Những định hướng phát triển giáo dục THCS của thành phố Bắc Giang đến năm 2015 căn cứ để xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 55)

Phát triển giáo dục theo hướng toàn diện, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hóa, xây dựng một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, dạy nghề, tập trung đẩy mạnh xây dựng chuẩn, xây dựng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường THCS [47].

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015:

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị, hoài bão ước mơ cho học sinh; coi trọng bồi dưỡng học sinh giỏi.

- 100% số trường học trên địa bàn thành phố đạt chuẩn Quốc gia. - 100% số phòng học kiên cố.

- Hoàn thành, củng cố phổ cập bậc Trung học. Những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đó là:

Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tạo điều kiện học tập để hầu hết công dân đến tuổi 21 đều đạt trình độ học vấn trung học và có cơ hội để học tập suốt đời. Coi trọng giáo dục toàn diện cho học sinh [47].

- 90% số học sinh được học 2 buổi/ngày, 100% số học sinh được học tin học; 90% trở lên số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá và tốt. Không có học sinh vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Từ 8% - 10% số học sinh xếp loại học lực giỏi, 25%-30% số học sinh xếp loại học lực khá. Giữ vững kết quả về bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng đầu vào lớp 10 THPT.

Tập trung cao huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường THCS đủ về số lượng, đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, có lực lượng cốt cán; đội ngũ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và sự đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ 100% số CBQL trường THCS được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

+ 100% các trường THCS có chi bộ đảng, tỷ lệ đảng viên trong ngành đạt 60% trở lên, hàng năm xếp loại tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt trên 90%, 100% số đảng viên được xếp loại đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ.

Để đạt được mục tiêu trên Thành uỷ đã đề ra một số giải pháp chính, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục; tăng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục…

Một trong những giải pháp quan trọng có tính đột phá được Thành uỷ xác định đó là tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 08-KH/UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục THCS của thành phố Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 và cơ sở lý luận ở chương 1 cùng cơ sở tực tiễn ở chương 2, tác giả đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w