Biện pháp cải tiến công tác thi đua khen thưởng CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)

a. Ý nghĩa của biện pháp

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: "Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn, công tác thi đua khen thưởng càng có vị trí hết sức quan trọng.

Về mục tiêu của và nội dung thi đua trong ngành giáo dục là: phát huy tích cực, sáng tạo trong cán bộ, giáo viên, học sinh trong mỗi tập thể sư phạm nhà trường. Tăng cường sự đoàn kết nhất trí, hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Qua hoạt động thi đua tạo cho mỗi cán bộ, giáo viên vui vẻ, phấn khởi, nâng cao ý thức trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao và chỉ tiêu thi đua đã đăng ký. Từ đó giúp cho mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thiện mình hơn về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục Đào tạo. Qua công tác thi đua phát

hiện cá nhân, tập thể điển hình để rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến. Thông qua thi đua làm cho CBGV thêm yêu trường, yêu nghề hơn.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Căn cứ vào Luật thi đua khen thưởng và nhiệm vụ năm học, đầu năm học Phòng Giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi đua khen thưởng. Nội dung tổ chức phong trào thi đua đối với cán bộ quản lý giáo dục gồm:

- Kế hoạch thi đua khen thưởng phải có chỉ tiêu cụ thể đến từng đối tượng. Lượng hoá các chỉ tiêu thi đua thành điểm số cụ thể. Kế hoạch thi đua phải gắn liền với việc khen thưởng động viên cả về vật chất và tinh thần. Khen thưởng phải đúng nhu cầu của đối tượng; khen thưởng phải đảm bảo công bằng và bình đẳng, không “bình quân chủ nghĩa”.

- Kế hoạch thể hiện rõ các biện pháp tổ chức phong trào thi đua như: thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng ngành giáo dục; tổ chức các đợt thi đua, phân công từng thành viên phụ trách các đơn vị, mỗi cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chí thi đua trong năm học. Kết thúc mỗi đợt thi đua cuối học kỳ, cuối năm học thành viên của Hội đồng thi đua, khen thưởng có nhiệm vụ chấm điểm thi đua của nội dung thi đua và đơn vị mình phụ trách. Khi hội đồng thi đua họp bình xét, mỗi thành viên phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của các đối tượng và trực tiếp báo cáo trước hội đồng thi đua.

- Riêng đối với CBQL Trường THCS, về nội dung, hình thức và qui trình đánh giá thi đua CBQL giáo dục được thực hiện theo mục 3.3.3. Ngoài việc đăng ký thi đua, mỗi CBQL đều trình bày lộ trình bằng những công việc cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu thi đua.

Kết hợp với kết quả thi Cán bộ quản lý giỏi làm cơ sở để đánh giá kết quả thi đua cuối năm học. Như vậy một cán bộ quản lý có thể đạt kết quả cao trong

kỳ thi cán bộ quản lý giỏi, nhưng việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao ở cơ sở hoặc ngược lại một cán bộ quản lý tự đánh giá và được hội đồng nhà trường đánh giá cao nhưng kết quả thi cán bộ quản lý giỏi hạn chế sẽ kéo theo kết quả thi đua cuối năm. Như vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải phấn đấu rèn luyện liên tục và toàn diện.

- Kết quả xếp loại thi đua cuối năm của CBQL là tiêu chí để công nhận chiến sỹ thi đua các cấp, là cơ sở đề nghị khen thưởng và phong tặng các danh hiệu cao quí. Kết quả này cũng là căn cứ để thực hiện công tác bổ nhiệm lại, miễm nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý. Việc tổ chức khen thưởng, tôn vinh cho cán bộ quản lý được tổ chức trang trọng và kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w