Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với quá trình thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (Trang 45 - 47)

Sự rađời của trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

2.3.1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh kết thúc đã manh lại tác động tích cực đối với tiến trình phát triển kinh tế thế giới và trật tự quốc tế. Thêm vào đó, sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa các nớc trên thế giới. Có thể thấy sự biến đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh lạnh thể hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất: chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới giảm bớt và dịu đi, các nớc trên thế giới đều dồn sức vào phát triển kinh tế. Kinh tế dần dần trở thành vấn đề cốt lõi trong các công việc quốc tế. Các quốc gia đều nhận thấy muốn đặt chân vào cộng đồng các dân tộc trên thế giới thì đều phải đặt phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu nhìn từ góc độ phơng thức sản xuất, sự biến đổi có tính lịch sử này đang làm thay đổi bộ mặt thế giới.

Thứ hai: sự chấm dứt chiến tranh lạnh đã tạo ra môi trờng quốc tế rộng rãi cởi mở hơn để phát triển quan hệ kinh tế giữa các nớc với nhau. Điều này sẽ

thúc đẩy tốc độ tăng trởng buôn bán và đầu t quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nớc hội nhập vào trật tự kinh tế toàn cầu.

Thứ ba: chiến tranh lạnh chấm dứt làm cho chính sách khoa học kỹ thuật của các nớc, đặc biệt là các nớc lớn có những chuyển biến to lớn, quan trọng. Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự trớc đây chuyển sang nghiên cứu ứng dụng cho các lĩnh vực dân sự. Điều này có tác dụng quan trọng đối với việc thúc đẩy sản xuất.

Thứ t: sau chiến tranh lạnh các nớc Liên Xô (cũ) và Đông Âu , Trung Quốc, Việt Nam… cũng nh nhiều nớc đang phát triển từng chịu ảnh hởng lớn của chính sách kinh tế kế hoạch tập trung trớc đây nh một xu thế đã chuyển sang thực hiện cải cách, phát triển kinh tế thị trờng mở, làm cho phạm vi cạnh tranh và hợp tác giữa các nớc mở rộng hơn bao giờ hết.

Nh vậy, việc kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra một môi trờng mới cho sự phát triển kinh tế thế giới và kinh tế đã trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia đã thay thế cho chạy đua vũ trang và trở thành hình thức chủ yếu trong quá trình đọ sức giữa các cờng quốc. Nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi trong cuộc chạy đua về kinh tế đang trở thành thách thức lớn nhất đối với an ninh của mỗi quốc gia. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia nếu không muốn tự loại mình khỏi cuộc đua thì phải tập trung u tiên phát triển kinh tế.

Cuộc chạy đua vũ trang cùng với cuộc chiến tranh lạnh kéo dài đã đẩy thế giới tới bờ vực của những thảm hoạ huỷ diệt hạt nhân toàn cầu. Ngời ta tính rằng, kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia thừa đủ để huỷ diệt cuộc sống trên hành tinh chúng ta. Điều đó có nghĩa là nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân sẽ không có bên thắng bên thua mà chỉ có sự huỷ diệt toàn cầu. Nguy cơ này buộc các siêu cờng dừng cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Bên cạnh đó, những thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản, của các nớc NIC nói chung đều diễn ra trong thời kỳ các quốc gia này chi phí cho quốc phòng thấp và không có chiến tranh. Do vậy, họ có điều kiện đặt phát triển kinh tế lên u tiên hàng đầu. Ngợc lại, các quốc gia dù hùng mạnh nh Mỹ và Liên Xô cũng không chịu đợc mãi những chi phí quân sự to lớn, kéo dài nên nền kinh tế của họ đều lâm vào suy thoái. Thực tế đó đã đa các quốc gia tới việc thực thi một chính sách tiêu biểu là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, u tiên hàng đầu và do vậy họ buộc phải tự kiềm chế, phải giữ gìn sự ổn định, hoà bình, và phải hợp tác với nhau. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia nhất là các cờng quốc ngày càng nhận thức rằng hoà bình, đối thoại và hợp tác là con đờng tốt nhất để giải quyết các xung đột các bất đồng giữa các quốc gia dân tộc. Các quan hệ Nga - Mỹ, Trung - Mỹ, Trung - Nga …

đều đợc đổi theo hớng này. Trong quan hệ Nga - Mỹ tuy còn bất đồng trong việc Nga chống lại NATO mở rộng sang phía Đông, nhng nhìn chung xu hớng đối thoại và hợp đã là xu hớng chính. Trung Quốc và Mỹ tuy có những bất đồng trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quan hệ thơng mại… nhng họ bắt đầu hợp tác với nhau là chính và cũng đang đối thoại, hợp tác để giải quyết những vấn đề đó. Những bất đồng trong quan hệ Trung - Nga ngày càng giảm đi. Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn. Cuộc chiến tranh Trung Đông giữa Palextin và Israel kéo dài trong nhiều năm nay cũng chuyển dần sang đối thoại, hợp tác nhiều bên để giải quyết. Đông Dơng và ASEAN cũng đã chuyển hẳn từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác ngày càng chặt chẽ.

Cùng với chiều hớng hoà bình, đối thoại và hợp tác một đặc điểm dễ nhận

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với quá trình thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w