2.1.1.1. Khái niệm hoà phối thanh điệu trong thơ
Nhạc điệu trong thơ, trớc hết, đợc thể hiện ở cách hoà âm, tức là cách hoà phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định nào đó ở trong câu thơ, đoạn thơ và một bài thơ cụ thể. Chẳng hạn, nếu đem biểu diễn lên các nốt nhạc thì hai câu thơ giống nhau về số lợng âm tiết nhng
khác nhau về cách tổ chức âm thanh sẽ cho ra các kết quả hoàn toàn khác nhau. Bởi vì chính sự khác nhau về âm vực, về đờng nét của các thanh điệu, sự khác nhau về cách kết hợp nguyên âm với phụ âm, phụ âm với nguyên âm trong từng âm tiết theo thế đối lập đóng/ mở, vang/ không vang... cũng nh cách kết hợp các âm tiết để tạo thành câu thơ sẽ tạo nên sự khác nhau về cao độ, trờng độ của nốt nhạc. Cũng chính vì vậy, nó tạo ra sự khác nhau về tiết tấu, về đờng nét âm nhạc nói chung.
Trong cách hoà âm của tiếng Việt thì sự hoà phối thanh điệu chiếm phần chủ đạo và căn bản. Các thuộc tính vật lý nh cao độ, trờng độ của âm tiết tiếng Việt đều đợc thể hiện tập trung ở đặc điểm và cách thức xuất hiện của thanh điệu. Chẳng hạn, các âm tiết mang thanh sắc, thanh ngang đợc phát âm ở âm vực cao còn các âm tiết mang thanh huyền, thanh nặng đợc phát âm ở âm vực thấp, nghĩa là thanh điệu là yếu tố cơ bản nhất tạo ra đặc điểm về cao độ của âm tiết. Còn trờng độ của âm tiết lại đợc qui định bởi kiểu kết thúc của chính âm tiết đó (ví dụ: âm tiết mở có thể đợc phát âm dài ra nhờ vai trò chủ đạo của vần mở còn âm tiết khép thì trờng độ gần nh cố định) mà kiểu cấu trúc của âm tiết lại chi phối đến sự xuất hiện của các thanh điệu (ví dụ: thanh ngang, thanh huyền không có khả năng xuất hiện trong âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh). Nh vậy, thanh điệu trở thành đối tợng trung tâm xem xét mặt âm điệu trong ngôn ngữ thơ. Đặc điểm và cách thức xuất hiện của thanh điệu là sự thể hiện tập trung nhất phẩm chất âm nhạc của thi phẩm. Thanh điệu đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sắc thái giai điệu trong bài thơ khi có một nội dung phù hợp. Nghiên cứu về tính nhạc trong thơ không thể không chú ý tới sự hoà phối thanh điệu.
Hoà phối thanh điệu là một khái niệm đợc nhắc tới nhiều và sử dụng quen thuộc trong nghiên cứu thơ ca. ở đây, chúng tôi xác định nội hàm của khái niệm này trong thế tơng quan với các yếu tố cùng cấp độ khác nh cách hiệp vần và tổ chức nhịp điệu. Theo nghĩa này, hoà phối thanh điệu có thể hiểu là cách tổ chức, phối hợp các đặc trng ngữ âm của thanh điệu theo một kiểu
nhất định nào đó trong câu thơ, đoạn thơ hay bài thơ cụ thể để tạo ra sự hài hoà về âm thanh. Tiếng Việt có hệ thống sáu thanh điệu, chia ra theo hai thế đối lập cơ bản là âm vực (cao - thấp) và âm điệu (bằng - trắc). Các thế đối lập này đợc tổ chức theo một cách thức nhất định nào đó để cộng hởng với ngữ nghĩa của từ ngữ tạo nên sắc thái giai điệu phù hợp với nội dung của thi phẩm, làm cho mối quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa càng thêm chặt chẽ.
Sự hoà phối thanh điệu trong thơ đợc tổ chức theo hai nguyên tắc cơ bản là tơng hoà và đối lập, trong đó "đối lập là nguyên tắc có vị trí vô cùng quan trọng chiếm phần chủ đạo và căn bản" [9, tr.133]. Sự đối lập ở đây có thể đợc hình thành từ nhiều phơng diện khác nhau của các thanh điệu trong tiếng Việt: đối lập về âm điệu (bằng - trắc) hoặc đối lập về âm vực (cao - thấp). Tuy nhiên, đối ứng theo thế bằng - trắc vẫn là kiểu mang tính truyền thống nhất, mang tính dân tộc nhất. Đó là "thói quen của việc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác, cũng mang tính tự lựa chọn của bản thân mỗi yếu tố ngôn ngữ trong nội bộ hệ thống. Mặt khác nữa, kiểu tơng xứng theo đối lập bằng trắc thờng đem đến cho thơ chất nhạc trữ tình vốn dễ đi sâu vào lòng ngời dễ nhớ dễ thuộc" [9, tr.138]. Mô hình câu thơ đờng luật, câu thơ lục bát đợc cấu trúc theo thế đối lập này.
Thơ mới đã cải tạo lại chất nhạc của thơ. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể sự hoà phối thanh điệu trong Thơ mới vẫn là sự phối hợp giữa hoà âm với nghịch âm, luân phiên bằng trắc vẫn là nguyên tắc tạo nhạc chính của thơ lãng mạn. Tính tơng xứng theo thế đối lập bằng trắc có thể bị phá vỡ ở một vài câu thơ mang tính cục bộ nhng nhìn chung "câu thơ mới vẫn giữ đúng nguyên tắc của sự đối thanh về bằng trắc theo qui luật hài hoà về thanh điệu trong tiếng Việt: dù câu thơ là hai hay ba tiết tấu, sự đối thanh giữa các tiết tấu đi liền nhau vẫn thực hiện đợc khiến cho câu thơ có âm hởng và nhịp điệu quen thuộc của ngôn ngữ thi ca dân tộc" [28, tr.319]. So với các tác giả trong phong trào Thơ mới, sự hoà phối thanh điệu trong thơ Bích Khê có những cách tân mới lạ.