Tạo mối quan hệ giữa Phòng Giáo dục với các đơn vị, địa phương để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 90)

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

a. Ý nghĩa của biện pháp

- Các yếu tố ảnh hưởng chi phối và quyết định đến kết quả công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đó là: Cơ chế chính sách quản lý; phân cấp về công tác tổ chức và cán bộ; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý; kinh phí phục vụ cho hoạt động; môi trường quản lý giáo dục.

Trong thực tế ở Bắc Giang căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ và Qui định số 135- QĐ/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ; UBND tỉnh Bắc Giang đã Ban hành Quyết định số 02/2005/QĐ-UB Qui định về phân cấp về quản lý tổ chức và cán bộ công chức.

- Theo đó, các nội dung phân cấp uỷ quyền cho cấp huyện, thị về tổ chức, quản lý và cán bộ công chức ở cấp huyện, thị như việc: thành lập, sáp nhập và giải thể các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn; điều động, bổ nhiệm,

miễm nhiệm, luân chuyển cán bộ, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật... đều thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị và Chủ tịch UBND huyện, thị.

- Ngoài ra việc phân cấp quản lý tài chính ngành giáo dục (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) thuộc UBND huyện, thị quản lý, điều hành.

- Bên cạnh đó ở cấp huyện, thị; Phòng Nội vụ là cơ quan giúp UBND huyện, thị quản lý về con người. Phòng Tài chính Kế hoạch giúp UBND huyện, thị quản lý tài chính, tài sản và công tác kế hoạch. Nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học (MN, TH, THCS, PTCS) do UBND các phường, xã trực tiếp quản lý, điều hành.

Như vậy, ngoài chức năng quản lý về chuyên môn, để huy động các nguồn lực chăm lo cho giáo dục và công tác phát triển đội ngũ CBQL Trường THCS thì Phòng Giáo dục cần phải làm tốt công tác tham mưu, xây dựng cơ chế phối hợp theo hướng tăng trách nhiệm, đi đôi với việc tăng thẩm quyền của Phòng Giáo dục và trách nhiệm của các tổ chức chăm lo phát triển Giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ CBQL nói riêng.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Tích cực tham mưu với Thành uỷ - HĐND - UBND thành phố, sở Giáo dục Đào tạo lãnh đạo, chỉ đạo các ngành và các địa phương chăm lo phát triển giáo dục, xây dựng các điều kiện giáo dục, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và công tác quản lý giáo dục. Xây dựng hệ thống các phòng học, phòng chức năng theo hướng chuẩn hoá và hiện đại. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ. Sử dụng các phầm mềm quản lý tài chính, tài sản và quản lý cán bộ, đánh giá xếp loại học sinh trong trường học. Đa dạng hoá nội dung và hình thức bồi dưỡng CBQL.

- Tham mưu với UBND thành phố ban hành qui chế hoạt động của Phòng Giáo dục theo hướng phân cấp mạnh cho Phòng Giáo dục, tăng cường trách

nhiệm cho Trưởng Phòng Giáo dục thành phố trong quản lý chuyên môn, quản lý con người và quản lý tài chính. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. UBND thành phố Ban hành qui chế tiếp nhận, điều động và luân chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên trong ngành nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có hiệu quả.

- Tiếp tục duy trình chặt chẽ mối quan hệ phối hợp giữa Phòng Giáo dục và với các phường, xã trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL. Hàng năm (vào tháng 7) Phòng Giáo dục tổ chức duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo đơn vị phường, xã. Thành phần của hội nghị gồm Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, thủ trưởng cơ quan ở thành phố phụ trách phường, xã; lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục; Thường trực Đảng uỷ - HĐND - UBND phường, xã và các ngành có liên quan ở xã; Hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn. Nội dung, thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước, thống nhất làm rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới. Ngoài trách nhiệm của thành phố, Phòng Giáo dục thì địa phương phải thực hiện trách nhiệm: xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức thực hiện phong trào xã hội hoá giáo dục; công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên trong trường học.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành thành phố để đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ: duy trì và tiếp tục mở lớp Trung cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tổ chức bồi dưỡng quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước tới CBQL, đảng viên và giáo viên trong ngành; biểu dương nhân rộng điển hình gương người tốt, việc tốt, CBQL giáo

dục điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng; tôn vinh CBQL giáo dục giỏi; đảm bảo đầy đủ kịp thời mọi chế độ chính sách cho độ ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w