Mâu thuẫn về cạnh tranh trong thị trờng thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với quá trình thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (Trang 57 - 58)

Sự rađời của trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

3.1.1Mâu thuẫn về cạnh tranh trong thị trờng thế giới.

Trật tự thế giới xuất hiện cùng với CNTB thế giới và do vậy nó hình thành cùng với sự hình thành nền kinh tế thế giới . Kể từ thời điểm đó kinh tế luôn là độc thái chủ yếu trong quan hệ đối ngoại của các quốc gia. Mọi diễn biến của trật tự thế giới đều chịu tác động của nền kinh tế thị trờng thế giới. Nhng bản chất thị trờng thế giới là mâu thuẫn, là cạnh tranh. Lịch sử CNTB là lịch sử cạnh tranh trong xu hớng thống nhất thị trờng. Do đó, sự cạnh tranh này trở thành mâu thuẫn của thị trờng thế giới, và chính nó cũng tạo thành bản chất của trật tự thế giới. Bởi vì, cạnh tranh càng tăng lên thì thị trờng thế giới càng mở rộng, thị trờng càng thống nhất và trật tự thế giới ngày càng tất yếu.

Và trật tự thế giới mới đang hình thành, trong thế giới này khi mâu thuẫn Đông - Tây, và ý thức hệ mất đi thì mâu thuẫn kinh tế ngày càng rõ. Đó mâu thuẫn Bắc - Bắc, Bắc - Nam, Nam - Nam.

Về mâu thuẫn Bắc - Bắc, là mâu thuẫn quan trọng hơn cả vì các nớc có nền kinh tế phát triển chủ yếu nằm ở khu vực này. Các nớc đó chi phối mọi mặt hoạt động của thế giới. Trong trật tự thế giới vẫn tiếp tục diễn ra cạnh tranh giữa ba khu vực: Mỹ (Bắc Mỹ), EU (Tây Âu) và Nhật Bản (Đông á). Mâu thuẫn giữa ba khu vực này rất gay gắt: Mỹ vẫn còn mạnh song không nh trớc, còn Cộng hoà Liên bang Đức và Nhật Bản đứng đầu hai trung tâm khác, cạnh

tranh với Mỹ. Chính hai nớc bại trận trong chiến tranh thế giới này đang tích cực vận động để trở thành thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, mặc dù mâu thuẫn nh vậy nhng ba trung tâm này cố gắng dàn xếp để tránh một cuộc chiến tranh kinh tế tổng lực.

Về mâu thuẫn Bắc - Nam: Là mâu thuẫn giữa các nớc TBCN phát triển ở phía Bắc với các nớc đang phát triển chủ yếu tập trung ở phía Nam địa cầu. Các nớc đang phát triển đấu tranh chống âm mu khống chế của các nớc phát triển đòi thiết lập một trật tự thế giới công bằng hơn. Tuy nhiên, khoảng cách Bắc - Nam còn rất lớn, các nớc TBCN phát triển thờng lại ở trên thế mạnh.

Về mâu thuẫn Nam - Nam: Là mâu thuẫn nội bộ giữa các nớc đang phát triển, nó ít có ảnh hởng đến trật tự thế giới.

Tuy thế giới bị chi phối bởi một nền kinh tế thị trờng ngày càng thống nhất thì các quốc gia phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Điều này không chỉ đẩy nhanh quá trình thiết lập trật tự thế giới mà còn làm hợp tác trở thành xu hớng quan hệ nổi bật. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, khả năng giải quyết mâu thuẫn này chắc chắn sẽ phải chịu áp lực từ xu thế tất yếu đó của lịch sử.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với quá trình thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (Trang 57 - 58)