Khái niệm so sánh tu từ

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 86 - 87)

Khái niệm so sánh tu từ (còn có những tên gọi khác nh so sánh nghệ thuật, so sánh hình ảnh) đã đợc các nhà phong cách học nh Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Linh... đề cập đến. Tuy lời lẽ có khác nhau nh- ng nhìn chung cách hiểu là khá thống nhất. Chúng tôi xin dẫn ra đây định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc: "So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả

bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng" [22, tr.154].

ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:

- Yếu tố 1: Yếu tố đợc hoặc bị so sánh tuỳ theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực (YTĐ/BSS).

- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phơng diện so sánh (YTPDSS).

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH). - Yếu tố 4: Yếu tố đợc đa ra làm chuẩn để so sánh (YTSS).

Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm - cảm xúc và do cấu tạo đơn giản nên so sánh đợc dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt. So sánh đợc dùng cả trong khẩu ngữ, trong ngôn ngữ chính luận và trong ngôn ngữ văn chơng. Đặc biệt, thơ ca là thể loại khai thác tối đa hiệu quả của phép tu từ so sánh. Bởi "hình ảnh so sánh là một phơng thức biểu đạt không chỉ có tác dụng cụ thể hoá đối tợng mà quan trọng hơn nó còn thể hiện cách nhìn, cách hình dung riêng độc đáo của ngời nghệ sĩ về đối tợng. Chính vì thế so sánh là một trong những biện pháp giúp nhà thơ bộc lộ tính chủ quan một cách rõ nhất" [24, tr.124]. So sánh trong thơ, vì thế, trở thành một trong những phơng thức để biểu đạt một cách hình tợng nội dung cảm xúc, để thẩm mĩ hoá lời thơ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w