Về chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)

100% CBQL đạt trình độ văn hoá bậc THPT, 20 đồng chí có trình độ đào tạo đại học (83.3%); 4 đồng chí có trình độ cao đẳng (16.7%); 16 cán bộ quản lý được học tin học trình độ A = 66,7% .

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Giang)

Thông qua điều tra khảo sát và phỏng vấn 110 người bao gồm lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục, cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở tự đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác ở 3 nội dung: về phẩm chất chính trị đạo đức và lối sống, về năng lực quả lý, về hiệu quả công tác; kết quả cụ thể như sau:

(kết quả phiếu xin ý kiến số 1) - Về phẩm chất chính trị đạo đức và lối sống:

+ Tư tưởng: ý thức học tập vươn lên, nhận thức và hành động về quan điểm đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đặc biệt là quan điểm đường lối chính sách phát triển GD-ĐT trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Quản lý điều hành đơn vị, thực hiện nhiệm vụ phân công đúng pháp luật và các quy định của cấp trên. Có 72.7% xếp loại tốt; 25.5% xếp loại khá; 1.8% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 72.3% cho rằng rất cần thiết.

+ Đạo đức: Gương mẫu, kỷ cương, dân chủ trong công việc và trong cuộc sống. 63,6% số phiếu xếp loại tốt; loại khá là 27,3%; còn 9.1% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 74.6% số người cho rằng rất cần thiết.

+ Lối sống: Đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo và đơn vị, sống giản dị, trong sáng, chân tình. Không vụ lợi, không tiêu cực trong công tác và cuộc sống, được quần chúng tin yêu, quý trọng. Có 56.4% xếp loại tốt; 31,8% xếp loại khá; 11.8% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 74.5% cho rằng rất cần thiết. Vẫn còn 1,8% người được hỏi cho rằng không cần thiết.

- Về năng lực quản lý

+ Tham mưu đề xuất các nhiệm vụ và các giải pháp với cấp uỷ chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Có 50% xếp loại tốt; 43.6% xếp loại khá; 6.4% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 72.7% cho rằng rất cần thiết.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển GD-ĐT của đơn vị 5 năm, hàng năm, hàng kỳ và các chương trình kế hoạch cụ thể. Có 40.9% xếp loại tốt; 50.0% xếp loại khá; 9.1% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 55.5% cho rằng rất cần thiết.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch của đơn vị của ngành và các nhiệm vụ cá nhân được giao (chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng văn hoá, đạo đức, nền nếp.... của học sinh, thi đua, kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại, khen thưởng...). Có 45.5% xếp loại tốt; 55.5% xếp loại khá; 72.7% cho rằng rất cần thiết.

+ Xây dựng các điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ GD-ĐT được giao và các nhiệm vụ của đơn vị nói chung (đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các quy định, quy ước). Có 45.5% xếp loại tốt; 50% xếp loại khá; 4.5% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 75.5% cho rằng rất cần thiết.

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, xây dựng các tổ chức chính trị: tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Đội thiếu niên... trong nhà trường; sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội; tranh thủ các nguồn lực cho GD-ĐT. Có 41.8% xếp loại tốt; 54.5% xếp loại khá; 3,7% xếp loại trung bình và còn hạn chế; 63.6% cho rằng rất cần thiết.

- Về hiệu quả công tác quản lý

+ Sự tiến bộ của bản thân trong học tập rèn luyện về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý. Có 46.3% xếp loại tốt; 50% xếp loại khá; 3.7% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 72.7% cho rằng rất cần thiết.

+ Kết quả công tác quản lý được giao (kết quả về phát triển số lượng, chất lượng GD-ĐT, xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn, xây dựng đội ngũ, công tác xã hội hoá giáo dục, thi đua...). Có 42.7% xếp loại tốt; 53,6% xếp loại khá; 3,7% xếp loại trung bình và còn hạn chế. 74.5% cho rằng rất cần thiết.

Đánh giá, nhận xét:

Về ưu điểm

Hầu hết đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu và có uy tín với tập thể, với nhà trường, có lòng say mê nghề nghiệp. Năng lực quản lý, kỹ năng nghiệp vụ của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng một số mặt đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Về hạn chế

Thông qua tổng hợp ý kiến thì việc tự đánh giá của cán bộ quản lý chưa sát với thực tiễn, còn chủ quan, yêu cầu thấp, nhiều cán bộ quản lý tự mãn với khả năng và hiệu quả công tác của mình. Năng trình độ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, về khoa học quản lý còn thấp. Nhiều Hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng lâu năm dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, chưa được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên những kỹ năng quản lý, nhất là công tác dự báo,

xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động. Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL chưa đồng bộ, chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập nhất là nghiệp vụ quản lý nhà nước, khả năng tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao.

Năng lực xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá trong quá trình chỉ đạo và tổng kết các nhiệm vụ giáo dục của CBQL còn hạn chế. Một số CBQL có tư tưởng ỉ lại, thiếu chủ động, khả năng tham mưu và tập hợp quần chúng còn hạn chế. Bệnh thành tích trong một bộ phận CBQL chậm được sửa chữa, khắc phục. Khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chưa cao.

2.4.Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)