, day dứt giữa tình yêu và bổn phận. Những kỉ niệm vợ chồng hạnh phúc khiến Trọng Thủy dày vò. Cũng chỉ có ở truyện Tô Hoài, Trọng Thủy mới có những dày vò như thế. Đây là một sáng tạo mới mẻ của Tô Hoài khiến cho nhân vật không đơn thuần chỉ là công cụ chức năng cho diễn biến cốt truyện. Nhân vật đã bước khỏi cốt truyện bằng những diễn biến tâm trạng mình. Vì vậy, nhân vật gần với đời thực hơn, xóa bỏ khoảng cách giữa truyền thuyết với cuộc đời.

Vua Thục, khi bất ngờ nghe tin Triệu Đà vừa nộp đồ cống lại đã mang quân sang xâm lược đã hết sức giận dữ “đứng phắt dậy, hai tay vụt ôm lên, như giằng hàm râu ra... hét to: quân chó ngao phản trắc!...” [23,706]. Sau đó là những trằn trọc, suy nghĩ, nghĩ đến những lời ruột gan của những người thân tín rồi “nghẹn ngào”, “đăm chiêu”, “bàng hoàng”, “sững sờ”. Nhưng tin có nỏ thần, vua Thục “vẫn đinh ninh một niềm tin mãnh liệt”. Mãi đến khi biết nỏ thần không còn hiệu nghiệm, “Vua Thục rùng mình lạnh suốt sống lưng” [23,712], “gân tay vua chủ nổi cuồn cuộn, mồ hôi hột hai bên thái dương rỏ giọt xuống, lã chã trên mặt đá. Cả khuôn mặt và cánh tay vua Thục đỏ thẫm, rồi trắng bạch...” [23,715]. Và “rùng mình, sắc mặt đương đỏ bỗng dưng đen xám như chân sóng” [10,726] khi nghe thần Rùa nói giặc đang ngồi

sau lưng mình. Diễn biến tâm trạng vua Thục chuyển biến liên tục, khi căm thù, tức giận, khi đau đớn, thất vọng khi nước mất nhà tan.

Qua những tác phẩm trên của Tô Hoài, ta nhận thấy nội tâm của nhân vật được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ của người kể chuyện. Đời sống nội tâm của các nhân vật trong truyện của ông không được biểu hiện toàn bộ với sự phức tạp của nó, cũng có những “ca” tâm lý dữ dội, những dằn vặt, mâu thuẫn sâu sắc nhưng không nhiều. Đời sống bên trong của nhân vật thường gắn bó hữu cơ với hành động. Cũng có khi nó xuất phát từ tâm lý bên trong, trong lời độc thoại của nhân vật nhưng trường hợp đó ít. Mặc dù vậy, miêu tả nội tâm nhân vật vẫn là một sáng tạo được ghi nhận của Tô Hoài góp phần làm nên thành công cho những truyện dân gian viết lại.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của tô hoài luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 106)