2.1.2.1. Khái niệm hiệp vần trong thơ
Về khái niệm vần, có một số quan niệm nh sau: A. Salgin cho rằng: "Vần là sự hoà âm giống nhau ở cuối câu thơ, bắt đầu từ nguyên âm cuối cùng mang trọng âm ở trong câu" [dẫn theo 5, tr. 11]. Còn theo tác giả Nguyễn Nh
ý thì: "Vần là bộ phận đoạn tính duy nhất kết hợp với thanh điệu tạo nên vần thơ" [48, tr.415]. Những định nghĩa nêu trên có hạn chế là mới chỉ phù hợp với nền thơ này, với ngôn ngữ của dân tộc này mà cha phù hợp với nền thơ khác, với ngôn ngữ của dân tộc khác. Theo chúng tôi, định nghĩa về vần sau đây của tác giả Mai Ngọc Chừ có thể xem là chung nhất, có khả năng bao quát đối với các loại hình ngôn ngữ khác nhau: "Vần là sự hoà âm cộng hởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tíết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định nh liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp" [5, tr.16]. Theo cách định nghĩa này thì đơn vị
hiệp vần có thể là từ (nh trong thơ Anh, thơ Nga, thơ Pháp) hoặc âm tiết (nh trong thơ Trung Quốc, Việt Nam).
Trong thơ Việt Nam, vần đợc xác lập bởi nhiều tiêu chí. Theo vị trí của các tiếng hiệp vần, ta có vần chân và vần lng. Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần, có vần chính, vần thông và vần ép. Theo đờng nét thanh điệu trong các âm tiết hiệp vần, truyền thống thơ Việt Nam phân biệt vần bằng và vần trắc. Ngoài ra, dựa vào lý thuyết độ vang của ngôn ngữ học, ngời ta còn có thể nói đến vần mở, vần khép, vần nửa mở và nửa khép. Sự xuất hiện của vần ở những vị trí nhất định với một kiểu hoà âm nào đó sẽ tạo nên sự hoà xớng âm thanh nhằm "kiến tạo các tiếng vọng theo chu kỳ" [2, tr.168] vừa đảm bảo cho sự liên tục của chuỗi ngữ lu vốn gồm từng phát ngôn riêng lẻ, vừa kết hợp với lời và ý tạo bối cảnh cho âm thanh và hình ảnh giao thoa.
Vần cũng nh thơ ca Việt Nam nói chung đã trải qua quá trình phát triển lịch sử. Trong các thể thơ mô phỏng thơ ca Trung Quốc nh luật thi và trong các thể thơ dân tộc nh song thất lục bát và lục bát, vần luôn có một vị trí cố định và đợc phân bố theo những nguyên tắc rất chặt chẽ. Thoát khỏi hệ thống niêm luật của thơ ca truyền thống, các nhà Thơ mới đã đem lại nhiều cách hiệp vần rất phong phú. Nếu luật thi chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và cuối câu chẵn, thơ lục bát chỉ gieo vần ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 mỗi câu thì Thơ mới ở cuối mỗi câu, ở mọi vị trí trong nội bộ câu thơ đều có thể gieo vần. Thơ mới lại hiệp nhiều vần chứ không độc vận và chỉ dùng một loại vần (bằng hoặc trắc) nh luật thi. Các lối gieo vần đã có trong thơ ca dân tộc đều đợc khai thác và vận dụng. Ngoài ra, Thơ mới còn tiếp thu lối hiệp vần của thơ ca Pháp nh vần liên tiếp, vần gián cách, vần hỗn tạp. Xét về mức độ hoà âm, vần trong Thơ mới cũng linh hoạt và đa dạng hơn.