Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)

trường THCS

Quản lý nhân lực nói chung, quản lý đội ngũ CBQL nói riêng tồn tại với tư cách là một hệ thống. Theo đó, những tính quy luật về sự tồn tại, phát triển của hệ thống chi phối hệ thống quản lý đội ngũ CBQL. Một trong những tính quy luật đó là sự tác động, chi phối lẫn nhau của các yếu tố (bên trong và bên ngoài) đến sự vận hành của hệ thống quản lý đội ngũ CBQL.

Có thể kể đến một số yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL giáo dục nói riêng như sau:

* Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội:

Các yếu tố về địa lý tự nhiên trước hết ảnh hưởng đến sự phân bổ dân cư, phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt, ảnh hưởng tới sự tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ giáo viên. Hầu hết mọi người đều muốn sinh sống ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Khi phải sống và làm việc ở những vùng có điều kiện khó khăn khắc nghiệt, phần lớn đều thiếu yên tâm, tìm cách thuyên chuyển về vùng thuận lợi ở các đô thị, nơi dân cư đông đúc, kinh tế-xã hội phát triển, có điều kiện để phát triển giáo dục. Trong thực tế, đội ngũ CBQL ở vùng khó khăn có lúc thiếu và yếu, song nguồn để bổ sung cho đội ngũ này còn hạn chế. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL ở vùng khó khăn thường còn nhiều vướng mắc hơn so với vùng thuận lợi.

Yếu tố về kinh tế-xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị. Các yếu tố kinh tế - xã hội tác động quan trọng đến sự phát triển của giáo dục và nguồn nhân lực của giáo dục trong đó có CBQL. Quy mô phát triển giáo dục, chất lượng giáo dục được nâng cao nhu cầu về đội ngũ giáo viên và CBQL càng cao và ngược lại. Đồng thời, sự

phát triển của kinh tế - xã hội còn là cơ sở để xây dựng và thực thi các chính sách có liên quan trực tiếp đến đội ngũ CBQL.

* Cơ chế quản lý chung của ngành GD&ĐT:

Cơ chế là phương thức vận động hợp quy luật một hệ thống. Theo quan điểm này, cơ chế quản lý được hiểu là hệ thống các yếu tố có vai trò xác lập, vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý (tạo cho hệ thống quản lý vận động hợp quy luật).

Cơ chế quản lý được phân thành 2 loại: cơ chế hình thức và cơ chế phi hình thức. Cơ chế hình thức là những quy định thành văn có tác dụng xác lập, vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý; cơ chế phi hình thức là những quy định bất thành văn nhưng lại có tác dụng vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý. Dù là cơ chế nào, chúng đều có vài trò quy định (xác lập hành lang pháp lý) và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống quản lý. Với ý nghĩa này, cơ chế quản lý chung của ngành GD&ĐT có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ CBQLGD. Mọi tác động nhằm tạo ra những thay đổi của đội ngũ này đều nằm trong giới hạn của những quy định do cơ chế quản lý chung của ngành tạo ra

* Cơ chế quản lý riêng đối với CBQL trường THCS:

Là phân hệ của hệ thống quản lý đội ngũ CBQLGD, ngoài việc tuân thủ cơ chế quản lý chung của ngành, hệ thống quản lý CBQL trường THCS cũng có cơ chế đặc thù. Cơ chế này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Hình thức của cơ chế này chính là các chính sách, chế độ đối với CBQL trường THCS.

* Công tác quy hoạch và dự báo giáo dục THCS:

Công tác dự báo và quy hoạch phát triển giáo dục THCS kiến tạo tầm nhìn về sự phát triển của giáo dục THCS trong một thời gian dài. Trên cơ sở những

nhận thức về quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, của GD&ĐT; căn cứ kết quả dự báo, quy hoạch phát triển giáo dục THCS sẽ dự báo được nhu cầu đội ngũ CBQL trường THCS trong tương lai. Đây là công cụ giúp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBCS có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn, sẽ chủ động được đội ngũ kế cận, bổ sung.

* Các yếu tố Giáo dục - Đào tạo quốc tế:

Các yếu tố giáo dục - đào tạo quốc tế gồm xu thế phát triển giáo dục - đào tạo, sự phân cấp quản lý trong giáo dục của các nước trên thế giới và trong khu vực có tác động đến việc phát triển đội ngũ CBQL của nước ta.

Quan hệ quốc tế trong GD&ĐT là phương thức khai thác kinh nghiệm, tận dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, quy trình và phương pháp GD&ĐT, cách đi và các bước phát triển đột phá trong GD&ĐT của các nước. Quan hệ quốc tế trong GD&ĐT còn tranh thủ được nguồn viện trợ và cho vay của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho GD&ĐT trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường học. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng có sự tác động của yếu tố GD&ĐT quốc tế.

Tiểu kết chương 1

Để có thể đưa ra những biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cần phải nắm vững những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ CBQL cũng như những nội dung quan trọng nhất trong quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Đó là những vấn đề: Cán bộ quản lý, đội ngũ CBQL trường học, phát triển đội ngũ CBQL, CBQLGD, cán bộ quản lý trường THCS… những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, Phòng giáo dục với công tác phát triển đội ngũ CBQL, nội dung và yêu cầu đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Căn cứ những vấn đề lý luận đã trình bày ở trên, luận văn khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)