Biện pháp cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm và thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 85)

thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý trường THCS

a.Ý nghĩa của biện pháp

Thực hiện việc bổ nhiệm, miễm nhiệm cán bộ quản lý trường THCS là hình thức dân chủ hoá công tác cán bộ. Những CBQL quản lý tốt được đồng nghiệp,

địa phương và cấp trên nghi nhận và suy tôn và tuyển lựa, qua đây CBQL khẳng định được chính mình, nhìn rõ những ưu điểm của chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ qui trình này người CBQL được đồng nghiệp và địa phương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL luôn phải tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cũng thông qua công tác bổ nhiệm và miễm nhiệm để sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người không còn đủ phẩm chất, năng lực và trình độ quản lý trường học, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng đội ngũ; định ra nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL giáo dục.

Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thông qua thực tiễn công việc sẽ rèn luyện, uốn nắn con người, nâng đỡ con người, nói theo cách nói của C.Mác thì thực tiễn sẽ “đánh thức các tiềm năng còn đang ngái ngủ của con người”. Luân chuyển chính là tạo môi trường thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thông qua luân chuyển để bố trí sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp của đội ngũ của CBQL giáo dục.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

b.1. Về bổ nhiệm cán bộ quản lý trường THCS

* Thời hạn bổ nhiệm, thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60

tháng); đối với những trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi

quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

* Điều kiện bổ nhiệm, Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quản lý giáo

dục được qui định trong Luật giáo dục và điều lệ trường học.

- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

- Có độ tuổi hợp lý: Tuổi bổ nhiệm là tuổi đời cán bộ tính đến thời điểm cán bộ được bổ nhiệm. Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 45 tuổi. Trường hợp cán bộ đã giữ chức vụ do nhu cầu điều động, bổ nhiệm chức vụ mới tương đương thì không hạn chế về độ tuổi. Tuổi của cán bộ tính theo bản chính giấy khai sinh hoặc lý lịch gốc khai khi mới được tuyển dụng. Nếu giấy khai sinh và lý lịch gốc khác nhau thì tính theo bản chính giấy khai sinh, nếu không có bản chính giấy khai sinh thì tính tuổi theo lý lịch gốc, nếu không có lý lịch gốc thì theo lý lịch khi được kết nạp Đảng nếu là đảng viên.

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao (theo hồ sơ quản lý sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thực trạng sức khoẻ của cán bộ).

- Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

* Quy trình, thủ tục bổ nhiệm, căn cứ nhu cầu công tác đơn vị, Phòng

Giáo dục trình UBND thành phố nhu cầu bổ nhiệm, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ sẽ bổ nhiệm. Khi được đồng ý về chủ trương thì thực hiện tiếp các bước sau:

+ Lấy ý kiến giới hạn nguồn nhân sự bằng phiếu kín, hoặc bằng thư đối với một số cán bộ chủ chốt, hoặc toàn thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị.

Trước khi xin ý kiến giới thiệu phải nêu rõ tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh cán bộ cần bổ nhiệm, phạm vi đối tượng giới thiệu.

+ Trao đổi trực tiếp với Thường trực Đảng uỷ, UBND phường, xã về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

+ Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và kết quả tham khảo ý kiến giới thiệu nguồn nhân sự, ý kiến của cá nhân và tổ chức có liên quan, cán bộ đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành nhận xét, đánh giá, đưa ra phương án nhân sự.

+ Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của tất cả cán bộ, công chức, giáo viên trong trường. Nội dung hội nghị: Phổ biến, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh cán bộ cần bổ nhiệm.Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác của từng người được giới thiệu.

+ Giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu), người giới thiệu phải báo cáo rõ và chịu trách nhiệm về lý lịch, nhận xét, đánh giá của cá nhân mình về người mà mình giới thiệu.

+ Cán bộ được giới thiệu có thể được trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm, trả lời những vấn đề có liên quan.

+ Ghi phiếu (người ghi không phải ký tên).

Phiếu lấy ý kiến về nhân sự đã được tập thể lãnh đạo dự kiến in thành danh sách xếp tên theo thứ tự vần ABC và ghi tuổi, chức vụ, đơn vị công tác có các cột để ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. Hình thức bỏ phiếu giới thiệu bằng phiếu kín; giành thời gian và điều kiện cần thiết để mỗi cán bộ suy nghĩ, xem xét nhân sự để thể hiện ý kiến đóng góp để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Thu phiếu, kiểm phiếu phải đảm bảo khách quan có lập biên bản và lưu trữ phiếu

theo chế độ tài liệu mật. Cơ quan tổ chức cán bộ có thẩm quyền cấp trên tham gia hướng dẫn và kiểm tra giám sát quá trình chuẩn bị nhân sự nói chung và việc tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự. Phiếu lấy ý kiến không phải là phiếu bầu cử nên có thể ghi thêm ý kiến đề xuất về nhân sự; nhận xét, đánh giá cán bộ; kết quả phiếu lấy ý kiến có giá trị tham khảo rất quan trọng song không phải là căn cứ duy nhất để quyết định.

+ Phân tích kết quả phiếu lấy ý kiến (nếu kết quả phiếu lấy ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ chưa quá bán thì nên để lại xem xét thêm).

+ Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân và gia đình cán bộ cư trú thường xuyên (về đạo đức lối sống; ý thức chấp hành các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mối quan hệ với nhân dân… của bản thân và gia đình cán bộ).

- Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên cấp trên có thẩm quyền về quản lý cán bộ xem xét, quyết định.

+ Tập thể lãnh đạo Phòng Giáo dục thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để tiến hành lấy ý kiến của cán bộ trong đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm 1 người có thể lựa chọn 1 người hoặc nhiều hơn. Trong quá trình thảo luận, ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết bằng phiếu kín đối với từng nhân sự và quyết định theo đa số (nếu kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại, tránh gò ép, vội vàng).

- Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo mẫu thống nhất bao gồm: + Bản đề xuất nhân sự và nhận xét của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. + Bản sao giấy khai sinh.

+ Sơ yếu lý lịch tự khai, được cơ quan chức năng xác minh (kèm theo bản sao có công chứng Nhà nước các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ…)

+ Bản tự nhận xét, đánh giá của cán bộ.

+ Nhận xét của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. + Nhận xét của cấp uỷ cơ quan.

+ Bản nhận xét của đại diện cấp uỷ hoặc chính quyền cơ sở nơi bản thân và gia đình cán bộ cư trú thường xuyên.

+ Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến giới thiệu. + Bản kê khai tài sản.

Thẩm định, xét duyệt bổ nhiệm cán bộ, Phòng Giáo dục chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh hồ sơ nhân sự báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét quyết định.

b.2. Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường THCS

Cán bộ quản lý giáo dục khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

- Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới; đơn vị có nhu cầu; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

- Cán bộ quản lý giáo dục đã giữ chức vụ từ đủ 5 năm trở lên (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải tiến hành xem xét bổ nhiệm lại. Đối với cán bộ quản lý giáo dục còn đủ từ 2 năm đến dưới 5 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với cán bộ quản lý giáo dục còn dưới 2 năm

công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau:

+ Chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ, trong thời hạn giữ chức vụ đã qua, biểu hiện như: Tuỳ tiện trong việc chấp hành các nghị quyết, chỉ của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được đóng góp phê bình nhưng không sửa chữa; thiếu tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao tình độ về mọi mặt; chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách thấp, đơn vị nhiều năm không đạt yêu cầu nhiệm vụ, mất đoàn kết nội bộ kéo dài. Thiếu tinh thần trách nhiệm, không thường xuyên đi sâu sát cơ sở để nắm vững tình hình; có những quyết định thiếu chính xác, không kịp thời hoặc không dám quyết định vì sợ trách nhiệm, làm trì trệ công việc, ảnh hưởng tới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình kém, bản thân thiếu rèn luyện tu dưỡng để giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống không lành mạnh; có nhiều biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, thiếu dân chủ, gây mất đoàn kết, bè phái, vụ lợi cá nhân, tham nhũng, tiêu cực hoặc bao che cho những hành vi tham nhũng, tiêu cực; có sai phạm trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của cán bộ công chức, uy tín giảm sút…

+ Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách nhiệm vụ của chức danh được bổ nhiệm lại.

- Trình tự bổ nhiệm lại: Cán bộ quản lý giáo dục, làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tham gia ý kiến; sau đó gửi biên bản hội nghị về Phòng Giáo dục.

Trưởng Phòng Giáo dục thành phố đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định.

b.3. Miễm nhiệm cán bộ quản lý trường THCS

- Điều kiện miễn nhiệm: Trong thời gian giữ chức vụ cán bộ xin từ chức, cán bộ năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, cán bộ có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức nhưng không còn đủ uy tín, điều kiện về sức khoẻ để hoàn thành chức trách nhiệm vụ thì quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác mà không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

- Trình tự thủ tục đề nghị miễn nhiệm CBQLGD thực hiện như sau: Tập thể lãnh đạo Phòng Giáo dục tổ chức nhận xét đánh giá cán bộ làm tờ trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét quyết định.

- Hồ sơ trình miễn nhiệm cán bộ bao gồm: Sơ yếu lý lịch của cán bộ, nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nêu rõ lý do miễn nhiệm) bản tự nhận xét, đánh giá, kiểm điểm của cán bộ.

b.4. Luân chuyển cán bộ quản lý trường THCS

- Việc luân chuyển cán bộ cần phải được gắn chặt với công tác qui hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường học, luân chuyển CBQL trường THCS cũng cần được làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Điều lệ trường trung học qui định: Mỗi trường trường THCS có 1 Hiệu trưởng và từ 1 đến 3 Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận những chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS.

Tuy nhiên trên thực tế nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo thì việc bố trí CBQL các trường Trung học cơ sở không nên vận dụng thời gian tối đa ở một đơn vị theo điều lệ. Việc luân chuyển phải được tiến hành thường

xuyên, qua thực tế làm công tác quản lý giáo dục tác giả đề xuất thời gian tối đa cán bộ quản lý giữ một chức vụ ở một đơn vị không quá 5 năm.

- Đối tượng thực hiện luân chuyển: Cán bộ quản lý đã có thời gian giữ chức đó ở một đơn vị từ 5 năm trở lên; CBQL năng lực hạn chế, hiệu quả công tác hạn chế nhưng chưa tới mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu thuyên chuyển mặc dù thời gian quản lý ở đơn vị chưa đủ 5 năm.

- Trình tự thủ tục đề nghị miễn nhiệm: Hàng năm khi kết thúc năm học, căn cứ vào qui hoạch CBQL đã được phê duyệt, nguyện vọng của CBQL và thực tế từng đối tượng thuộc diện luân chuyển, tập thể lãnh đạo Phòng Giáo dục xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w