Cấu trúc câu thơ

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 74 - 76)

Câu thơ là đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ và không bao giờ vắng mặt trong bất cứ hình thức hay thể thơ ca nào. Từ điển Bách khoa về các

khoa học ngôn ngữ đã nhận diện về câu thơ nh sau: "Một dãy âm tiết kế tiếp

nhau thì tạo thành một câu thơ. Khi mô hình âm luật kết thúc biểu thị bằng một chỗ ngắt âm luật thì đó là chỗ kết câu thơ. Cũng có khi nhờ vần mà biết đ- ợc câu thơ từ đâu đến đâu. Trên mặt chữ (của Pháp) ngời ta thờng đánh dấu câu thơ bằng cách chừa một khoảng trống ở lề phải trang giấy nhng nếu xác định câu thơ là một thực thể âm luật thì ngời ta không thể không nhận thấy rằng, một câu thơ trên mặt chữ có khi gồm hai hoặc nhiều câu thơ âm luật và ngợc lại" [dẫn theo 8, tr. 54].

Khác với câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng, câu trong ngôn ngữ thơ thờng đợc tổ chức một cách đặc biệt không tuân theo qui tắc bắt buộc. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi đó là "cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt ngời đọc phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ" [27, tr.23]. Nhà thơ có thể sử dụng các kiểu câu bất bình thờng nh đảo ngữ, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp... mà không làm ảnh hởng đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản. Ngợc lại, những cấu trúc đợc coi là phi lý về hình thức ngữ pháp, là cục bộ cá biệt đối với ngôn ngữ chung lắm khi lại đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thơ ca. Chẳng hạn, câu thơ sau đây của Xuân Diệu là một câu thơ có cấu trúc bất bình thờng: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá". Bằng việc đảo vị ngữ lên đầu, Xuân Diệu vừa tái hiện đợc hình ảnh của một thiên nhiên trong sáng thơ mộng vừa góp phần diễn tả thật tinh tế trạng thái tâm hồn chuyếnh choáng say, nghiêng đổ của tâm trạng. Nếu theo qui tắc ngữ

pháp chuẩn mực, câu thơ trên sẽ đợc kiến trúc lại là: "Trời xanh đổ ngọc qua

muôn lá". Rõ ràng, cấu trúc chuẩn mực của chủ nghĩa duy lý đã khiến cho

hình ảnh thơ trở nên quá cụ thể và vì vậy cũng làm mất luôn trạng thái chuyếnh choáng của tâm trạng mà cấu trúc bất qui tắc đã gợi lên. Nh vậy, sự "quái đản" về ngữ pháp của ngôn ngữ thơ ca giúp nhà thơ chuyển tải đợc những tầng lớp nghĩa phức tạp, tinh tế vô cùng của sự vật trong cái hữu hạn của câu chữ. Cấu trúc bất bình thờng của lời thơ đã đa đến cho ngời đọc các giá trị thông tin mới cao hơn, độc đáo hơn rất nhiều so với tổng số nghĩa của từ cộng lại.

Trong lịch sử văn học, cú pháp câu thơ cũng có sự vận động phát triển theo từng giai đoạn và từng loại hình thơ ca. Trong thơ cổ điển, câu thơ thờng có cú pháp độc lập, mỗi câu thơ là một đơn vị tơng đối hoàn chỉnh về ngữ nghĩa và ngữ pháp và thờng trùng khít với dòng thơ. Cùng với sự thay đổi về t duy thơ và quan niệm nghệ thuật, các nhà Thơ mới đã có những cách tân đáng ghi nhận so với thơ ca truyền thống về mọi phơng diện trong đó có câu thơ. Thơ lãng mạn đã "cải tạo lại câu thơ, giải phóng nó khỏi niêm luật, tạo dáng lại cho nó" [32, tr. 52]. Câu thơ lãng mạn là câu thơ thổ lộ giải bày, thờng mang cú pháp suy luận. Kết cấu câu thơ linh hoạt hơn nhờ thoát khỏi mô hình âm luật của câu thơ truyền thống. Sự đồng nhất khái niệm câu thơ và dòng thơ bị phá vỡ. Về cơ bản câu thơ của Thơ mới cũng trùng với dòng thơ nhng lại có nhiều trờng hợp một dòng thơ bao gồm nhiều câu thơ ngữ pháp hoặc ngợc lại nhiều dòng thơ chuyên chở một câu thơ ngữ pháp. Diện tích câu thơ (dòng thơ) đợc mở rộng (loại câu thơ 8 tiếng đợc sử dụng hết sức phổ biến và nhiều khi số lợng tiếng trong một câu có thể lên tới 9, 10, 11, 12 hoặc hơn nữa. Số l- ợng h từ và những từ có chức năng tạo nhạc tăng lên, nhịp ngắt cũng linh hoạt hơn.

Cú pháp trong thơ là một vấn đề rất phức tạp và còn nhiều bỏ ngỏ. Khảo sát cú pháp trong thơ Bích Khê, chúng tôi không có tham vọng mô tả một cách toàn diện mà chỉ xin đi vào một số kiểu cấu trúc câu thơ đặc sắc chứng tỏ một tinh thần đổi mới táo bạo.

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w